Hà Nội xưa - nay

Di sản ký ức Hà Nội qua khu tập thể cũ

TS. Lê Việt Liên 07:39 09/08/2023

Hà Nội đang trong bước chuyển mình nhanh chóng cùng với công cuộc hiện đại hóa, đô thị hóa và vấn đề nhà ở cũng vì vậy mà cũng có những đổi thay. Hàng loạt những chung cư, nhà cao tầng mọc lên, các khu đô thị mới xuất hiện ngày càng nhiều tích hợp các tiện ích đi kèm nhà ở đã đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân. Mặc dù vậy, ngay giữa lòng Thủ đô vẫn còn tồn tại một số khu nhà tập thể. Theo các nhà nghiên cứu thì đây cũng chính là di sản kiến trúc gắn với ký ức của người Hà Nội về một thời kỳ khó khăn nh

Mô hình kiến trúc của một thời kỳ lịch sử

Nhà ở tập thể từng là biểu tượng không gian xã hội mới, một trang quan trọng trong lịch sử nhà ở của Việt Nam vào thế kỷ trước. Nhà tập thể không chỉ là nơi để ở mà nó là vật chất hóa một cách rõ nhất của chủ nghĩa tập thể, nơi cá nhân nhường chỗ cho cái chung, trong những không gian chung.

02.jpg
Cầu thang gỗ ọp ẹp dù được gia cố thêm sắt nhưng cũng không gánh nổi sự xuống cấp theo thời gian.

Một trong số những khu nhà tập thể cũ được xây dựng trong thời kỳ hoàng kim của các mô hình cư trú kế hoạch hóa đầu tiên (khoảng từ năm 1954 - 1986) đó là Khu nhà gỗ tập thể số 1, phố Hàm Tử Quan. Đây là khu nhà duy nhất còn sót lại trong số 19 khu tập thể bằng gỗ được xây dựng tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội…

Khu nhà gỗ số 1 Hàm Tử Quan thuộc khu tập thể Bờ Sông (do gần sông Hồng) dành cho các cán bộ viên chức Bộ giáo dục được xây trong thời gian từ 1954 - 1960. Trong cuốn “Tác động kinh tế - xã hội của đổi mới trong lĩnh vực nhà ở đô thị” (Nxb Khoa học xã hội, 1998), tác giả Trịnh Duy Luân và Nguyễn Quang Vinh đã nêu một số đặc điểm kiến trúc của khu nhà này, đó là nhà một tầng hoặc hai tầng. Những căn hộ một tầng thường được xây bằng gạch và lợp mái ngói, bố trí cạnh nhau thành dãy từ 8 đến 10 phòng, mỗi phòng có diện tích 10 đến 18m2 cho 1 gia đình hoặc vài cán bộ độc thân ở. Bếp và khu vệ sinh được bố trí riêng. Những khu nhà 2 tầng có lan can hành lang bằng gỗ, khung và sàn cũng bằng gỗ, tường làm bằng vữa phủ lên khung gỗ và tre, mái ngói. Nhiều nhà có bức vách ngăn bằng tre hoặc cót ép bìa cứng.

Sau giai đoạn đầu thời kỳ xây dựng các mô hình cư trú kế hoạch hóa, những năm 1960 - 1974, Hà Nội xuất hiện những khu tập thể từ 4 đến 5 tầng như khu tập thể dệt 8/3, khu Thọ Lão, Nguyễn Công Trứ và Kim Liên… với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Bắc Triều Tiên. Giai đoạn từ 1975 đến 1986 là những khu tập thể có dáng vẻ hiện đại hơn, độc lập hơn với những công trình phụ được khép kín như Trung Tự, Thành Công, Giảng Võ, Bách Khoa, Thanh Xuân, Kim Giang… Hiện nay những khu nhà chung cư cao tầng, khu đô thị mới dần xuất hiện ngày càng nhiều thay thế cho mô hình nhà tập thể cũ.

Lát cắt về một Hà Nội xưa

Ai đã từng gắn bó với những khu tập thể cũ chắc hẳn đều có chung những ký ức khó quên. Với những người dân trong khu tập thể Hàm Tử Quan, ký ức về một thời gian khó năm xưa dường như luôn hiện hữu mỗi khi nhắc tới. Ông Trương Đình Hiếu, ở số nhà 34 phố Hàm Tử Quan cho tôi xem những bức ảnh chụp khu tập thể từ ngày mình còn trẻ rồi hào hứng kể lại chuyện xưa. Gắn bó với nơi này từ thời tóc còn để chỏm, ông kể hồi đó ngày nào mình cũng leo lên đống tre xem dân quân dựng nhà. “Trước đây, mỗi khu nhà tập thể có một bếp tập thể. Về sau, người dân không còn dùng bếp tập thể nữa, cơ quan cho phép các hộ dùng khoảnh đất lưu không để làm thêm căn bếp. Nhà gỗ 1A có thêm những căn nhà nhỏ xíu mọc ra như chân rết. Dần dần, các hộ dân chuyển ra ở nhà "chân rết" và căn tập thể để làm kho chứa đồ, cho thuê…”, ông Hiếu nhớ lại.

Cô Thơm, một trong số những người hiếm hoi còn sinh hoạt trong khu nhà tập thể gỗ 2 thì vẫn nhớ như in cảnh sinh hoạt quanh năm xưa ở bể nước được xây ở cuối dãy nhà. Cô bảo, vì là nhà tập thể, nên ngày ấy hầu như nhà nào cũng phải có thùng phuy để chứa nước. Hằng ngày người dân phải đi xách nước về đổ vào đó để có nước dùng theo nhu cầu thiết yếu cho việc nấu cơm, vệ sinh cá nhân đơn giản. Còn chuyện giặt giũ, tắm rửa… phải ra bể nước hoặc khu vệ sinh công cộng. Lũ trẻ con trong khu tập thể thì có thú vui mỗi kỳ nghỉ hè là hò nhau đi xách nước, hoặc khi đi học về, giúp mẹ bằng cách đi ra bể nước công cộng rửa rau. Bể nước tập thể là một không gian công cộng sinh động. Tại đó, người ta có cơ hội giao tiếp với nhau, nói chuyện chính trị, chuyện bóng đá… và tất cả những câu chuyện liên quan đến đời sống.

Khu tập thể nhà gỗ số 1 nằm trong phường Chương Dương cũng như một số phường khác như Phúc Tân, Bạch Đằng, Vạn Kiếp, An Dương… là những phường nằm trong đê, luôn bị cảnh lũ lụt hàng năm do nước sông Hồng dâng cao. Với những người dân khu tập thể cũ nói riêng và những người dân vùng trong đê thì sẽ mãi không thể quên được mỗi mùa lụt. Mất điện, mất nước, nhà nào có điều kiện thì đi sơ tán, còn không thì ở lại và nhận sự cứu trợ từ bên ngoài. Người lớn thì sẽ rất vất vả trong việc đi xoay xở thức ăn, nước uống, còn trẻ con thì thích thú vì được thả thuyền giấy và được đi thuyền trên nước. Những căn nhà gỗ tập thể với kết cấu 2 tầng, người ở tầng 1 sẽ chuyển hết đồ dùng cần thiết lên tầng 2. Mọi người giúp đỡ chia sẻ với nhau từng bữa ăn, giọt nước khan hiếm. Một số nhà còn di chuyển hết đồ đạc lên đê để sống tạm qua ngày. Khi lũ lụt lên cao cũng khiến họ phải “ra đê mà ở” vì đê là chỗ cao nhất mà con nước chưa ngập tới và là chỗ trú ngụ an toàn của người dân. Con đê, đó là một không gian công cộng vô cùng thú vị của những người sống trong khu tập thể nhà gỗ khi mùa hè nóng nực gõ cửa. Trẻ con, người lớn, người cầm quạt nan, người mang chõng, ghế, nhà nào sang hơn vì có người đi Liên Xô về thì mang theo giường bạt… Tất cả đều lên bờ đê hưởng không khí mát mẻ bởi lúc đó, chỉ có bờ đê là nơi thoáng nhất, mát nhất. Buổi chiều về, con đê cũng là sân chơi công cộng cho lũ trẻ con thả diều, đá bóng, nhảy dây…

Ký ức biểu đạt qua di sản

Khi nghiên cứu về “Di sản là gì? Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế”, tác giả Martin Rama cho biết, để lọt vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO, một điểm văn hóa cần đáp ứng ít nhất một trong sáu tiêu chí: đại diện cho một kiệt tác của thiên tài sáng tạo nhân loại, quan trọng trong giới hạn về kiến trúc, công nghệ, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan; là một chứng thực độc đáo về truyền thống văn hóa; là một ví dụ nổi bật về một kiểu tòa nhà; là ví dụ xuất chúng cho một khu định cư; hoặc được liên kết trực tiếp với các sự kiện trọng đại”. Với một vài tiêu chí như vậy, các khu tập thể cũ có thể coi là di sản.

01.jpg
Giữa mái tầng 2 và trần nhà tầng 1 là nơi... sinh sống của bầy chuột. Dù muốn sửa chữa, nhưng mấy chục năm nay, không ai dám bóc lớp gỗ ngăn cách giữa 2 tầng. Bởi thế, người dân hay gọi đùa một cách hóm hỉnh đây là "chung cư ổ chuột"theo đúng nghĩa đen của nó.

Không chỉ Martin Rama, trước đó nhiều chuyên gia của Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cũng đã đề xuất các khu tập thể cũ tại Hà Nội được công nhận là những công trình kiến trúc di sản của giai đoạn 1954 - 1986. Họ mong muốn, một số công trình tiêu biểu sẽ được chọn, tu bổ và phục hồi để gìn giữ trước khi các khu tập thể cũ được phá đi xây dựng lại.

Khu nhà tập thể đó là một biểu tượng về di sản văn hóa nhà ở một thời đáng được nghiên cứu trước khi mà cả “vật chứng” và “nhân chứng” có thể không còn hiện hữu bởi sự khắc nghiệt của thời gian. Ngày nay, cùng với thời gian, các công trình này đang đứng trước sự lựa chọn và thách thức là được cải tạo, hoàn thiện hoặc phá bỏ xây dựng mới. Việc lựa chọn giải pháp thường chủ yếu dựa trên yếu tố quy mô, sự xuống cấp, độ nguy hiểm, còn những yếu tố giá trị phi vật thể, giá trị văn hóa dường như không được xem xét. Do vậy, cần có quy chế bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản kiến trúc đối với những công trình tiêu biểu cho một thời kỳ phát triển của đất nước./.

Bài liên quan
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
(0) Bình luận
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Phố Châu Long - ký ức đẹp Hà Nội một thuở
    Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, phố Châu Long (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn còn giữ lại vẻ đẹp của một Hà Nội xưa sâu lắng, sang trọng mà gần gũi, kiêu sa mà mộc mạc… trong ký ức của những người yêu biết bao nhiêu mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
  • Chợ Bắc Qua và ký ức gánh hàng của mẹ
    Mỗi lần có dịp đi qua chợ Bắc Qua, tôi lại nhớ hình dáng mẹ với đôi quang gánh trên vai chở những lo toan cho gia đình những năm 80, 90 của thế kỷ trước.
  • Ra mắt Trung tâm Thiết kế sáng tạo làng nghề đầu tiên tại Bát Tràng
    Trong khuôn khổ Lễ khai hội làng gốm cổ Bát Tràng, UBND xã Bát Tràng đã ra mắt Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch (gọi tắt là Trung tâm Thiết kế sáng tạo).
  • Làng nghề bánh cuốn Thanh Trì đón nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội"
    Ngày 9/3, UBND quận Hoàng Mai tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” đối với làng nghề bánh cuốn Thanh Trì, phường Thanh Trì.
  • Nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Ngày 17/2, tại di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia Đình Phú Gia, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Xôi Phú Thượng lần thứ VII và công bố Quyết định ghi danh Nghề Xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Bữa tiệc của Elsa"- Vở nhạc kịch đậm tính nhân văn dành cho thiếu nhi
    Đón chào mùa hè 2024, Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng và cho ra mắt vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi "Bữa tiệc của Elsa". Vở nhạc kịch do tác giả Trần Lệ Chiến viết kịch bản, NSƯT Lê Ánh Tuyết và Đào Duy Anh đạo diễn.
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Sân khấu học đường: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Giáo dục của Thủ đô
    Hàng trăm học sinh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không rời mắt khỏi 2 vở diễn Sự tích cây nêu ngày Tết và Mồ Côi xử kiện do Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức và biểu diễn; qua đó cho thấy hiệu quả của Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong Chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án sân khấu học đường).
  • Quận Ba Đình (Hà Nội) trao giải cuộc thi Olympic
    Sáng 20/5, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức tổng kết và trao Giấy chứng nhận học sinh giỏi (HSG) trong cuộc thi Olympic các môn văn hóa và Khoa học lớp 6,7,8 cấp THCS quận Ba Đình năm học 2023 - 2024. Bà Phạm Thị Diễm - Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình dự và trao giải cho các em học sinh.
Đừng bỏ lỡ
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
Di sản ký ức Hà Nội qua khu tập thể cũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO