Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình So (huyện Quốc Oai)

Sơn Dương (t/h) 19/05/2023 11:49

Đình So thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

dinh-so-huyen-quoc-oai-.jpg
Đình So

Tên thường gọi là đình So, hiện ở tại xã Cộng Hoà, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Đình là một kiến trúc nổi tiếng và khá lớn của người Việt “đẹp đình So, to đình Sở”.

Có thể tới đình bằng nhiều đường. Song, đường thuận tiện nhất là từ Hà Đông đi Quốc Oai, qua La Dương - Ngãi Cầu, sông Đáy tới đê Hữu Ngạn là nhìn thấy đình.

Tục truyền rằng, từ khoảng đầu thế kỷ X có ông Cao Hiển, người phủ Thuận An ở Kinh Bắc, lấy bà Lã Thị Ả, do cầu tự mà sinh được ba người con. Lớn lên, cả ba người đều phò vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân, giữ yên bình cho đất nước. Về sau, cả ba đều mất tại nơi này, hiển ứng giúp dân trong mọi việc, vì thế dân lập đền thờ gọi là “Đổng linh thuỷ quan”. Tới thế kỷ XVII, làng lập đình So và rước các thần về thờ. Từ đó, đình nổi tiếng với tấm bia ghi sự tích, làm vào năm 1674, cùng nhiều sắc phong rất quý.

Có thể nói rằng đây là một ngôi đình hiếm quý về mặt cảnh quan nhân tạo và nghệ thuật, trong không nhiều kiến trúc cùng loại ở nước ta hầu như không một di tích nào có hồ bán nguyệt lớn như đình So (dài xấp xỉ 250m). Trước đây, hồ là lòng sông được dân làng quai đê thành bờ vòng cung của hồ, đẩy sông ra phía ngoài, khiến cho mặt nước đình trở nên mênh mông quanh quẻ. Tiếp tới, là một vạt đất rộng, trồng cỏ càng tăng thêm sự thoáng rộng. Nơi đây thường diễn ra các trò vui ngày hội. Người ta có thể thấy đình So có nhiều đặc điểm riêng bằng một hệ thống 18 bậc đá lớn rộng dẫn lên Nghi môn tạo nên một cảm giác bề thế chững chạc, hai bên bậc là lan can đá, có mũ tượng bào xoi vỏ măng. Thực ra, đó là thân rồng, vì đón phía dưới là đầu, đuôi rồng vân hoá, còn đuôi được thể hiện ở nền trên. Rồng tuy đơn giản, nhưng đã đạt được các vẻ đẹp tâm linh và vẻ đẹp hình thức. Tiếp theo, là một Nghi môn (rất hiếm thấy ở đình khác) mang giá trị nghệ thuật cao. Kiến trúc này có hai tầng tám lá mái (người ta như thấy có ý nghĩa về dịch học), một gian hai chái, bốn hàng chân, ngăn cách với bên ngoài bởi ba bộ cửa bức bàn lớn, đứng khung ở cột cái trong “vì nóc” theo kiểu chồng rường, bộ mái dưới tỳ lực lên các bộ “cốn” và những “bẩy” ngang. Toà này nổi lên chủ yếu ở phần chạm trổ rất kỹ ở trên đầu các cốn “lá gió” và chuồng cửa, với các đề tài: mai điểu, tùng hạc, cúc trĩ, bát bửu, các phù điêu đồ thờ... tất cả đều được gia công để vừa đạt được ý nghĩa cầu phúc, vừa biểu hiện một giá trị khá cao về vẻ đẹp.

Vượt qua một sân nhỏ (nay đã trồng nhiều cây cảnh) dẫn vào toà Đại đình có bộ mái lớn chiếm 1/2 của đình. Mở đầu cũng là đôi rồng đá, toàn thân được chạm cẩn thận, chi tiết, với đường nét chắc khoẻ, dứt khoát, mà vẫn mềm mại, có lẽ đây là đôi rồng trong không nhiều rồng đẹp nhất của thế kỷ XIX. Qua bậc tam cấp vào đình, là một bố cục không gian mặt bằng kiến trúc hình chữ “công”. Thực ra, gốc của đình chỉ có một dãy dọc với bảy gian hai chái lớn, sáu hàng chân. Phần Hậu cung hiện nay được bổ sung sau. Theo bài minh trong văn bia thì đình được làm vào cuối thế kỷ XVII, nhưng hiện chỉ còn vài đầu dư và một số mảnh chạm của giai đoạn đó, còn hầu như đã được làm lại vào thế kỷ XIX. Đình còn đầy đủ sàn, đó là điều hiện nay quý hiếm, có sáu bộ vì chính đứng lực trên cột cái và hai vì phụ ở đầu đốc đứng lực trên cột trốn “vì nóc” kết cấu kiểu giá chiêng, hai bên cột con có rường cụt chạy ra đỡ hoành.... Chính đỉnh “vì” chạm mặt hổ phù lớn như nói lên ước vọng cầu được mùa, và đầu các con rường đều chạm nổi vân xoắn lớn vừa mang ý niệm cầu mưa tránh sự thô kệch của kiến trúc. Nối từ cột cái ra cột quân là “cốn”, cũng kết cấu chồng rường, phần này chạm đầy linh vật và vân xoắn, từ cột quân sang cột hiên là một kẻ cong với đề tài chạm khắc linh vật và hoa lá riêng, riêng ở gian giữa có cốn mê (bưng ván tam giác) để thể hiện các mảng chạm nổi điêu luyện.

Kiến trúc Hậu cung chủ yếu bào trơn đóng bén như một vài mảng trang trí của thế kỷ XVII còn sót lại, khiến ta có thể nghĩ rằng đình So là một trong không nhiều kiến trúc có Hậu cung (hình chuôi vồ hay đuôi chữ “công”) sớm nhất nước ta.

Hiện vật của đình có nhiều đồ quý. Đặc biệt là hai khám mui luyện là cỗ kiệu, hạc... mang phong cách nghệ thuật đầu thế kỷ XVII.

Nhìn chung, nếu không bị lệ thuộc vào niên đại, thì đình So có thể xếp ngang giá trị với đình Tây Đằng, đình Tường Phiêu, đình Bảng và nhiều đình khác, nó có thể đại diện cho kiến trúc đình ở một thời kỳ lịch sử.

Đình đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1982./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Đình So (huyện Quốc Oai)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO