Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Văn La (quận Hà Đông)

Sơn Dương (t/h) 03/08/2023 10:12

Đình Văn La thuộc địa phận phường Văn Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.

dinh-lang-van-la.jpg
Đình Văn La

Đình Văn La trước kia thuộc trang Ba La, nay thuộc phường Văn Khê trên một thế đất đẹp có long chầu hổ phục giữa khu dân cư đông đúc của làng Văn La. Ngôi đình này có từ lâu đời được dựng lên thờ một vị danh tướng thời Lý Nam Đế. Tương truyền, duệ hiệu của thần là Thiết Du, vốn là một người tài cao học rộng, văn võ toàn tài, được vua Lý Nam Đế phong là Tiền đạo Đại tướng quân, chỉ huy đạo quân thuỷ bộ trấn giữ phía tây nam thành Long Biên. Trong trận đánh với Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương, ông đóng quân và thiết lập đồn doanh tại Ba La, dân làng mến phục tài đức của ông nên nhất tâm hưởng ứng. Sau khi thắng trận, nhà nước Vạn Xuân được thành lập, vua Lý Nam Đế ban cho ông hưởng thực ấp tại trang Ba La. Sau khi ông mất, vua truy phong là Nguyên tử thần triều nhất phong du công đại vương và được dân làng tôn thờ làm thành hoàng làng.

Theo các bậc cao niên trong làng, đình Văn La được khởi dựng từ thời nhà Lê bằng gỗ mít, bốn mái đao cong đắp rồng trông về hướng nam, thuận chiều vượng khí. Đến tháng 11 năm 1858, niên hiệu Tự Đức thứ 11 đình được tu sửa lớn thành tường hồi bít đốc. Ngày 10 tháng 12 năm 1929, đình được sửa chữa và có mặt bằng kiến trúc như ngày nay.

Đình Văn La có kết cấu theo kiểu chữ “đinh” gồm Đại bái và Hậu cung. Cổng đình trước đây theo lối kiến trúc nghi môn trụ biểu có tường bao quanh, song đến năm 1960 do biến thiên của lịch sử nên đã trở thành phố tích.

Đại bái đình là toà nhà 5 gian 2 chái, xây kiểu hồi bít đốc. Các bộ vì được kết cấu theo kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”. Trên các cốn gỗ, xà nách, các vì chồng rường có nhiều mảng chạm khắc trang trí theo đề tài tứ linh, mây lửa... Hậu cung có kết cấu gian dọc nối từ gian giữa Đại bái vào. Các bộ vì tại đây được làm theo kiểu “chồng rường”. Phía trong Hậu cung đặt ban thờ cao, trên có đặt khám thờ và long ngai bài vị thành hoàng làng.

Nhìn chung, nghệ thuật trang trí ở đình Văn La mang đậm dấu ấn kiến trúc đầu thời Nguyễn với các đề tài trang trí phong phú và đa dạng, tạo sự hài hoà cho toàn bộ công trình.

Đình đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1988./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Tái hiện không gian Hà Nội thời chiến qua triển lãm trực tuyến 3D
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, vào ngày 20/9, UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm trực tuyến 3D “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.
  • [Podcast] Bánh Trung thu Xuân Đỉnh – Tìm lại hương vị bánh cổ truyền
    Làng Xuân Đỉnh (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) nổi tiếng với nghề bánh Trung thu từ bao đời nay. Cứ đến tháng 7 Âm lịch, mặc dù không còn tiếng gõ bánh rộn ràng vang lên khắp các nhà nhưng trên mọi con đường, ngõ ngách ta vẫn cảm nhận được mùi hương thơm nức của bánh nướng, bánh dẻo...
  • Hà Nội yêu cầu khắc phục các công trình chưa được nghiệm thu PCCC
    UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số 3060/UBND-NC về việc khắc phục một số công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố.
  • Đảm bảo xây dựng báo cáo tổng kết Chương trình 06-CTr/TU đúng tiến độ, chất lượng
    Sáng ngày 18/9, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức họp Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06-CTr/TU). Đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội là Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU.
Đừng bỏ lỡ
  • Hội thảo khoa học Quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 268/KH-UBND về việc phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Cục Di sản văn hoá đề nghị dừng việc làm mới sắc phong tại Phủ Vân Cát (Nam Định)
    Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) vừa có văn bản gửi Sở VHTTDL tỉnh Nam Định về việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong tại Phủ Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
  • [Inforgraphic] Chương trình nghệ thuật và triển lãm tại TP Cần Thơ chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về việc tổ chức chương trình nghệ thuật tại thành phố Cần Thơ chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội dự kiến tổ chức chương trình nghệ thuật và triển lãm tại thành phố Cần Thơ vào ngày 21 - 22/9 với nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa. Qua đó góp phần quảng bá văn hóa nghìn năm văn hiến của Thủ đô Hà Nội, giới thiệu các nét đặc trưng về văn hóa, di sản văn hóa tiêu biểu độc đáo của Thủ đô Hà Nội; con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, Thủ đô Hà Nội - Thành phố Vì Hòa bình, Thành phố Sáng tạo.
  • Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, động lực xây dựng Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội
    UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố về việc thông qua Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội. Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội được xây dựng với nguyên tắc hoạt động chính là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể và động lực để xây dựng thiết kế mô hình; lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ.
  • Ra mắt bộ sách kĩ năng Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm
    Với mong muốn giúp bạn đọc trẻ trang bị những kĩ năng mềm, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm gồm 2 cuốn “Tiệm sữa Chào buổi sáng” và “Người biết đi đường dài”.
  • Xiếc Việt Nam giành giải Bạc tại Liên hoan xiếc quốc tế tại Nga
    Liên hoan năm nay quy tụ sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ đến từ 15 quốc gia: Ethiopia, Đức, Italia, Pháp, Trung Quốc, Mexico, Azerbaijan, Kazakhstan, Việt Nam... Các đoàn mang đến Liên hoan nhiều tiết mục dự thi đa dạng ở các thể loại tung hứng, nhào lộn, đu bay, cầu bật…
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Cảnh sát biển Việt Nam có được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam không?
    Theo Khoản 2, Điều 11 Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định, trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hoà bình, đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật, cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam...
  • Khởi động Giải Mai Vàng lần thứ 30 - năm 2024
    Năm nay, Giải Mai Vàng sẽ mở rộng đến 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, với một vòng đề cử được tổ chức từ ngày 15/9 đến 25/11. Độc giả có thể tham gia đề cử thông qua Báo Người Lao Động điện tử (nld.com.vn) và trang web chính thức của Giải Mai Vàng (maivang.nld.com.vn).
  • Ngọn đèn vàng trong căn bếp phố cổ
    Mỗi lần đi du lịch ở trong và ngoài nước, điều tôi không thích nhất ở các khách sạn là họ toàn dùng ánh sáng đèn vàng, cứ nhờ nhờ, sáng chả ra sáng, tối không ra tối. Đa phần mọi người đều nói dùng đèn vàng như thế mới sang trọng, nhưng tôi thì không. Cũng là bởi cứ mỗi khi gặp ánh đèn vàng, ký ức tôi lại dội về căn nhà xưa cũ trên phố cổ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước với căn bếp ám khói và ngọn đèn vàng mờ mịt.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Cảnh sát biển Việt Nam có những nhiệm vụ gì
    Sao hôm nay cô người yêu của anh lại buồn thế nhỉ?/ Em ra đây để tìm cảm hứng cho đề tài sắp tới, thế mà đến giờ vẫn chưa nghĩ ra được gì cả, trong khi đó sắp hết thời hạn đăng ký rồi/ Đề tài là gì? anh có giúp được gì không?/ Bây giờ thanh niên đang phát động viết về chủ đề biển đảo quê hương...
Đình Văn La (quận Hà Đông)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO