Danh thắng & Di tích Hà Nội

Di tích Sân bay Gia Lâm (quận Long Biên)

Sơn Dương (t/h) 05/10/2023 08:46

Sân bay Gia Lâm hiện nay nằm trên địa bàn phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 3,5km về phía đông bắc. Sân bay nằm trên một khu đất cao, kẹp giữa đường 5 và đê sông Hồng, có địa hình bằng phẳng, tầm quan sát rất rộng.

san-bay-gia-lam.jpg
Sân bay Gia Lâm ngày nay.

Sân bay có hai đường băng lớn vuông góc với nhau theo hình chữ “T”. Sân bay Gia Lâm vào những năm 50 của thế kỷ XX, thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp thôn Gia Thuỵ và xã Việt Hưng. Phía tây là hồ Lâm Du trải rộng chân đê tới gần đường băng. Từ ngoài hồ ra đến bờ sông Hồng là một bãi rộng thuộc xã Bồ Đề trồng dâu, lau sậy um tùm, tiện cho ta giấu quân. Phía nam giáp xã Long Biên. Tây nam giáp đê sông Hồng, đứng trên đê có thể quan sát toàn bộ khu vực sân bay. Phía đông nam giáp xã Thạch Bàn. Sân bay có hai cổng: cổng phía đông thông ra đường số 5 gần thôn Sài Đồng và cổng phía tây bắc thông ra thị trấn Gia Lâm. Các cổng ra vào được canh gác nghiêm ngặt.

Sân bay Gia Lâm là căn cứ không quân lớn của địch, nơi máy bay địch xuất phát đánh hậu phương của ta, chi viện các cuộc tiến công và tiếp tế cho các mặt trận trên chiến trường Đông Dương. Từ cuối tháng 1 năm 1953, thực dân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, sân bay Gia Lâm trở thành căn cứ hậu cần cho tập đoàn cứ điểm này. Chính vì vậy Ban chỉ huy Mặt trận Hà Nội hạ quyết tâm phải tập kích vào sân bay Gia Lâm nhằm phá huỷ nhiều máy bay và cơ sở vật chất kỹ thuật của địch, làm gián đoạn cầu hàng không Gia Lâm - Điện Biên Phủ. Đồng thời gây tiếng vang về chính trị, làm hoang mang tinh thần địch.

Để chuẩn bị cho trận tập kích, nhiều công việc phải tiến hành khẩn trương, bí mật và cụ thể. Thạch Cầu được Chi uỷ Gia Lâm giao cho trực tiếp phục vụ trận tập kích sân bay Gia Lâm của bộ đội Hà Nội. Những việc phải làm ngay là bảo vệ an toàn cho bộ đội, theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của địch, không để giặc Pháp biết quân ta đang chuẩn bị đánh sân bay Gia Lâm. Du kích Thạch Cầu phối hợp với bộ đội tiền trạm của Hà Nội đào thêm hầm bí mật để giấu quân, giấu vũ khí. Mọi việc đều diễn ra đúng kế hoạch và đến cuối tháng 2 năm 1954 công tác chuẩn bị mới xong. Đêm mùng 2 tháng 3 năm 1954, bộ đội của Hà Nội từ Khoái Châu (Hưng Yên) về vị trí tập kết ở Thạch Cầu.

19 giờ ngày 3 tháng 3 năm 1954, từ vị trí tập kết, tổ đánh xe bọc thép xuất phát tiến về đầu đê làng Lâm Du, bộ phận đánh máy bay lội qua hồ Lâm Du trong đêm giá lạnh. Các chiến sĩ, mỗi người một gói hành trang trong một tấm ni lông, lấy bèo Nhật Bản nguỵ trang rồi từ từ vừa bơi vừa đẩy qua hồ. 20 giờ, các tổ đã đến hàng rào thứ nhất.

22 giờ cắt rào xong, các tổ đánh máy bay tiến vào, tổ 1 vào khu để máy bay ở nhà ga, tổ 2 đánh khu giữa, tổ 3 đánh khu cuối về phía đông. 1giờ 55 phút rạng sáng ngày 4/3/1954, cuộc tấn công bắt đầu. Ta nổ súng giết tên lính gác. Các tổ đồng thời dùng thủ pháo, bộc phá, lựu đạn đánh máy bay, đánh kho xăng và các trại lính giặc. Hàng loạt máy bay địch nổ tung.

Sau vài phút hoang mang, địch kéo còi báo động, đèn pha bật sáng. Các đơn vị địch bảo vệ sân bay triển khai đội hình chiến đấu. Trại lính da đen nổ súng dồn dập trên đường rút lui của ta.

Trận đánh chỉ diễn ra từ 3 đến 5 phút. Theo kế hoạch, các chiến sĩ đánh máy bay rút ra theo đường cũ về thôn Thạch Cầu. Khi anh em về đến Thạch Cầu thì xe tăng địch cũng ra sân bay cứu viện. Ta phá huỷ 18 máy bay các loại của địch, đốt cháy 1 kho xăng, diệt 16 tên địch, ta bị thương 2 người.

Trận đánh đã giáng một đòn nặng vào căn cứ không quân chi viện hoả lực và vật chất cho Điện Biên Phủ. Đồng thời gây ảnh hưởng chính trị to lớn đối với toàn quốc, góp phần cắt đứt tuyến vận chuyển của địch từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ.

Hiện nay, Sân bay Gia Lâm do Bộ Quốc phòng quản lý và tiếp tục phát huy những tiềm năng về quân sự và hàng không dân dụng Việt Nam. Chỉ cần đứng trên đê sông Hồng là ta có thể quan sát toàn bộ không gian của sân bay. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về truyền thống Phòng không - Không quân Việt Nam, ta có thể đến Phòng truyền thống của khu 919 thuộc Binh chủng Phòng không - Không quân.

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2004), Ủy ban nhân dân quận Long Biên đã khánh thành công trình gắn biển di tích cách mạng - kháng chiến Sân bay Gia Lâm theo quyết định của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Công trình được dựng tại khu vực ngoài sân bay tiếp giáp với Trung tâm Văn hoá Hàng không. Đây là khu vực rất thuận tiện để tìm hiểu trận đánh Sân bay Gia Lâm năm 1954 khi mọi người đến tham quan, vui chơi giải trí tại Trung tâm Văn hoá Hàng không./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Di tích Sân bay Gia Lâm (quận Long Biên)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO