Tản văn

Hương sen đầu hạ

Tản văn của Hoàng Công Danh 09:58 27/06/2023

Làng tôi có một đầm sen, cứ tới đầu mùa hạ hoa lại bung nở hồng. Trời miền Trung buổi ấy cũng bắt đầu chói chang oi ả, nhưng màu hồng của sen, lạ thay, lại có thể làm dịu đi cái khắc nghiệt bao đời của xứ sở.

van-hoa-tan-huong-tra-sen-tay-ho-cach-pha-tra-uop-hoa-sen.jpg

Vạt đầm vốn trước đây là ruộng lúa, quanh năm nước ngập bùn lầy, chân lội xuống bùn ngập ngang đầu gối, phải cấy mạ chứ không gieo thẳng được. Người xưa bảo "ruộng sâu trâu nái" là tốt, nhưng theo cách làm nông cơ giới bây giờ thì ruộng lầy máy móc không thể xuống được. Thế là người ta bỏ lúa, trồng sen nông sản. Vẫn là việc nhà nông nhưng xem ra trồng sen nhàn nhã hơn và phong vị hơn. Kỳ thu hoạch, người ta ngồi trên cái ghe tre chống đi giữa hồ rồi vặt những đài sen mang về bóc lấy hạt.

Sen giữa đồng quê làm cho cảnh sắc thi vị và tạo ra thú chơi tao nhã cho những "người ham chơi". Người bạn ham chơi của tôi là Trần Thế Vĩnh, họa sĩ vẽ chân dung có tiếng, thường đi về và vẽ ở cả hai mảnh đất Sài Gòn và quê nhà. Một buổi chiều vừa về làng, Vĩnh rủ tôi đi làm trà sen. Món ấy tôi đã nghe nhiều, cũng đã được thưởng thức không ít lần, nhưng làm trà sen hẳn nó phải có quy trình công nghệ gì đó chứ. Vĩnh nói trà sen đơn giản chỉ là bỏ trà vào sen, thế thôi.

760836.jpg

Hoàng hôn, chúng tôi mang theo trà ra đồng. Những búp sen cuối ngày khum cánh, chỉ chừa lại một khoảng hở. Dùng tay nhẹ nhàng mở cánh sen đặt một nhúm trà vào, xong dùng dây chuối khô buộc đầu búp sen lại để giữ trà và đánh dấu. Qua một đêm, trà được ủ trong búp, thấm hương nhụy sen.

Tờ mờ sáng hôm sau, chúng tôi xách theo phích nước sôi và mấy món trà cụ bằng gốm mộc tới chỗ bàu sen. Trà cụ cũng không phải nguyên bộ mà được ghép lại, ấm và cốc khác nhau, chỉ có tương đồng màu sắc. Thế nhưng chính sự lắp ghép ấy hóa ra lại hay hay, như kiểu những con người không cần giống nhau như đúc, chỉ hợp nhau ở một điểm nào đó là thành bạn, thậm chí bạn tri kỉ. Nhìn bộ trà cụ mà nghĩ đến những mối quan hệ xã hội: vợ chồng, bạn hữu, cấp trên cấp dưới,... đừng bao giờ đòi hỏi sự cầu toàn, thế mới dễ sống.

Chọn một chỗ ngồi ngay bên đầm. Khi ấy mặt trời chưa lên, chỉ một ít ánh nắng ửng dần ở phía Đông, đủ để nhìn thấy những hơi sương bám trên cánh sen, và những giọt sương tròn lớn hơn còn đọng lại giữa tâm chiếc lá sen xòe ngửa.

tra-sen-tay-ho-dac-san-tra-viet-lam-qua-tang-sep-va-khach-nuoc-ngoai-3.jpg

Đầm sen rộng, qua một đêm thì búp sen đã nhú lên rất nhiều. Phải mất một lúc chúng tôi mới tìm ra hết những búp sen chứa trà được đánh dấu bằng chạc dây chuối. Ngắt những búp sen mang vào, lột dây chuối, cánh sen lập tức bung xòe để lộ ra một nhúm trà thấm sương đêm âm ẩm. Cho trà vào ấm cùng một ít tua rua sen. Rót nước sôi vào hãm, hương trà thơm bừng lên.

Chúng tôi ngồi giữa đồng làng, uống trà buổi bình minh, tận hưởng sự yên tĩnh của một buổi sớm mai trong lành. Bạn tôi vừa từ một chốn xô bồ trở về nên cảm nhận không gian thanh bình sâu hơn. Vừa thưởng trà, chúng tôi vừa kể cho nhau nghe những câu chuyện ngày dài. Có khi là chuyện uống trà đâu đó. Như có lần sư thầy ở một ngôi chùa từng nói say mê chuyện ướp trà. Rằng sau nương chùa có một hồ sen, buổi chiều khi sen còn he hé thì thầy thả vào nhụy một nhúm trà sao. Buổi tối sen chụm cánh, bọc lấy cái nhúm trà sao. Qua một đêm sương, trà sao hút hương vị từ nhụy sen rồi ngấm dần. Sáng ra khẽ tay tách từng cánh sen là thu được một nhúm trà ủ vị sen thơm ngát. Rồi thầy dạy: Hoa cũng như người, vẻ ngoài dẫu thanh cao hay hèn mạt thì trong lòng vẫn có hương thơm, chỉ cần khéo một chút là ta nhận được niềm vui từ lòng nhau. Chuyện đơn giản thế nhưng lại như một triết lý sống, một bài học làm người từ chuyện ướp trà sen.

Bên chén trà giữa đồng làng, thỉnh thoảng chúng tôi được nghe tiếng cá quẫy. Trước đây nước ruộng là môi sinh tốt cho nhiều loại cá đồng sinh sống. Rồi do lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hóa học nên cá đồng ngoi ngóp, ít ỏi dần. Từ khi trồng sen, môi sinh được cải tạo vì chẳng cần phân thuốc gì. Sen đã giúp người nông dân tận dụng những vùng đất khó canh tác, làm hồi sinh cả một cánh đồng sẵn đầy cá cua tôm tép. Sen cũng giúp khung cảnh quê nhà nhuận sắc hơn, và có thêm nơi chốn cho những ai muốn hưởng chút hương đồng gió nội.

Bài liên quan
  • Một ly tỉnh & nhớ
    Người ta có muôn vàn cách để quên một điều gì đó nhưng để nhớ về kỷ niệm thì lại chẳng có nhiều. Tôi hay chọn buổi sáng thứ Bảy trong tuần để được thư thả về phố núi quê hương, ngồi đợi giọt đắng của đất đai, mưa nắng điểm từng nhịp xuống chiếc ly sứ như đợi thời gian mở cánh cửa diệu kì của mình.
(0) Bình luận
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Thắp lên cánh đồng mùa xuân
    Ngày Tết, tôi có hứng thú đi tìm miền cỏ nước. Từ thuở bé đến bây giờ vẫn nguyên một mong ước giản dị mà xa xôi ấy. Ví von một chút là được vị thần thiêng liêng của Tết năm đó mừng tuổi cho một hình sắc cánh đồng vào xuân. Ngẫm thế, chợt thấy nếu được trải mình vào cánh đồng đang dâng lên tràn chảy sắc xuân ấy, thật sẽ là một món quà trang trọng, lịch lãm và cải biến diệu kỳ.
  • Nhớ miền tết xưa
    Hương xuân chạm vào cánh cửa thời gian, phố dài lên áo mới cũng là lúc đông rời đi chẳng bỏ quên gót mùa. Trong tiếng cựa mình của chồi non, xuân hòa cùng vào nỗi nhớ, dư âm Tết xưa cất gọi yêu thương. Tôi là đứa trẻ rất thích Tết, thích không khí chộn rộn, tất bật vui tươi những ngày cận Tết. Mùi Tết, hương vị Tết cứ len lỏi vào trong lòng tôi suốt những năm tháng tuổi thơ.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Hương sen đầu hạ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO