Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Hữu Cước (huyện Đan Phượng)

Sơn Dương (t/h) 13:00 14/04/2023

Đây là một công trình kiến trúc đã được cổ nhân phục dựng từ lâu đời và là trung tâm sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân địa phương. Từ trung tâm thành phố Hà Nội theo Quốc lộ 32 đến thị trấn Phùng rẽ phải men theo đường đê sông Hồng khoảng 4km là đến di tích.

Đình Hữu Cước là nơi phụng thờ thần Cao Sơn đại vương do Hộ phiên phường Kim Liên phụng sao ngày 17 tháng 12 năm Cảnh Hưng thứ 7 (1746), ngày 22 tháng 5 năm Tự Đức thứ 31 (1878) bản xã Hữu Cước phụng sao lại thì thân thế và sự nghiệp của Thành hoàng Cao Sơn đại vương có thể tóm tắt như sau: Ngày 16 tháng 3, tại đất Bảo Sơn, quận Quảng Nam, nước Đại Minh có ông bà họ Cao sinh ra một người con trai tên là Hiển, tự là Cửu Trường. Khi sinh ra, tướng mạo khôi ngô, dĩnh ngộ, thông minh, chí khí khác người. Lúc còn nhỏ đã am tường kinh sách, thi thư, đặc biệt thông luận ngũ kinh. Năm 27 tuổi, ngài dự kỳ thi Hương và trúng cách. Năm Khánh Lịch thứ 6 triều Minh, ngài dự thi Đình và hai lần đỗ tiến sĩ. Vốn có tài cao nên Ngài được phong giữ chức Thừa tướng và cử đi dẹp loạn.

Sau khi toàn thắng trở về, vua Minh lại gia phong làm Đại thừa tướng giữ quyền Nguyên soái. Do có công như vậy nên năm 78 tuổi, vua cho ngài về dưỡng già. Cao Sơn đại vương liền đi du ngoạn và có đi qua vùng đất Hữu Cước này. Thấy đây là vùng đất non nước hữu tình, việc nông tang trù phú, nên ngài đã dừng chân tại nơi đây và dạy nhân dân cấy cày, sau đó tiếp tục du ngoạn những nơi sơn kỳ thuỷ tú.

Tương truyền, ngài thọ đến 103 tuổi. Sau khi ngài hoá, vua nhớ tới công lao nên phong là Cao Sơn Quốc chúa đại vương và ban tên thụy là Trung Trinh, sau đó sắc cho các nơi mà ngài đã đi qua lập đền để phụng thờ.

Đình toạ lạc ở rìa làng, phía trước là đê sông Hồng, kết cấu theo kiểu chữ “đinh”, bao gồm Đại bái, Hậu cung. Đại bái có 3 gian hai chái, nối liền từ hai đầu hồi về phía trước là hai trụ biểu với tiết diện vuông. Phía trên đỉnh trụ để trơn, tiếp dưới là ô lồng đèn, thân trụ và đế trụ thắt cổ bồng. Trên mái toà Đại bái về hai phía có đắp đấu đỉnh, bờ giải đắp bờ định. Vào bên trong, tương ứng với các gian là 4 bộ vì đỡ mái được làm thống nhất theo kiểu “kèo kẻ quá giang”. Hậu cung được làm theo kiểu chuôi vồ. Phía tiếp giáp với Đại bái, ở mặt chính giữa cửa bức bàn và hai bên là hai cửa nách. Phần trên hai cửa nách là tấm ván bưng được chạm trổ hình phượng cách điệu hoa, lá đã đạt đến độ tinh xảo, nét chạm khắc nông nhưng uyển chuyển mềm mại. Phía trên là xà nách cùng các con rường được chạm hình chữ “thọ” và các vân mây, một đầu xà ăn mộng vào thân cột cái, làm điểm tựa cho các con rường và hoành trung tạo thế vững chãi cho toà Hậu cung. Bộ vì thượng được kết cấu theo kiểu “chồng rường” với phần bưng dưới câu đầu là hình tượng lưỡng long chầu nguyệt, phía dưới câu đầu là 2 quai soi đùi lá mang vắt. Hình tượng lá ở đây được thể hiện uyển chuyển, vòng từ thân của quai soi, chuyển tiếp lên phần phía ngoài của câu đầu rồi vắt trở lại. Các con rường được đặt chồng khít lên nhau qua các đấu kê hình hoa sen. Phía trên cùng tiếp giáp với thượng lương là hoạ tiết hình hổ phù, diễn tích khuấy biển sửa của Bà La môn giáo.

Chính giữa Hậu cung đặt các đồ tế tự như sập thờ, long ngai, bài vị, sắc phong thờ Thành hoàng làng và các đồ tế tự khác. Lễ hội của làng được tổ chức từ ngày 14 tháng ba đến ngày 17 tháng ba âm lịch. Ngày 16 tháng ba là ngày chính hội, đây chính là ngày sinh của đức Thành hoàng. Hội được mở 5 năm một lần.

Đình Hữu Cước đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá năm 2007./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Quán Huyền Thiên (quận Hoàn Kiếm)
    Quán Huyền Thiên, tên chữ là Huyền Thiên cổ quán, dân gian vẫn quen gọi là chùa Huyền Thiên hay đền Huyền Thiên. Thuộc địa phận khu phố cổ Hà Nội, quán Huyền Thiên nằm giữa phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Quận Hai Bà Trưng: Hứa hẹn chương trình “Lưu giữ nét xưa, phát huy bản sắc mới”
    Thông tin từ UBND quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 13 - 15/12/2024 tại Phố đi bộ Trần Nhân Tông và phụ cận sẽ diễn ra Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng, các điểm di tích lịch sử và du lịch trên địa bàn quận với chủ đề “Lưu giữ nét xưa, phát huy bản sắc mới”.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
Đừng bỏ lỡ
Đình Hữu Cước (huyện Đan Phượng)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO