Danh thắng & Di tích Hà Nội

Di tích Hội nghị quân sự Trung Giã (huyện Sóc Sơn)

Sơn Dương (t/h) 05/10/2023 09:05

Di tích cách mạng Hội nghị quân sự Trung Giã, hiện nay thuộc thôn Xuân Sơn, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

hoi-nghi-quan-su-trung-gia.jpg
Hội nghị quân sự tại Trung Giã. Ảnh: Tư liệu

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ làm cho âm mưu xâm lược kéo dài và mở rộng chiến tranh của Pháp, Mỹ bị thất bại, buộc đối phương phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Giơnevơ. Qua nhiều phiên họp trong hội nghị Giơnevơ đưa ra các giải pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương nhưng vẫn chưa đi tới thoả thuận trên hai điểm cơ bản về chương trình nghị sự.

Ngày 11/6/1954, phái viên Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp gặp nhau ở phủ Lạng Thương, bàn thảo về vấn đề tù binh ốm đau, bị thương; các vấn đề liên quan khác và quyết định hai bên gặp nhau vào ngày 19/6 tại làng Ninh Liệt, cách Đa Phúc 9km về phía bắc, trên đường từ Hà Nội đi Thái Nguyên, để thảo luận những thể thức cần thiết và tổ chức cuộc gặp gỡ đầu tiên của đại diện hai Bộ Tổng tư lệnh.

14 giờ chiều ngày 19/6, phía quân đội ta cử trung tá Lê Minh Nghĩa và thiếu tá Lưu Văn Lợi làm phiên dịch đi cùng đến chỗ hẹn. Sĩ quan liên lạc Pháp là thiếu tá Jacquen trao đổi thống nhất các vấn đề về chọn địa điểm làm nơi tổ chức Hội nghị giữa hai đoàn đại biểu. Sau khi xem xét, hai bên đã thoả thuận và đi đến thống nhất chọn khu gò cao của xóm Xuân Sơn (nay là thôn Xuân Sơn, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn) làm nơi họp Hội nghị quân sự. Tại khu vực Hội nghị có lực lượng bảo vệ của hai bên số lượng ngang nhau, trang bị nhẹ. Về quân sự, hai bên sẽ không hành động quanh khu vực Hội nghị, không phục kích, đánh mìn, ném bom, bắn phá từ Cầu Đuống tới thị xã Thái Nguyên.

Sáng ngày 4/7/1954, đoàn đại biểu của ta đến Hội nghị quân sự Trung Giã gồm có: Thiếu tướng Văn Tiến Dũng làm trưởng đoàn; đại tá Song Hào, chính uỷ đại đoàn 308; đại tá Lê Quang Đạo, Cục trưởng Cục Tuyên huấn; trung tá Lê Minh Nghĩa, phụ trách Cục Quân huấn; trung tá Nguyễn Văn Long, Cục Tác chiến. Phiên dịch của đoàn là thiếu tá Lê Văn Lợi. Phụ trách công tác thông tin, báo chí là nhà báo Đào Tùng và Hương Hà, làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê Quang Đạo. Ngoài ra còn có thiếu tá Vũ Xuân Vinh làm thư ký, đại uý Trần Tuấn Anh ghi tốc ký và một số sĩ quan khác.

Đoàn đại biểu của Pháp gồm: đại tá Lennuyơ làm trưởng đoàn; trung tá Lơray, thiếu tá Jacquen, trung tá Trần Văn Chinh, thiếu tá Nguyễn Phước Đăng, đại uý Nguyễn Bưu, đại uý Lowmann và các chuyên viên, bác sĩ, nhà báo, nhiếp ảnh...

Tại phiên họp bế mạc ngày 27/7/1954 ở Trung Giã, có đầy đủ các thành viên của hai phái đoàn, các nhà báo Việt Nam và quốc tế. Lúc này tiếng súng chiến tranh ở Bắc Bộ đã ngừng hẳn, hoà bình bắt đầu lập lại ở Đông Dương, đem lại vui mừng cho nhân dân các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. Ta và Pháp thoả thuận chuyển Hội nghị Trung Giã thành Uỷ ban liên hợp Trung ương, thi hành Hiệp định Giơnevơ như: Trao trả tù binh, quy định quy chế phi quân sự, cấm đưa vũ khí mới vào Việt Nam, tiếp quản Hà Nội, Hải Phòng...

Trong thời gian diễn ra Hội nghị, tỉnh Vĩnh Phúc mà trực tiếp là huyện Đa Phúc (nay là huyện Sóc Sơn) được giao nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ Hội nghị. Công tác bảo vệ và phục vụ Hội nghị được bảo đảm hết sức chặt chẽ và tuyệt đối an toàn. Những cố gắng của quân dân Trung Giã đã tạo điều kiện thuận lợi và góp phần không nhỏ vào thắng lợi của Hội nghị quân sự Trung Giã.

Từ những nội dung giá trị của di tích, năm 2002, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ra quyết định xếp hạng di tích cách mạng Hội nghị quân sự Trung Giã là di tích cách mạng - kháng chiến và cho phép Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn lập dự án trùng tu tôn tạo di tích với các khu: nhà hội trường làm theo lối khung sắt lắp ghép mái tôn; nhà nghỉ của quân đội Pháp cũng được lợp tôn; nhà nghỉ của quân đội nhân dân Việt Nam làm bằng tre nứa lá, mái lợp lá cọ... tất cả được xây dựng trên cơ sở các tư liệu ảnh hiện lưu giữ tại Thông tấn xã Việt Nam và lời kể của các nhân chứng lịch sử./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • “Hiểu con tuốt tuồn tuột”: Bí kíp để trở thành người mẹ hạnh phúc
    Nhân Ngày của mẹ (12-5), Crabit Kidbooks liên kết với NXB Hà Nội ra mặt bộ sách “Hiểu con tuốt tuồn tuột”. Bộ sách gồm ba cuốn mang đến những gợi ý quý báu để mẹ và con có thể hiểu nhau hơn, đồng hành một cách hiệu quả.
  • Hơn 1600 học sinh THCS quận Ba Đình dự thi Olympic cấp quận
    Ngày 10/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỳ thi Olympic các môn văn hóa và khoa học lớp 6,7,8 năm học 2023 -2024 với 1.618 thí sinh dự thi. Thí sinh dự thi với điều kiện đã tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp trường và được nhà trường chọn cử đảm bảo đủ điều kiện.
  • Bệnh viện Trung ương Huế tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5
    Bệnh viện Trung ương Huế tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và tập huấn về “Giao tiếp chuyên nghiệp trong an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc”.
Đừng bỏ lỡ
Di tích Hội nghị quân sự Trung Giã (huyện Sóc Sơn)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO