Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Linh Đàm (quận Hoàng Mai)

Sơn Dương (t/h) 14:56 18/04/2023

Đình Linh Đàm trước thuộc làng Linh Đàm, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, nay là phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Linh Đàm là một làng quê cổ nằm về phía nam của thủ đô Hà Nội. Đây là vùng đất nằm trong địa bàn sinh tụ chính của cư dân Việt cổ. Trải qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, vùng đất này ngày một trù phú, cư dân ngày càng đông đúc trở thành một cộng đồng làng xã truyền thống. Cũng từ đó các di tích tôn giáo của làng được ra đời và ngày càng hoàn chỉnh nhằm thoả mãn nhu cầu về tôn giáo tín ngưỡng của cộng đồng cư dân địa phương.

Đình Linh Đàm thờ vị thuỷ thần có công làm mưa cứu lúa cho dân là Bảo Ninh Vương. Theo truyền thuyết thì vị thuỷ thần này là học trò của Chu Văn An có tên là Bảo Ninh Vương mà trong sách “Lĩnh Nam Chích quái” gọi là “Thần Chằm Lâm Đàn”. Theo sự tích: Vào đời Đại Khánh, Chu Văn An dạy học ở xã Cung Hoàng, người đến học rất đông. Trong số đó có một thư sinh sớm sớm đến nghe giảng. Thầy rất khen tính cần mẫn nhưng không ai biết tung tích quê quán. Đồng học có kẻ để ý dò la, thấy người đó đến đám lau sậy bên bờ Lâm Đàm thì biến mất, sáng hôm sau lại từ đó xuất hiện, đem việc này trình lên thầy Chu, thầy bảo: “Việc dạy dỗ của Thánh nhân không phân biệt người đó thuộc loại nào, đừng nên đối xử khác với bạn”. Trong thâm tâm thầy biết đó là Thuỷ thần. Gặp lúc trời hạn hán, ruộng đồng cả khu khô nẻ, mạ lúa vàng úa. Trước cảnh đó, thầy họp mặt các học trò và nói: “Trời giáng đại hạn, không ai biết được là huyền vi của thiên cơ. Ruộng đất cả xã ấp cháy khô, trong đó có cả mấy thửa ruộng dành cho trường học, sao có thể không động lòng. Có ai vì dân và vì cả ta cứu sống cả một địa phương được không?”. Toàn trường im lặng chỉ có người học trò kỳ lạ sau giây phút khẳng khái đứng dậy thưa thầy: “Luật trời rất nghiêm, mệnh lệnh của thầy cũng rất trọng. Trái ý trời không thể tránh khỏi tội nhưng huỷ thân mình để hoàn thành điều nhân, lời dạy của Thánh nhân từ xưa không thể bỏ, nay sao dám từ chối. Song việc cuối cùng xảy ra có điều gì lạ, xin được đoái thương”. Nói xong người học trò ấy lấy nghiên bút, đổ nước mài mực, dùng bút thấm mực vẩy khắp bốn phương. Lập tức mây đen kéo tới bủa kín ngang trời, một trận mưa tầm tã, nước mưa đen như mực. Hàng ngàn mẫu ruộng của 5 xã 7 làng quanh vùng đầy nước, lúa mạ được cứu sống lại, nhân dân rất đỗi vui mừng, vỗ tay nhảy múa. Đột nhiên có tiếng sét long trời lở đất ở ngoài đồng, có tin đồn: có một thây rồng bị chém đứt rớt từ trên không xuống. Thầy nghe tin đó trong lòng xót thương vô hạn bèn chống gậy ra đồng, sai học trò hiệp sức cùng dân làng mai táng chu đáo rồi mới ra về.

Nhân dân các vùng lân cận lập đền thờ để tưởng nhớ công đức của thần. Về sau các triều sắc phong cho thần là “Thượng đẳng thần” và cho phép 7 làng quanh vùng lập miếu thờ.

Câu chuyện huyền sử trên cứ dài thêm mãi trong hoài niệm của dân gian và cố định bằng những địa danh lịch sử. Hiện nay mộ đức thánh Bảo Ninh Vương vẫn được bảo lưu tại khu đất Cầu Bươu, thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Mặc dù ngôi mộ nằm giữa dòng nước chảy quanh năm, qua bao đời vẫn còn nguyên vẹn. Năm 2007, ngôi mộ đức thánh Bảo Ninh Vương đã được chính quyền và nhân dân 7 xã quan tâm đầu tư tu bổ lại khang trang hơn.

Đình Linh Đàm đã được xây dựng từ lâu đời và trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, trong đình còn lưu giữ các di vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đình Linh Đàm còn là nơi làm kho hậu cần (Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng trong những năm 1969 - 1973) để tiếp viện cho chiến trường miền Nam, đồng thời là nơi đóng quân của bộ đội.

Với những giá trị đó, đình Linh Đàm đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1996./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Đình Linh Đàm (quận Hoàng Mai)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO