Tác giả - tác phẩm

"Chuyện phố" - một tự sự về đô thị đương đại

Thụy Phương 22/03/2024 15:22

Sau "Lạc giữa cõi người" (tiểu thuyết, 2016), "Bạn bè một thuở" (tiểu thuyết, 2017), "Cuộc cờ" (tiểu thuyết, 2018), "Chuyện làng" (tiểu thuyết, 2020), "Mùa rươi" (tiểu thuyết, 2020),... tác giả Phạm Quang Long tiếp tục cho ra mắt độc giả sáng tác mới mang tên "Chuyện phố".

PGS.TS Phạm Quang Long nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), nguyên Phó giám đốc ĐHQG Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội. Là người “đọc nhiều, quan sát rộng, nghĩ sâu sắc”, ông đã viết hàng chục vở kịch, trong đó nhiều vở đã được dàn dựng biểu diễn trên sân khấu, như: Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nợ non sông, Những khoảnh khắc Hồ Chí Minh...

bia-chuyen-pho.jpg

Tiểu thuyết Chuyện phố với dung lượng 450 trang, là cuốn tiểu thuyết mới nhất của Phạm Quang Long được Nxb Phụ nữ Việt Nam phát hành trên toàn quốc vào tháng 3/2024. Từ Chuyện làng đến Chuyện phố, Phạm Quang Long đem đến cho người đọc những kiến giải sâu sắc và gửi gắm triết lý nhân sinh độc đáo về “làng”, về “phố”, như chính ông đã từng chia sẻ trong “Lời bạt” của tiểu thuyết: “Hà Nội trong Chuyện phố là Hà Nội của những con người, những số phận ba chìm bảy nổi từ nhiều vùng miền xa Hà Nội trôi dạt đến, sau bao năm chiến tranh. Bao trùm trong tiểu thuyết vẫn là không khí náo nức của công cuộc xây dựng và kiến tạo xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nói đến thật tình là công cuộc mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân mình”.

Xoay quanh chuyện gia đình ông Mưu, Chuyện phố tái hiện cảnh quan sinh động về cuộc sống của một gia đình “gốc” Hà Nội ở nơi tản cư; đặc biệt là sau khi ông “dinh tê” về thành, gà trống nuôi con xoay xở qua hai cuộc chiến. Thái độ sống của ông Mưu - một nhà buôn chân chính, âm thầm biết trước biết sau mà lánh được những bão táp thời cuộc, rồi cả những mâu thuẫn, xung độ xuất phát từ những hằn học và mưu toan giữa các con ông khiến cho tảng văn hoá truyền thống gia đình ngày một rạn nứt,... tất cả những điều đó đã tạo ra những nút thắt tự sự, đồng thời khiến điểm nhìn về “Phố”, về “Hà Nội” trong tác phẩm của Phạm Quang Long trở nên mới lạ và bao trọn nhiều lớp nghĩa hàm ẩn.

Nhân dịp ra mắt cuốn sách, vào lúc 14h ngày 25/3, Nxb Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội).

Tọa đàm có sự góp mặt của GS.TS Trần Nho Thìn, PGS.TS La Khắc Hòa, PGS. TS Trần Văn Toàn, PGS.TS Phạm Thành Hưng, nhà nghiên cứu Trần Hinh, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, TS. Trần Ngọc Hiếu và đông đảo các học giả, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,... Từ những góc nhìn đa dạng cùng những kiến giải độc đáo về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Phạm Quang Long, tọa đàm hứa hẹn mở ra cơ hội giải mã bức tranh đô thị đa chiều kích được tác giả tái hiện trong tác phẩm./.

Bài liên quan
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
(0) Bình luận
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
  • “Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Dấu ấn tuổi thơ Bác Hồ qua trang viết của nhà văn Sơn Tùng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản lần thứ ba tác phẩm "Bông sen vàng" của nhà văn Sơn Tùng – một trong những cuốn sách tiêu biểu viết về thời niên thiếu của Bác.
  • Ra mắt cuốn sách “Việt Nam – Ăn mặc thong dong”
    Công ty cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) phối hợp với Nhà Xuất bản Lao động vừa cho ra mắt độc giả cuốn sách “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng. Tác phẩm thuộc Tủ sách Văn hóa Việt giới thiệu những nét đặc trưng và độc đáo trong văn hóa ăn mặc của các dân tộc Việt Nam.
  • PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
    PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội, người sáng lập và chỉ huy Dàn hợp xướng Hanoi Harmony đã qua đời vào sáng 6/5 tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày. Ông hưởng thọ 84 tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
"Chuyện phố" - một tự sự về đô thị đương đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO