Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình, đền, chùa Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm)

Sơn Dương (t/h) 18:00 16/04/2023

Cụm di tích đình, đền, chùa Kiêu Kỵ thuộc thôn Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Đình, đền, chùa Kiêu Kỵ nằm ở phía bắc sông Hồng cách thủ đô Hà Nội 15km là tên gọi theo địa danh thôn Kiêu Kỵ. Chùa có tên chữ là Sùng Phúc tự.

Các thôn ở Kiêu Kỵ vốn là những làng Việt cổ có lịch sử tạo dựng và phát triển lâu đời. Các làng sớm có kinh tế phát triển với nhiều ngành nghề thủ công cổ truyền đặc biệt là nghề dát vàng và làm mực nho.

Mảnh đất nơi đây còn lưu truyền nhiều dấu tích lịch sử. Thời vua Trần dẹp giặc Nguyên-Mông ở thế kỷ XIII. Nguyễn Chế Nghĩa - một danh tướng vì có công dẹp tan giặc ngoại xâm, ông được nhà vua ban cho đất Kiêu Kỵ làm thái ấp. Sau khi ông mất dân làng suy tôn ông làm Thành hoàng làng và lập đền thờ phụng tưởng nhớ ông mãi mãi. Vị thần thứ hai được thờ phụng tại đền là ông Nguyễn Quý Trị, người làng Kiêu Kỵ, được dân làng tôn thờ là ông tổ nghề dát vàng của Kiêu Kỵ, giúp cho người dân có cuộc sống thịnh vượng.

Đình làng, có niên đại xây dựng muộn hơn so với đền và chùa. Đình làng thờ Thần Nông là một trong 5 vị thần thời thượng cổ dạy dân biết cày bừa trồng trọt. Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tổ chức nghi lễ tế thần. Hội làng hàng năm được tổ chức từ ngày 28 tháng tám âm lịch tại đình và kéo dài trong 3 ngày với phần lễ có các nghi lễ tế thần và phần rước kiệu thánh từ đền xuống chùa Bà Tấm, sau đó lại rước trở lại đền tế yên vị. Lễ vật tế thần có bánh cốm, bánh su sê. Phần hội có các trò chơi dân gian cổ truyền như cờ người, rối nước, đấu vật, đu cầu...

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đình, đền, chùa Kiêu Kỵ là địa điểm sinh hoạt hội họp bí mật của cán bộ Xứ uỷ, nơi diễn ra các cuộc họp của Uỷ ban kháng chiến cách mạng, nơi dân quân du kích luyện tập tập huấn võ trang…..

Đình, đền, chùa Kiêu Kỵ được xây dựng trên một khu đất cao ráo rộng thoáng kề bên khu cư trú của làng, là nơi thờ phụng những vị thần có công với dân với nước, chùa thờ Phật cầu phúc lành cho dân.

Đền Kiêu Kỵ: Gồm cổng Tam quan, toà đền chính kết cấu kiểu nội công ngoại, cổng phía ngoài xây kiểu trụ lồng đèn, đỉnh trụ đặt bình rượu, hai trụ nhỏ hai bên đỉnh trụ đắp hình chim phượng.

Đình Kiêu Kỵ: Trước tòa đình là một hồ nước khá rộng, khoảng sân đình rộng, đình hướng nam. Tòa Đại đình kết cấu kiểu chữ “đinh” gồm Tiền tế và Hậu cung.

Chùa Sùng Phúc: Chùa có quy mô kiến trúc khá bề thế khang trang, chùa nhìn về hướng nam gồm các công trình kiến trúc như cổng Tam quan, nhà Tiền đường, Thượng điện, nhà thờ Tổ, thờ Mẫu, hai dãy nhà dải vũ...

Trải qua thời gian dài tồn tại, qua những biến động thăng trầm của lịch sử dân tộc đã làm mất mát những nguồn tư liệu thành văn ghi chép quá trình khởi dựng và nhiều lần trùng tu sửa chữa của đình, đền, chùa. Tuy nhiên cụm di tích đình đền chùa Kiêu Kỵ vẫn còn bảo lưu được khối kiến trúc vật chất cùng bộ sưu tập di vật cổ nhiều về số lượng và đa dạng về chủng loại:

Đền hiện còn lưu giữ 32 đạo sắc phong, có các niên đại trải dài từ thời Lê - Tây Sơn và Nguyễn. Trong đó có sắc sớm nhất niên đại Đức Long thứ nhất (1629) và tấm bia đá gắn trên tường đề niên đại Cảnh Hưng thứ 41 (1780) ghi chép công đức tu sửa đền. Ngoài ra còn có các di vật bằng gỗ, đồng, sứ thế kỷ XVIII - XIX.

Đình còn lưu giữ một hương án sơn son, một bộ bát bửu thanh đạo thế kỷ XIX, một bát hương sứ men lam thế kỷ XIX, một bức cửa võng trang trí hình rồng chầu mặt nguyệt thế kỷ XIX.

Chùa còn lưu giữ một hệ thống tượng tròn trong đó có nhiều pho tượng được tạo tác thời Lê như tượng A Di Đà, Thế tôn.. những đồ đồng, gỗ, đồ đá, sứ thế kỷ XVIII - XIX. Tấm bia niên hiệu Tự Đức năm Bính Tý (1876) ghi việc trùng tu sửa chữa lại chùa, những di vật văn hóa hiện còn trong chùa cùng bộ sưu tập tượng tròn và diện mạo kiến trúc của chùa là những căn cứ chứng minh về nguồn gốc lịch sử sự biến động đổi thay của ngôi chùa trong lịch sử dân tộc.

Cụm di tích đình, đền, chùa Kiêu Kỵ đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1996./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Đền Khoan Tế (huyện Gia Lâm)
    Khoan Tế là một làng cổ có lịch sử tồn tại rất lâu đời, dấu ấn văn hoá của thời quá khứ đã được nhận biết qua những hiện vật tiêu biểu của thời Đông Sơn như tháp đồng, giáo đồng, rìu đồng, các ngôi mộ cổ thời Bắc thuộc và những sưu tập gốm thời Trần, Lê cùng hệ thống di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng trong khu vực này.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Đình, đền, chùa Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO