Tản văn

Một ly tỉnh & nhớ

Tản văn của Bùi Việt Phương 14:28 29/05/2023

Người ta có muôn vàn cách để quên một điều gì đó nhưng để nhớ về kỷ niệm thì lại chẳng có nhiều. Tôi hay chọn buổi sáng thứ Bảy trong tuần để được thư thả về phố núi quê hương, ngồi đợi giọt đắng của đất đai, mưa nắng điểm từng nhịp xuống chiếc ly sứ như đợi thời gian mở cánh cửa diệu kì của mình.

ca-phe-crop-1620637543553.png

Thực ra, ngày xưa, tôi ghét cái vị đắng của cà phê lắm. Tôi thường nghĩ, thứ đồ uống đã ít, lại đặc sánh kia chỉ thuộc về những người già đi tìm sự rầu rĩ trong đắng đót. Ly cà phê nâu hay ly cà phê đen đều như thứ “ao tù nước đọng”, giam hãm tâm hồn con người ta, khiến cho những đôi mắt, những nụ cười cũng héo hon đi cùng với nó.

Một ngày, tôi đọc được một bài viết về không gian văn hóa của ẩm thực. Tác giả có nêu ra một định đề: Cần xây dựng một không gian văn hóa gắn với thứ đồ uống này. Cà phê đã có mặt ở miền Nam từ lâu và xuất hiện ở Bắc chắc vào những năm 30 của thế kỉ trước khi có tuyến xe lửa Bắc - Nam vậy mà chưa có một không gian văn hóa cho cà phê, một thứ văn hóa cà phê thực sự.

Thời gian cứ thế trôi đi, ai cũng có một hành trình riêng cho mình với những cái đích, những cú bứt tốc rồi mệt nhoài, tức thở. Khi người này đang mải miết thì người kia lại đã đứng lại, kiệt sức, mệt mỏi, tìm tới quán vắng, góc xưa, một lối về hoa cỏ, một mái hiên mát rượi… để phục sức cho tâm hồn mình. Mùa xuân, tôi về trong màu trắng của hoa cà phê. Khi lên gác, mở cái cóng gỗ, tôi còn thấy một mùi hương thơm đậm đà của mùa cũ. Một thứ cây kỳ lạ, dáng thanh tao, một thứ quả đỏ ối chỉ có vỏ và hạt, một thứ hạt khi đã xay nhỏ như bột, lắng qua những cái lỗ phin li ti lại toát lên một mùi hương đặc trưng từ bên kia bờ đại dương… Cà phê là thế, cứ âm thầm rồi đến khi thăng hoa, dẫn lối cho ta về ký ức lúc nào đâu có hay…

Mỗi lần nâng ly, dù ở trên phố núi chiều vắng hay một sáng bên phố, trong khách sạn sang trọng… tôi đều nhận ra mùi hương viễn xứ ấy. Từ châu Âu, cà phê đến các đồn điền xứ Đông Dương, đi suốt thế kỷ, cà phê khắc sâu vào ký ức bao chàng trai từ bỏ giấc mộng làm viên chức cho chính phủ bảo hộ để lên chiến khu tham gia kháng chiến. Khi kháng chiến thành công, giành lại giang sơn nước Việt, họ lại là những người gieo trồng, chăm bẵm những vườn, những rẫy cà phê dọc từ Tây Nguyên đến Tây Bắc. Mùi thơm, vị đắng ngọt mở ra một không gian, một kiểu sống chậm, nghĩ lắng để tạo nên sự hài hòa, cân đối cho cuộc sống con người hôm nay. Dường như, những gì đã qua, những chuyện vui buồn, trong hương đậm đà ấy đều đã lắng kết. Và, bao điều hôm nay vừa mới tinh khôi sẽ được hương ấp ủ, ướp bằng thứ dư vị đặc biệt của mình để mai sau trở thành kỉ niệm.

Có người nói với tôi rằng, đời người được tính bằng những giọt lắng và chậm, bằng những ngụm ngẫm ngợi và thăng hoa bằng một đêm mất ngủ. Tôi không nghĩ nhiều đến thế, tôi chỉ hiểu một cách đơn giản là bên chiếc ly cà phê ấy tôi luôn có những người bạn. Dù có lúc về phố núi tìm họ nhưng họ đều đi vắng thì tôi vẫn cứ ngồi đây bên chiếc ghế dài, nghe một bài hát bằng chất giọng núi rừng khỏe khoắn như từng thớ gỗ và cảm nhận một sự đầm ấm.

Nếu rượu làm người ta say và quên thì cà phê lại là chất men khiến người ta tỉnh và nhớ. Ly cà phê có khi bỏ dở, có khi được uống cạn đến giọt cuối cùng nhưng đều đọng trên môi, lắng trong tâm hồn mỗi người như một phép màu mà nắng mưa, buồn vui, bận rộn của cuộc sống này cũng không thể phôi pha.../.

Bài liên quan
  • Ký ức tháng Năm
    Tháng Năm, ký ức lại ùa về bên những hàng cây phượng đỏ, tiếng ve râm ran gọi nắng hè. Tháng năm những cơn mưa đầu mùa chợt nắng, chợt mưa đỏng đảnh như cô gái dậy thì. Tháng năm hết bụi phấn trên vạt áo thầy cô, chia tay học trò cuối cấp để ngôi trường lại đìu hiu, lặng lẽ.
(0) Bình luận
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Có phải em, mùa thu…
    Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Một ly tỉnh & nhớ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO