Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Kiều Mộc (huyện Ba Vì)

Sơn Dương (t/h) 09:10 16/04/2023

Làng Kiều Mộc, xã Cổ Đô, Ba Vì, Hà Nội có một khu di tích lịch sử văn hoá được xây dựng từ lâu đời gồm chùa, đình và miếu. Cũng như chùa, miếu, đình được gọi theo tên làng: đình Kiều Mộc.

Kiều Mộc là một trong bốn thôn của xã Cổ Đô. Nơi đây nằm trong vùng đất Phong Châu cổ có bề dày lịch sử.

Theo truyền thuyết và các tư liệu Hán - Nôm còn lưu trữ trong di tích thì đình Kiều Mộc thờ đương cảnh Thành hoàng Thủy Tộc Tông Phái Hải Tề Tối Linh đại vương. Ngoài là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Cũng theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương trong một lần đi tuần thú gặp Âu Cơ (quê ở Lăng Xương) xinh đẹp lạ thường, bèn hỏi nàng làm vợ. Khi Âu Cơ có mang thì ba năm ba tháng mười ngày mới sinh được một bọc trăm trứng đẻ ra 100 người con trai. Một thời gian sau, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ “ta là loài rồng, nàng là loài tiên, nước hoả khó hợp nhau” hai người bèn chia 50 người con theo cha về biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Thuỷ tộc Tông Phái Hải Tế Tối Linh đại vương chi thần là người em út của 50 con theo cha về biển tên là Hùng Ốc Vương, làm chủ của Hà Bá cõi biển Ân Hoa Tây Hồ.

Đình có quy mô lớn gồm nhiều hạng mục công trình: Nghi môn, Tả Hữu mạc và Đại đình.

Nghi môn trước đây làm theo kiểu nghi môn trụ bề thế uy nghi, nhưng đã bị phá huỷ nên thay bằng kiểu đơn giản gồm hai trụ biểu có mặt cắt hình vuông.

Cách cổng Nghi môn một khoảng sân rộng là toà Đại đình. Xây dựng theo kiểu chữ “đinh” trên một nền cao. Đại bái 5 gian 2 dĩ, có tường hồi bít đốc. Hậu cung của đình là một ngôi nhà dọc nối liền đại bái kiểu “chuôi vồ”. Hậu cung gồm 2 gian 1 dĩ với kết cấu bộ vì 4 hàng chân, hai mái tầng “thượng chồng rường, con nhị bẩy hiện”.

Tả hữu mạc là hai ngôi nhà 3 gian, tường hồi bít đốc, có các bộ vì kèo kiểu “quá giang cột trốn trên tường”.

Về mặt điêu khắc, nếu như ở Đại bái được trang trí khá cầu kỳ thì ở Hậu cung, Tả-Hữu mạc lại thiên về bào trơn, đóng bén thể hiện sự bền thoáng, cao xa, và tiện lợi sử dụng. Trên bộ khung nhà Đại bái hầu hết các nghé bảy, câu đầu đều được chạm khắc với đề tài lá lật vẩy rồng. Đầu rường chạm vân mây cụm, lá lật hoặc tứ linh rất sinh động. Các xà nách được bào soi vỏ măng, các mang chạm “nổi bong” với các đường nét đậm, chắc khoẻ của kiến trúc điêu khắc thế kỷ XVIII.

Trải qua thời gian tồn tại với nhiều thay đổi lớn, nhưng đến nay đình vẫn còn lưu giữ được khá nhiều di vật quý: cuốn thần phả, 1 bức hoành phi, 2 bộ kiệu bát cống và nhiều đồ thờ tự khác. Mỗi di vật mang nét đặc trưng khái quát cho từng loại hình và vẻ đẹp riêng tạo nên sắc thái riêng cho vùng quê Kiều Mộc.

Đình Kiều Mộc được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1999./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Đình Hương Tảo (huyện Phúc Thọ)
    Cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km về phía tây, di tích đình Hương Tảo thuộc làng Hương Tảo, xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ, ngoại thành Hà Nội. Từ trung tâm Thủ đô, theo Quốc lộ 32 đi Sơn Tây, qua đập Phùng khoảng 4km, rẽ trái khoảng 1km nữa là tới di tích.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • 20 đơn vị tham gia Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11-26/6 tại Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
  • Tín hiệu vui từ Giải thưởng văn học Kim Đồng lần thứ Nhất
    “Khép lại một chặng đường, Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ Nhất đã có được những kết quả khả quan đúng với mục tiêu phát hiện thêm những cây bút tài năng viết cho thiếu nhi, có thêm các tác phẩm văn học mới, có chất lượng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về con người, đất nước Việt Nam” – đó là chia sẻ của bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc - Tổng Biên tập NXB Kim Đồng về những thành quả của Giải thưởng văn học Kim Đồng sau một năm phát động.
  • Tọa đàm “Mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hình tượng văn học”
    Sáng ngày 5/6, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm “Mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hình tượng văn học”. Tới dự tọa đàm có đại diện Ban Chấp hành Hội cùng đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Cái ngày tôi chia xa Hà Nội
    Tôi dừng xe chống chân đợi trong dòng người hối hả giờ tan tầm. Đường tắc. Tháng sáu, hơn năm giờ chiều, trời vẫn còn nóng hầm hập. Mồ hôi chảy thành dòng và bụi bám dính lấy da người. Mồ hồi ướt đẫm manh áo sơ mi mỏng và hơi nóng từ mặt đường nhựa bốc lên bỏng rát mặt. Khói từ những ống bô xả xám xịt, khét mùi, đậm đặc. Còi xe inh ỏi, ngột ngạt quá, tôi thấy như mình đang khó thở.
  • Nhận ngay ưu đãi chưa từng có khi sử dụng các dòng thẻ ghi nợ quốc tế SHB
    Nhằm mang đến cho chủ thẻ ghi nợ quốc tế trải nghiệm hoàn tiền vô cùng mới mẻ cũng như nhận ưu đãi kép khi chi tiêu, thanh toán, từ 01/06/2024 đến 30/11/2024, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chương trình khuyến mãi dành tặng các chủ thẻ ghi nợ quốc tế với tổng giá trị giải thưởng hơn 1 tỷ đồng.
Đừng bỏ lỡ
Đình Kiều Mộc (huyện Ba Vì)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO