Lý luận - phê bình

Nguyễn Chính và những trăn trở “nắng đã qua thu”

Nhà thơ Quang Hà 08:06 26/05/2025

“Nắng đã qua thu” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Chính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành đầu năm 2025, với lời giới thiệu trang trọng, hấp dẫn của nhà thơ Đặng Huy Giang.

nang-da-qua-thu.jpg

Tập thơ gồm 2 phần “Con đường” (36 bài) và “Dòng sông” (35 bài) được kết nối chặt chẽ, tạo nên sự tác động qua lại, bổ sung và nâng đỡ nhau trong mạch cảm xúc và tư tưởng xuyên suốt. Trải dài 71 bài thơ là một Nguyễn Chính thi nhân nổi bật với những trăn trở tâm cảm không thể kìm nén của một cựu chiến binh từng trải cuộc đời quân ngũ, gợi cho người đọc những liên tưởng và suy cảm sâu lắng. Đó là những trăn trở về tình người và tình yêu quê hương, đất nước, về giá trị văn hóa và giá trị người cần nâng niu trân trọng giữ gìn và bảo trì trước những đổi thay của thời cuộc khi dân tộc ta bước vào thời kỳ hội nhập.

Một chiều cuối năm 2023, trong tiết trời giá lạnh, sau khi pha ấm trà hoa cúc “Nước một màu óng ánh như tơ”, trong “Dìu dịu một giấc mơ hoa”, Nguyễn Chính bỗng nghe văng vẳng bên tai tiếng “cúc gọi/ vỡ oà/ thu xưa”. Đó là tiếng gọi của “Nguyên hoa” - nguyên hồn hoa cúc, cũng là tiếng gọi của hồn thu đọng lắng trong tâm thức của thi nhân đa cảm đa tình. Cảm thức mùa thu ấy đã mang đến cho Nguyễn Chính một ý thơ đầy ý vị, để rồi một năm sau, mùa thu 2024, bài thơ “Thu qua” ra đời:

Thu qua đã quá nửa rồi
Phau phau tóc bạc thương hồi tóc xanh

Tóc xanh… lại thấy thương anh
Còn đâu cái thuở yến oanh bên đình

Con tim đập bất thình lình
Lá vàng xào xạc thương mình như cây.

Từ “Nguyên hoa” tiếng gọi lay thức tâm hồn của cúc, đến “Thu qua” với “Phau phau tóc bạc thương hồi tóc xanh” và “Còn đâu cái thuở yến oanh bên đình”, là sự vận động nối tiếp của tâm thức, tâm cảm, tâm tình để thấu nhận “Lá vàng xào xạc thương mình như cây”.

Phải chăng cái nỗi “thương mình như cây” ấy đã khởi phát trong tâm hồn nhà thơ những trăn trở khôn nguôi về cuộc đời, rộng hơn là về cõi người, những cái trôi qua, vụt biến, tưởng như không thể níu giữ? Tôi đồ rằng, “Nắng đã qua thu” của Nguyễn Chính là sự trăn trở của ông về cái nắng đó. Lẽ nào cái nắng trong sáng, dịu dàng, thuần khiết “Sáng mát trong như sáng năm xưa/ Gió thổi mùa thu hương cốm mới” (Nguyễn Đình Thi), lại có thể dễ dàng bị thời gian phũ phàng bào mòn và mai một trong lòng người?

Muốn giữ lại cái nắng thu đó, con người cần một điểm tựa xác định, một điểm trụ vững vàng, chứ không thể ở trong trạng thái “bồng bềnh”, “bông bênh” không có chỗ để bấu víu: “Lẫn vào mây trắng bồng bềnh/ Bồng bềnh lại thấy bông bênh đêm ngày/ Vội vàng dang rộng hai tay/ Nào đâu trời đất? Vẫn mây bồng bềnh!”. Và cũng không khác gì con người ở trạng thái: “Chơi vơi/ hứng/ hạt/ mưa rơi”, trong hoàn cảnh “Giọt gianh/ nào thấy/ giữa trời/ xòe tay”, thì chắc chắn sẽ “Nắm sao/ được/ hạt/ mưa bay”, tất yếu dẫn đến kết cục là “Cứ tan/ tác/ vỡ / những ngày/ đã qua”. Đây là trăn trở tích cực gợi mở cho người đương thời và thế hệ mai sau làm thế nào để cái nắng thu ấy, để “những ngày đã qua” một quá vãng hào hùng và bi tráng ấy tồn tại trong kho báu tinh thần dân tộc, không bị “vỡ” và “tan tác” như “hạt mưa bay” giữa trời.

“Xuân trên cao tốc” là nỗi lòng Nguyễn Chính với câu kết mở ra một trường cảm xúc đầy ấn tượng:

Nỗi lòng ai đấy mấy mươi năm
Còn được gặp nhau lính Trường Sơn
Ba lô, cây gậy thêm thương nhớ
Nước bốn ngàn năm trên đôi chân.

Đó là đôi chân Phù Đổng, đôi chân Hai Bà Trưng, đôi chân “Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào Cửa Bắc/ Hưng Đạo Vương dìm quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng - Chế Lan Viên” và đôi chân anh Giải phóng quân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước “Anh đi xuôi ngược tung hoành/ Bước dài như gió lay thành chuyển non - Tố Hữu”. Nguyễn Chính trăn trở về đôi chân ấy, đôi chân vạn dặm “chân cứng đá mềm” lập nên biết bao kỳ tích trong lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc liệu sẽ tiếp tục được giữ vững và phát triển lên tầm cao mới như thế nào trong thời đại mới, giữa một thế giới đầy biến động và bất trắc khôn lường. “Nước bốn ngàn năm trên đôi chân” vừa là sự khẳng định đối với quá khứ, vừa là một đòi hỏi đối với tương lai, đồng thời cũng là mong muốn và hy vọng của các thế hệ đi trước dành cho các thế hệ đến sau.

Trong “Chiến tranh chưa phai”, Nguyễn Chính như nhập thân vào “áo màu cỏ úa” của “Người đi mang cả đất trời/ Để người ở lại giữ lời - sao đang?”. Đến ngày chiến thắng, “Người đi đi mãi… đời trai” để người ở lại “Áo màu cỏ úa đường dài còn mang…”. Đó là nỗi đau của “Chiến tranh chưa phai”, sự mất mát không gì có thể bù đắp nổi. Trước mất mát đó, từ đáy lòng mình, Nguyễn Chính bật lên một câu hỏi nghẹn lòng:

Hôm nay cờ đỏ sao vàng
Bay tràn ngập phố ngút ngàn tháng Tư
Áo màu cỏ úa trầm tư
Màu cờ đỏ ấy đỏ từ máu ai?.

Sự trăn trở về “Màu cờ đỏ ấy” nhắc nhở chúng ta phải luôn trân trọng, biết ơn trước những hy sinh xương máu vì độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của lớp lớp cha anh trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

“Bóng người thân” là niềm trăn trở của Nguyễn Chính trước sự thay đổi đến chóng mặt của làng quê trong thời mở cửa:

Có một làng quê rợp bóng
Ngày ngày như đón tôi về
Lặng thầm mẹ tôi ra đón
Con trai đừng có vấp chân!.

Bây giờ trở về làng, thì những cái thân thương nhất đã không còn:

Giờ về bâng khuâng lối xóm
Nâu trầm đã phủ bê tông
Mẹ tôi cũng không còn nữa
Cả tre và bóng người thân!

Một khi “bóng người thân” không còn thì hồn cốt làng cũng dường như tan biến. Đó là một cảnh tỉnh về văn hóa tâm linh mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Thơ Nguyễn Chính thiên về chiều sâu nội dung hơn là hình thức, nhất là trong thể thơ tự do, ông không quá câu nệ vào vần luật hay nhịp điệu. Tuy nhiên, ông biết thổi hồn vào những từ ngữ dân dã, quê kiểng, đưa chúng vào những tứ thơ giàu cảm xúc, đúng như Pautopxki đã từng nói: “Các nhà thơ đã làm cho những chữ khô giòn, xơ xác tỏa hương”. Chính vì vậy “Nắng đã qua thu” có sức gợi mở mạnh mẽ, khơi dậy trong người đọc những liên tưởng và cảm nhận sâu xa ở phần hồn của ý thơ và tình thơ. Như trong bài thơ “An ủi”, ông viết:

Hỡi ôi thập loại chúng sinh
Thơ mình đâu dễ là mình được đâu
Viết về nhau, viết cho nhau
Bạn bè thích một đôi câu là mừng.

Với những trăn trở sâu sắc về tình người và tính nhân văn, tôi tin chắc chắn “Nắng đã qua thu” của Nguyễn Chính sẽ nhận được sự đồng cảm và chia sẻ từ nhiều bạn đọc./.

Bài liên quan
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngai vua triều Nguyễn bị phá hoại: Cục Di sản Văn hóa đề nghị kiểm tra, đánh giá và bảo vệ Bảo vật Quốc gia
    Sau khi nam du khách lẻn vào phá hỏng Bảo vật Quốc gia Ngai vua triều Nguyễn trong điện Thái Hòa, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chỉ đạo và yêu cầu Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế báo cáo.
  • Mùa về trên tay mẹ
    Kề má vào bàn tay mẹ, lòng tôi nghẹn ngào xót xa khi thấy từng vệt chai sần trên những đường nhăn chằng chịt nứt nẻ tựa trái na khô. Đôi tay mẹ bây giờ không còn khỏe, lập cập lẫn run run như buổi chiều hôm mòn vẹt vì nắng gió. Những mùa màng xưa cũ , những vệt trầm thăng đã quá nửa đời người lần lượt hiện lên trên đôi tay mẹ. Và ký ức tôi lại sụt sùi nhẩm đếm. Dẫu bốn mùa xuân - hạ - thu - đông đã neo sẵn vào đất trời nhưng mùa của mẹ còn ngổn ngang nhiều hơn cả thế.
  • “Kì công diệu nghệ”: Hé lộ những phát minh kỹ thuật của người Việt trước thế kỷ XX
    Wings Books – thương hiệu sách trẻ của Nhà xuất bản Kim Đồng vừa chính thức ra mắt ấn phẩm “Kì công diệu nghệ – Một số kĩ thuật và công nghệ trên dải đất hình chữ S trước thế kỷ XX”. Cuốn sách mang đến một góc nhìn tổng quát về những sáng tạo đáng tự hào của người Việt xưa, trong nỗ lực khơi dậy tinh thần dân tộc và truyền cảm hứng nghiên cứu khoa học công nghệ cho bạn đọc trẻ hiện nay.
  • Thủ tướng yêu cầu báo chí quyết liệt vào cuộc ngăn chặn, đẩy lùi gian lận thương mại, hàng giả
    “Các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường đưa tin về những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…; phê phán, lên án những hành vi tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hậu quả” – đây là nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 24/5/2025.
  • Nam du khách lẻn vào khu vực cấm, quậy phá hỏng Bảo vật Quốc gia Ngai vua triều Nguyễn
    Một du khách vào tham quan Đại nội Huế đã la hét vượt rào chắn ngồi lên Ngai vua triều Nguyễn ở điện Thái Hòa (Đại nội Huế) gây hư hỏng Bảo vật Quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Nguyễn Chính và những trăn trở “nắng đã qua thu”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO