Hà Nội xưa - nay

Tục đánh cá tế Thành hoàng làng Trể

Vũ Quang Liễn 07:16 31/05/2023

Lời tòa soạn: Từ trước tới nay đã có nhiều cuốn sách viết về lễ hội vùng Thăng Long – Hà Nội miêu tả tỉ mỉ từ kiến trúc đình/ đền, giới thiệu sự tích các vị thần, đội hình rước sách đến các trò chơi dân gian trong lễ hội. Tuy nhiên, về lễ vật dâng các vị thần thì chưa có cuốn sách nào đề cập một cách đầy đủ và chính xác. Có thể coi đây là nghệ thuật cao nhất của ẩm thực Thăng Long – Hà Nội. Từ số tạp chí tháng 5, Người Hà Nội sẽ giới thiệu với bạn đọc loạt bài viết các lễ vật dâng thần trong lễ hội Thăng Long xưa và Hà Nội nay của các cây bút là hội viên Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội. Thân mời độc giả cùng đón đọc!

Làng Trể là tên nôm làng Tri Chỉ, trước thế kỷ XIX là xã Tri Chỉ, tổng Hòa Mỹ, huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng; trước năm 1945 là xã Tri Chỉ, tổng Tri Chỉ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông; nay thuộc xã Tri Chung, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

dinh-lang-tri-chi.jpg
Nghi môn đình làng Tri Chỉ: Ảnh: Nguyễn Văn Công

Đình làng Trể thờ 4 vị thần, trong đó có Thành hoàng Vũ Văn An, húy là Kiêm, sinh năm 1589, người làng Tri Chỉ. Lúc trẻ, ông học giỏi, đỗ cao, làm quan đời vua Lê Kính Tông, được vua ban tước “Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Thượng bảo tự khanh Mỹ thịnh bá”.

Năm 61 tuổi, ông về hưu dưỡng tại quê nhà, được vua cấp cho điền thổ, vàng bạc. Do có nhiều đóng góp trong việc trị nước yên dân, vua còn cho ông thêm khoản tiền lớn bằng giá trị ba phiên chợ Đồng Xuân.
Về sống cuộc đời bình dị nơi quê nhà, ông cấp tiền cho người nghèo, cấp tiền cho trẻ con đi học; làm lại ngôi đình quay về hướng Tây; khơi thông hồ nước cạnh đình để dân tiện sinh hoạt… Do để lại nhiều ơn đức cho dân, sau khi ông mất, được dân tôn làm Thành hoàng làng.

Hằng năm, tại ngôi đình ông dựng ngày xưa, làng mở hội từ ngày mồng một đến mồng năm tháng Tư âm lịch tri ân công đức của ông. Trong hội có nhiều trò chơi dân gian nhưng không có trò nào vui bằng trò đánh bắt cá mè to tại hồ đình vào ngày 30 tháng Ba, trước chính hội một ngày.

Theo lệ làng, mỗi năm một giáp đăng cai đánh cá thờ. Giáp này được quyền lựa chọn mỗi giáp 3 tráng sĩ, cả 6 giáp là 18 người. Những người này đầu quấn khăn đỏ, đai quấn bao xanh. Mỗi giáp có một cái nơm, một vó, một vẹ… Cuộc thi từ đầu giờ Tý đến hết giờ Sửu (từ 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng). Những con cá to bắt được người ta đưa vào một cái cháng. Cháng là một tấm lưới dài 5 mét, rộng 2 mét, đóng cọc chăng dây và quây trên đường cái. Những tráng sĩ thi thố tài khéo léo trong một hồ nước sâu 1,5 mét. Đến cuối giờ Sửu mà chưa bắt được cá to thì mỗi giáp được cử thêm hai tráng sĩ, tổng cộng là 30 người. Ba mươi người này, bắt cá trong một giờ nữa là kết thúc.

Tiếp đến là việc chọn cá trong cháng. Mỗi giáp cử một cô gái tân tìm những con cá lớn nhất. Cá phải đẹp màu, không mất vẩy và vây thì mới đạt yêu cầu. Sau đó là nấu cá. Nguyên liệu chính là cá, su hào thái tùy to nhỏ, hành tươi, củ vẹ, thì là, răm, nghệ, cà chua. Các gia vị này để trang trí mâm cỗ cá nên không được thái nhỏ. Cá đun chín đặt nguyên hình vào mâm thau. Chiếc mâm thau có độ uốn cong lên thành miệng. Sắp đặt lễ xong, con cá nằm trên mâm vẫn giữ nguyên hình như cá còn sống bơi trên đám rong trong hồ nước. Su hào kê kèm con cá để cá không ngả nghiêng trên mâm. Tế thần xong, hai người bê mâm cá xuống mà cá vẫn nguyên vẹn thì được giải. Mâm cá lễ này làng biếu ông Chánh tổng, ông Lý trưởng và cụ soạn văn tế. Cá loại nhì còn sống thì biếu từ Phó Tổng đến các Thủ giáp trong làng.

Vào cuối ngày 30 tháng Ba, con cháu các giáp trong làng đều nhảy xuống hồ bắt cá. Bắt cho kỳ hết, chỉ khi có tiếng trống nổi lên thì cuộc bắt cá dưới hồ mới kết thúc. Cá bắt được ở các giáp đem chia cho các gia đình trong giáp, gọi là lộc Thánh ban.

Giáp nào đánh bắt được nhiều cá nhất làng có thưởng. Giáp nào đánh bắt được ít cá nhất làng sẽ phạt. Sau đó, các giáp phải mua cá giống thả vào hồ để năm sau làng có cá to làm cỗ tế thần vào hội tháng Tư./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Hội Điện ảnh Hà Nội: Nhiều hoạt động ghi dấn ấn trong năm 2024
    Sáng ngày 11/12, Hội Điện ảnh Hà Nội đã tổ chức Lễ tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
  • Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay
    Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ UCARE, khẳng định năng lực chuyên môn vượt trội trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh mề đay (mày đay) theo tiêu chuẩn quốc tế GA2LEN.
Đừng bỏ lỡ
Tục đánh cá tế Thành hoàng làng Trể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO