Đoàn Doãn Nghi

Đoàn Lệnh Khương – nữ học sư
Nói về những người dạy học có tiếng của Hà Nội thời phong kiến, người ta thường nghĩ đến Chu Văn An, Nguyễn Siêu, Trần Huy Tích... Nhưng vào cuối thế kỷ XVIII ở Thăng Long có một nhà giáo rất nổi tiếng mà lại là phụ nữ. Đó là bà Đoàn Lệnh Khương. Bà sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm nghề giáo dục: ông nội, cha và cô ruột đều là những nhà giáo đức độ, nhiều người biết tiếng. Ông nội bà là Đoàn Doãn Nghi đậu Hương cống nhưng không đi làm quan mà chỉ chuyên dạy học. Khi thì ngồi dạy học tại kinh đô Thăng Long, khi thì được mời đi dạy ở tứ trấn. Những năm cuối đời, ông Nghi về dạy tại Lạc Viên (nay thuộc thành phố Hải Phòng) và mất tại đó năm Kỷ Dậu (1729)...
  • Đoàn Thị Điểm – Nữ Học sĩ tài danh
    Đoàn Thị Điểm, tên tự là Hồng Hà, có sách ghi là Hồng Hà nữ tử, Hồng Hà nữ sĩ hoặc Hồng Hà phu nhân, biệt hiệu Ban Tang (?), sinh năm Ất Dậu (1705), quê làng Hiến Phạm (sau đổi thành Giai Phạm), huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tổ tiên Đoàn Thị Điểm vốn họ Lê, đến đời cha bà là Đoàn Doãn Nghi, đi thi Hội không đỗ mới quyết định đổi sang họ Đoàn. Đoàn Doãn Nghi thi đỗ Hương cống, làm quan đến chức Điển bạ. Mẹ bà là bà Võ thị (con ông Thái lĩnh bá họ Võ, ngụ ở phường Hà Khẩu, Thăng Long - nay là phố Hàng Bạc, Hà Nội), vợ kế ông Nghi. Anh trai bà là Đoàn Doãn Luân, đỗ Giải nguyên trường thi Kinh Bắc, nhưng không làm quan ở nhà dạy học.
  • Mộ danh nhân văn hoá Đoàn Thị Điểm (Tây Hồ)
    Mộ danh nhân văn hoá Đoàn Thị Điểm, xưa kia còn có tên gọi là mộ Phủ Bà. Tên thường gọi hiện nay mộ bà Đoàn Thị Điểm. Mộ bà Đoàn Thị Điểm nằm ở làng Xù, thuộc tổ 43, cụm 7, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO