Danh thắng & Di tích Hà Nội

Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Văn Phú (quận Hà Đông)

Sơn Dương (t/h) 05/10/2023 09:20

Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm, chúc tết cán bộ và nhân dân thôn Văn Phú, phường Văn Khê nằm ở phía tây nam quận Hà Đông, Hà Nội. Từ cầu Hà Đông đi theo đường Quốc lộ 6 chiều Hà Đông - Ba La 2km đến địa phận phường Văn Khê rẽ trái theo đường bê tông dẫn vào thôn Văn Phú, đi khoảng 500m là đến di tích.

bac-ho-o-van-phu.jpg
Một buổi tuyên dương các em học sinh trên địa bàn phường Phú La tại Khu lưu niệm Bác Hồ ở làng Văn Phú.

Văn Phú là địa phương mang trong mình truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động, anh dũng bền bỉ trong chống giặc ngoại xâm. Văn Phú, Văn Khê sớm có phong trào đấu tranh cách mạng, là một trong những cái nôi cách mạng của thị xã Hà Đông thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Văn Khê đã đóng góp được nhiều sức người sức của cho các thời kỳ kháng chiến của đất nước. Trong giai đoạn xây dựng đất nước, cán bộ và nhân dân Văn Khê từng bước vững vàng vươn lên, thi đua phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương. Trong thời kỳ lịch sử ấy Văn Khê trở thành một trong các điểm sáng của đất nước về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Văn Khê thường xuyên được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo tỉnh về thăm và chỉ đạo Đảng bộ và nhân dân Văn Khê trong phát triển kinh tế - xã hội.

Sáng ngày mồng 1 tết Bính Ngọ (21/01/1966), Bác Hồ về thăm và chúc tết đồng bào xã viên hợp tác xã Văn Phú, xã Văn Khê, huyện Hoài Đức (nay thuộc quận Hà Đông). Đây là một sự kiện đặc biệt thể hiện sự quan tâm, khích lệ động viên của Bác dành cho nhân dân thôn Văn Phú, xã Văn Khê (nay là phường Văn Khê). Cùng đi với Bác có đồng chí Tố Hữu, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, thiếu tướng Hoàng Sâm và các đồng chí lãnh đạo của tỉnh.

Cũng như những nơi khác Bác đến ở tỉnh Hà Tây (cũ), đến Văn Phú Bác vô cùng giản dị, gần gũi với nhân dân. Sáng sớm tinh mơ ngày 1 tết Bính Ngọ xe ô tô đưa Bác đến Văn Phú, xuống xe ô tô Bác vào sân đình, thấy các em thiếu nhi đang vui chơi, biết Bác Hồ đến các em đã vui mừng hò reo, chạy ùa ra sân vây quanh đón Bác. Bác tươi cười xoa đầu các cháu và hỏi chuyện học hành, lao động giúp đỡ cha mẹ. Sau đó Bác đi vào làng và vào thăm gia đình ông Đĩnh, bà Ân ở gần đình làng Văn Phú. Bác ân cần thăm hỏi và chúc tết các gia đình.

Được tin Bác Hồ về thăm và chúc tết, chỉ trong chốc lát từ các cụ già đến bà con xã viên hợp tác xã đã tập trung đông đủ ở đình làng để chúc thọ Bác và nghe Bác nói chuyện.

Sau khi chúc tết cán bộ xã viên Hợp tác xã Văn Phú, Bác hỏi thăm tình hình sản xuất lao động và đời sống nhân dân, Bác ngợi khen hợp tác xã Văn Phú sản xuất khá, đời sống xã viên khá, học hành cũng khá, thế là tốt nhưng còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Bác căn dặn nhiều điều để làm sao nhân dân Văn Phú nói riêng và nhân trong huyện, trong tỉnh nói chung cố gắng phấn đấu hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và góp phần to lớn ủng hộ kháng chiến, thống nhất đất nước.

Sau khi hỏi thăm và căn dặn mọi việc xong, trong không khí vui xuân, Bác Hồ đã giới thiệu đồng chí Tố Hữu làm bài thơ chúc tết, sau đó Bác vui vẻ trao tặng hợp tác xã thiếp chúc tết và chia kẹo cho các cháu thiếu nhi. Bác nói: “Thôn ta tên là thôn Văn Phú. Văn là có văn hóa, Phú là giàu có. Thế tức là phải làm sao sản xuất ngày càng phát triển, thu nhập và đóng góp ngày càng tăng, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, sung sướng và ngày càng có văn hóa. Mọi người có quyết tâm làm được như thế không?

Ngay sau khi Bác ra về, thực hiện lời hứa với Bác Hồ, cán bộ và nhân dân Văn Phú đã hăng hái thi đua thực hiện theo lời Bác dặn và đã đạt được nhiều thành tích to lớn được huyện, tỉnh và Nhà nước ghi nhận. Di tích lưu niệm hiện nay gồm 02 phần chính:

Toà Phương đình nằm trong quần thể di tích đình, chùa làng Văn Phú nơi Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ và nhân dân Hợp tác xã Văn Phú.

Nhà lưu niệm Bác Hồ được xây dựng tại khu đất phía trước toà Phương đình, đây là nơi tưởng niệm Bác và lưu giữ những hình ảnh, kỷ niệm về Bác. Xung quanh di tích được trồng rất nhiều loại cây ăn quả và cây bóng mát./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Góc nhìn đa chiều và sâu sắc của một học giả Nhật về Việt Nam
    Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc góc nhìn của một học giả nước ngoài về Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sbooks xuất bản cuốn sách “Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản” của GS.TS. Furuta Motoo. Không chỉ thể hiện tầm vóc học thuật, cuốn sách còn là sự kết tinh của gần 50 năm gắn bó, nghiên cứu nghiêm túc và đầy tâm huyết của một học giả Nhật Bản dành cho đất nước hình chữ S.
  • Ra mắt sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh
    Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) phối hợp cùng NXB Thông tin và Truyền thông vừa ra mắt độc giả cuốn sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh. Cuốn sách thuộc thể loại tâm lý ứng dụng, tập trung giải mã các biểu hiện tâm lý cực đoan, các hội chứng rối loạn thường gặp và hướng dẫn người đọc thực hành phương pháp Inner Role Therapy – Trị liệu nội vai.
  • Khởi dựng hai chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi dựng chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc.
  • Báo chí Thủ đô đa dạng phương thức tuyên truyền, nâng cao hiệu quả
    Chiều 10/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 7/2025. Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Huy Cường chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
  • Nhiều chính sách ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, sáng 10/7, với tỷ lệ tán thành cao, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố Hà Nội (thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Thủ đô).
Đừng bỏ lỡ
Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Văn Phú (quận Hà Đông)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO