Tản văn

Xuân về chợt nhớ rừng mơ

Tản văn của Đinh Tiến Hải 05:00 14/03/2023

Tôi trở về thung lũng Tuyết Sơn khi mùa chớm đông sang, con đò tròng trành như dỗi hờn thương nhớ rồi lại lướt đi êm ả bên dòng suối trong veo. Làng quê đẹp và bình yên như một bức tranh.

rung-mo.jpg

Dọc con suối, những bông hoa súng đang vào mùa nở rộ tỏa hương thơm thoang thoảng. Mùa này chưa có khách trẩy hội chùa Hương nên những con đò nằm gác mái trên bến như mê ngủ. Làng tôi là cả một quần thể núi non, sông suối, chùa chiền, hang động đẹp như cổ tích. Nằm quanh dãy núi đá vôi là những rừng mơ cổ càng làm cho cảnh sắc thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa tôn nghiêm.

Tuổi thơ, tôi thường theo chân bà vào thung lũng Tuyết Sơn. Xưa, cứ vào dịp tháng Mười là cả rừng hoa mơ nở trắng trời Hương Tích. Bà tôi thường giúp việc cho nhà chùa vào những ngày mồng một và ngày rằm. Trong lúc bà quét dọn sân chùa, nhổ cỏ, đèn hương thì tôi thường lẻn ra sau chùa và ngắm hoa mơ nở. Từng chùm hoa trong trẻo, tinh khôi lấp lóa trong nắng, trong sương, nở rộ trên những thân cây xù xì, rêu mốc. Đứng giữa rừng mơ cổ, tôi như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Đã có lần tôi nghe sư trụ trì giới thiệu với khách thập phương về vãn cảnh nhà chùa rằng: “Mơ ở đây có tên chữ là “mai”, người dân ở đây cũng quen gọi là mai núi đá, nó là một trong những giống cây thuộc họ mận, đào và thường ra hoa hai lần trong một năm nên các nhà sư ở đây gọi nó là nhị độ mai. Nó nở lần thứ nhất khi mùa đông giá buốt và nở lần thứ hai là vào khoảng trung tuần tháng Một rồi bắt đầu kết trái non.”
Nhà tôi có một vạt đồi trong thung, chẳng biết những cây mơ cổ ông bà tôi trồng tự lúc nào, chỉ biết khi mùa đông rét đậm thì mơ bắt đầu trổ hoa mang một vẻ đẹp và sức hấp dẫn kỳ diệu và khi mùa xuân về trong mưa phùn lất phất, trong bảng lảng khói sương thì mơ lớn nhanh từng ngày. Mơ quê tôi quả to, cùi dày và hạt thường rất nhỏ. Có lẽ ở vùng núi đá thổ nhưỡng, khí hậu tốt lại nằm trong lòng thung lũng quanh năm nước chảy nên mơ ở đây có vị thơm dịu, chua thanh và mọng nước. Cứ vào độ tháng Ba, khi khách thập phương trẩy hội chùa Hương đông nhất cũng là lúc mơ núi bắt đầu chín vàng. Bà cho tôi xuống đò đi vào thung xem người dân hái mơ, những quả mơ núi chấm son sai lúc lỉu được cho vào những chiếc gùi mây đã lên màu bồ hóng, bà gọi những chùm mơ này là thanh mai mơ. Chiều muộn, tôi giúp bà cõng mơ thanh mai xuống đò trong không khí linh thiêng của lễ hội, trong sông suối bao la của núi rừng, thiên nhiên vạn vật.

Mơ núi sau khi lấy về được bà chọn ra những quả to ngon nhất để làm quà biếu và gửi ra Hà Nội cho chú, dì tôi ngâm rượu hoặc làm ô mai mơ. Còn lại bà xếp tất cả vào quang gánh và gánh ra chợ Đục, chợ Cầu để bán. Trong lất phất mưa xuân, tôi ngồi xếp những quả mơ chín vàng, mọng nước ra những chiếc mẹt được ông đan bằng tre trúc, mùi thơm của mơ núi quấn quyện cùng hương trầm trong gió xuân mưa bụi cứ thế len lỏi vào dòng người trẩy hội. Bà bán hàng từ sáng sớm đến trưa đứng bóng, lúc ấy tôi đã bắt đầu gà gật bên những mẹt mơ, trong cơn mơ tôi thấy bà nói với những người hàng xóm đi chợ rằng: “Đây là con cái Mai, nó là thằng cháu ngoại của tôi đấy, mới học lớp 10 mà đã cao hơn cái sào”. Rồi bà kể: “Ngày tôi đẻ mẹ nó vào đúng đợt rét cắt da cắt thịt, từng cơn gió Đông Bắc tràn về lạnh đến thấu xương khiến ai cũng phải ngồi bên bếp lửa thì ông nhà tôi phải cáng tôi lên trạm xá bằng chiếc võng dù. Sau này làm giấy khai sinh cho mẹ nó thì ông nhà tôi đặt tên mẹ nó là Mai. Ông ấy kể, đúng hôm bà sinh thì cả rừng mai cổ bắt đầu đồng loạt trổ hoa, năm ấy rét muộn nên những cánh hoa thi nhau nở trắng đại ngàn. Ông nhà tôi đặt tên mẹ nó là Mai để nhớ về một mùa đông giá rét và đặc biệt hơn là nhớ mùa mơ núi đá quê mình”. Lúc tôi tỉnh dậy sau giấc thiêm thiếp vẳng tiếng của bà thì đã thấy bà xếp quang gánh và giục tôi vội vã trở về.

Tôi lớn lên xa nhà đi học rồi đi làm, bố mẹ tôi cũng đã chuyển công tác ra ngoài thành phố. Thời gian cứ vùn vụt trôi, thoáng chốc mà đã hơn ba mươi năm có lẻ. Ông tôi, bà tôi bây giờ đã hóa thành mây trắng, những rừng mơ cổ thụ bây giờ người ta cũng chặt đi khá nhiều. Lần về phép nào tôi cũng ra mộ thắp hương cho ông bà rồi lặng lẽ một mình đi vào trong thung vắng. Chùa vẫn còn đấy mà cảnh sắc thay đổi rất nhiều, người ta mở đường để xây chùa, mở phủ, những rừng mơ trắng bây giờ còn lại rất ít. Ông cậu tôi năm nay đã 65 tuổi, ngồi trầm ngâm giữa nhà và bảo: “Mơ núi quê mình tuy có giá cao hơn các nơi khác nhưng thực tế sản lượng không đủ đáp ứng cho thị trường. Rừng mơ bị chặt phá vì đời sống khó khăn, người ta trồng và canh tác những loại cây cho thu nhập tốt hơn. Có những vạt đồi, thung lũng ngày xưa là cả rừng mơ, bây giờ người ta trồng rau sắng bán cho khách du lịch, mua được mơ núi đá quê mình bây giờ rất hiếm, cả xã có sáu thôn mà chỉ còn hơn trăm gốc mơ cổ. Người ta cũng đưa ra ý tưởng về việc bảo tồn và phát triển giống mai quý mà các cụ vẫn gọi là nhị độ mai nhưng có lẽ sẽ còn rất khó cho việc trồng trở lại”.

Khi mùa xuân đến, tôi lại xếp hành lý trở về làng cũ, buổi chiều ngồi trước mui thuyền và ngắm những ngọn khói lững thững bay trong mưa, cảm giác thật bình yên khi nhớ về mùa hoa mơ trắng núi, nhớ bếp lửa mùa đông bập bùng trên mái rạ, nhớ ráng chiều chạng vạng khuất sau thung, nhớ hoa mướp vàng và những chú chuồn chuồn chấp chới sau mưa. Một mùa xuân nữa lại về, mùa của những chồi non lộc biếc, mùa của những hạt mầm đang tách vỏ lên xanh. Trên chiếc thuyền độc mộc tôi đang ngắm những bông hoa súng tím biếc nở đầy niềm kiêu hãnh, ngắm đàn vịt trời vô tư bơi lượn. Ký ức và những mùa hoa mơ trở về trong tôi tĩnh lặng như nước, lang thang như mây, lảng vảng như khói và một mùa xuân yên bình đang trở về trong mỗi sớm ban mai.

Bài liên quan
  • Câu chuyện đầu năm
    Thấy Cửu đến, tôi mừng quá, reo lên câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến: Oài! Đã bấy lâu nay bác tới nhà…
(0) Bình luận
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Có phải em, mùa thu…
    Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Xuân về chợt nhớ rừng mơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO