Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Là (huyện Thường Tín)

Sơn Dương (t/h) 14:00 16/04/2023

Đình Là thuộc xã Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Đình Là do bốn thôn La Uyên, Phúc Trại (còn gọi là làng Thầy), Thọ Ngãi (nay là Thọ Giáo) và Mai Sao (nay là Mai Sao xã Nguyễn Trãi và xóm Mai Hồng thuộc thôn Thọ Giáo) khởi dựng.

Đình Là thờ Minh Lang đại vương làm Thành hoàng làng. Vị thần này có công đánh giặc giúp nước thời Hậu Lê. Thần họ Nguyễn, tên Phục, người xã Đoàn Tùng, huyện Trường Tân, Hải Dương. Đỗ Hoàng giáp năm Thái Hoà thứ 11 (1453) đời vua Lê Nhân Tông. Ông đã giữ chức Hàn lâm Đại học sĩ, kiêm chức Vương phó (thày dạy học các vương tử).

Khi vua Lê Thánh Tông đánh giặc Chiêm Thành, sai Nguyễn Phục chỉ huy vận chuyển lương, nhưng trong quá trình vận chuyển lương thực theo đường biển thì gặp gió bão, quân lương vào chậm mất một ngày nên bị xử phạt theo quân luật. Vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho ông, phong ông , là Minh Lang đại vương.

Cổ xưa, đình có cây cầu bắc qua sông Nhuệ làm theo kiểu thượng giá hạ kiều. Mô hình cầu, đình, chợ liên hoàn là đặc điểm nổi bật của văn hoá làng quê thờ Lê - Mạc. Nguyên xưa, đình chỉ có một toà Đại bái, cấu trúc mặt bằng chữ “nhất”, bốn phía bốn mái đao cong. Vào thời Nguyễn năm Bảo Đại thứ 11 (1936), xây thêm 3 gian hậu cung song song với Đại bái. Năm 1948, thực dân Pháp đốt toà Hậu cung. Sau khi thống nhất đất nước, nhân dân đã xây lại.

Đại bái đình là công trình kiến trúc thời Mạc trải dài gồm 3 gian 2 chái với 4 mái lá. Mái trước và mái sau rộng bản còn hai mái đầu hồi hẹp tượng trưng cho tứ tượng. Nhìn từ bên kia sông, thấy ngôi đình in bóng xuống nước như con thuyền khổng lồ đang lững lờ bơi, mái đình lợp ngói mũi hài lớp lớp như vảy rồng. Hai bộ vì trục chính gian giữa toà Đại bái kết cấu 8 cột gỗ, cột chính cao 450cm, chu vi 230cm, bốn cột quân phía trước và phía sau thấp và nhỏ, trên đỉnh cột đều có đấu vuông thót đáy và trên thân cột đục lỗ để ghép sàn, dưới chân cột kê đá tảng, đây là đặc điểm kiến trúc đình thời Lê. Kết cấu hai bộ vì chính gian giữa làm theo kiểu rường cốn, bộ vì thượng làm kiểu chồng rường con nhị, trên thân chạm hoa văn. Đầu dư chạm hình đầu rồng mang tính chất trang trí. Dưới bụng câu đầu có dòng lạc khoản bằng chữ Hán cho biết năm xây dựng ngôi đình năm 1581. Câu đầu bộ vì giữa cũng viết dòng lạc khoản ghi năm tu bổ vào năm 1936. Giữa cột cái và cột quân là bộ vì hạ làm kiểu rường cốn đặt trên xà nách, trên thân chạm hoa văn. Nghệ thuật điêu khắc trên lớp kiến trúc của hai bộ vì thượng có mảng điêu khắc lưỡng long chầu nguyệt, rồng thân to, đuôi xoắn, tóc dựng, đây là phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Nghệ thuật điêu khắc phải nói tới bộ rường cốn vì hạ phía sau giáp hậu cung. Ở đây, nghệ thuật điêu khắc thời Lê - Mạc khá rõ nét, một bộ rường cốn có mảng điêu khắc nghệ thuật chạm lộng rồng tạo khối hình ô van, con rồng hình yên ngựa, đấu đầu vào thân lộ ra đôi mắt lồi, mũi tròn, miệng loe, tai dơi, từ đầu rồng phát ra hai phía những tia mác mảnh... Trên bộ vi hạ rường cốn thứ hai chúng ta cũng thấy tác phẩm rồng thời Mạc trên đấu, trên thân đầu rường và mảng cốn...

Trong đình Là, chúng ta ngỡ ngàng khi thấy những bức chạm nổi bong kênh, khắc chìm tích lưỡng long chầu nguyệt trên ván thưng ở hai đầu hồi gian chái, đây cũng là tác phẩm điêu khắc thời Mạc.
Tiếp sau là Hậu cung là ngôi nhà ba gian song song với Đại bái. Hậu cung xây tường hồi bít đốc, hai mái chảy lợp ngói ri bời nóc chữ “đinh”, kìm đấu chữ “nhật”. Kiến trúc gỗ của những bộ vì làm theo hình thức quá giang kèo cầu và có hệ thống trần vòm mai cua.

Đình Là đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2003./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Trường THCS Mễ Trì (Quận Nam Từ Liêm): Hành trình 62 năm với sự nghiệp “trồng người”
    Sáng 20/11, Trường THCS Mễ Trì đã long trọng tổ chức Lễ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 62 năm thành lập và 20 năm xây dựng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, biểu dương những cán bộ, giáo viên có thành tích trong công tác dạy, đồng thời đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
Đừng bỏ lỡ
Đình Là (huyện Thường Tín)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO