Check in Hà Nội

Mộ danh nhân văn hoá Đoàn Thị Điểm (Tây Hồ)

Sơn Dương (t/h) 14:00 08/04/2023

Mộ danh nhân văn hoá Đoàn Thị Điểm, xưa kia còn có tên gọi là mộ Phủ Bà. Tên thường gọi hiện nay mộ bà Đoàn Thị Điểm. Mộ bà Đoàn Thị Điểm nằm ở làng Xù, thuộc tổ 43, cụm 7, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Đoàn Thị Điểm, biệt hiệu là Hồng Hà nữ sĩ. Bà con ông Đoàn Doãn Nghi. Từ nhỏ bà đã nổi tiếng hay chữ và có tài đối đáp. Trong kho tàng truyện dân gian Thăng Long còn để lại nhiều giai thoại minh chứng tài đối đáp thông minh, hóm hỉnh của bà qua các cuộc tiếp xúc với xứ Tầu, Trạng Quỳnh, Đặng Trần Côn...

Không những có tài mà bà còn là người “Dung sắc kiều lệ, cử chỉ đoan trang, lời nói hoa văn, hành vi lịch thiệp”. Đồng thời bà cũng là người nội trợ tài hoa. Một hôm có bạn thơ ra câu đối:

“Bạch xà đương đạo, quý bát kiếm nhi trảm chỉ”

Nghĩa là: Rắn trắng cản đường, quý tuốt gươm ra chém. Bà không cần suy nghĩ liền đối ngay:

“Hoàng long phụ chu, vũ ngưỡng thiên chí thán viết” Nghĩa là: Rồng vàng đội thuyền, vũ ngửa mặt mà than.

Mọi người phải khen phục tài bà Điểm.

Về văn học, ngoài bản dịch “Chinh phụ ngâm” có giá trị nổi tiếng, bà còn viết cuốn “Tục truyền kỳ” trong đó có 6 cuốn truyện:

1. Bích câu kỳ ngộ (truyện Tú Uyên gặp tiên)

2. Hà khẩu linh từ (truyện vi thần dáng thế)

3. Hoàng sơn tiên cực (cuộc cờ tiên ở Hoành Sơn)

4. Vân cát thần nữ (truyện về bà Liễu Hạnh)

5. Nghĩa khuyển dưỡng miêu (con chó nuôi con mèo)

6. An ấp liệt nữ (truyện người liệt nữ ở An ấp)

Qua liệu, chúng còn được đọc tác phẩm của Đoàn Thị Điểm viết về những cảnh tượng làm ăn cày cấy và lễ hội làng quê ngày ấy. Hiện nay tại Viện nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ được một số sách của bà.
Những bài thơ phú của bà với chồng là tiến sĩ Nguyễn Kiều. Nhiều nhà thơ nổi tiếng lúc đó thường có thư trao đổi với bà. Gia phả họ ở Đoàn Hiến Phạm có ghi: Nhiều thơ của bà Điểm được họ Nguyễn ở Tiên Điền lưu giữ.

Bà đã làm vẻ vang cho nền thơ ca Việt Nam, đồng thời cũng là tấm gương sáng về người phụ nữ trung hậu đảm đang. Nói đến Đoàn Thị Điểm không thể không nói đến dịch giả cuốn “Chinh phụ ngâm”. Với nghệ thuật diễn dịch của bà đã đưa tác phẩm đến đỉnh điểm của thơ ca trữ tình (thế kỷ XVIII), là tinh hoa của sản phẩm văn hoá tinh thần chiếm vị trí đặc biệt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.

Việc gìn giữ, bảo vệ ngôi mộ bà Đoàn Thị Điểm là thể hiện sự trân trọng đối với danh nhân văn hoá, hợp với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Mộ danh nhân văn hoá Đoàn Thị Điểm đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá năm 2002./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Đình Cống Xuyên
    Đình Cống Xuyên (xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, Hà Nội) là một công trình kiến trúc cổ bề thế, khang trang có tiếng trong vùng. Đầu thế kỷ XIX, làng Cống Xuyên có tên là Trương Xuyên, thuộc tổng Đông Cứu, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Mộ danh nhân văn hoá Đoàn Thị Điểm (Tây Hồ)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO