Hà Nội xưa - nay

Con phố vinh danh người anh cả của phi công tiêm kích Việt Nam

Ly Ly 07:32 18/04/2023

Năm 2022, Hà Nội đã đặt tên cho 41 tuyến đường, phố mới. Trong số đó, đáng chú ý là con đường mới mang tên Đào Đình Luyện - vị Thượng tướng có nhiều đóng góp cho Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng Không quân nói riêng.

1.jpg
Thượng tướng Đào Đình Luyện

Thượng tướng Đào Đình Luyện tên thật là Đào Mạnh Hùng, sinh ngày 5/1/1929 trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống cách mạng ở thôn Phụng Công, xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Ông là một trong những người con ưu tú, một trong hai vị Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam được sinh ra từ “Quê hương 5 tấn”.

Từ thuở nhỏ, cậu bé Đào Mạnh Hùng đã tỏ rõ tư chất thông minh thiên bẩm và trí tuệ, học rất giỏi; hết trường làng, lên trường huyện rồi trường tỉnh Thái Bình. Theo các cụ cao tuổi cùng trang lứa trong thôn kể lại, cậu học trò Đào Mạnh Hùng luôn là học sinh xuất sắc ở mọi bậc học.

Tháng 8/1945, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Đào Mạnh Hùng lấy tên là Đào Đình Luyện đã hăng hái xung phong lên đường tham gia lực lượng quân sự địa phương, khi chưa tròn 16 tuổi. Chỉ vài tháng sau, vào tháng 10/1945, chiến sĩ Đào Đình Luyện đã vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Những năm tiếp theo, ông tham gia chiến đấu ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng trên cương vị Trung đội trưởng thuộc Trung đoàn 44 (Liên khu 3). Sau đó, đơn vị của ông được Bộ điều lên Chiến khu Việt Bắc trong đội hình của Trung đoàn 141, Đại đoàn 312 để bảo vệ Trung ương.

Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, ông cùng đơn vị tham dự hầu hết các chiến dịch. Đặc biệt, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312 của ông đã vinh dự được đánh trận mở màn chiến dịch, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Him Lam, lúc đó ông là Chính uỷ Trung đoàn.

Tháng 10/1955, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Sư đoàn 312, khi chưa đầy 26 tuổi. Đến tháng 2/1956, ông nhận nhiệm vụ dẫn đầu đoàn học viên đi học lái máy bay tiêm kích đầu tiên tại Trung Quốc. Ngày 30/5/1963, Trung đoàn Không quân tiêm kích 921, mật danh là Đoàn Sao Đỏ tại cao nguyên Vân Quý (Mông Tự, Trung Quốc) được thành lập, ông được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng.
Cho dù ở bất kỳ cương vị nào, từ Trung đội trưởng đến Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 921, rồi Tư lệnh Binh chủng Không quân, Tư lệnh Quân chủng Không quân cho đến khi là Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Đào Đình Luyện luôn thể hiện là một vị tướng khiêm tốn, giản dị, gần gũi. Tên tuổi và sự nghiệp của ông gắn liền với lịch sử hào hùng, truyền thống vẻ vang và từng bước trưởng thành của lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam.
Thượng tướng Đào Đình Luyện, Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn Không quân tiêm kích 921, được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Không quân Việt Nam suy tôn là “Người anh cả” của phi công tiêm kích Việt Nam. Dấu ấn của ông gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng như: “Chiến dịch Sấm Rền” (1965-1968); Tổ chức một đội bay đặc biệt bay trong lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh; những trận đánh làm nên chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” mang tầm vóc thời đại vào cuối tháng 12 năm 1972…

2.jpg
Tuyến phố Đào Đình Luyện tại quận Long Biên, Hà Nội.

Cuộc đời cách mạng của Thượng tướng Đào Đình Luyện đã trải qua nhiều chức vụ quan trọng: Tư lệnh Binh chủng Quân chủng Không quân, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân uỷ Trung ương), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VI và VII; đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa VII, VIII, IX. Ông được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công (hạng Nhất, hạng Nhì) cùng nhiều danh hiệu cao quý khác. Bên cạnh đó, với tài năng, trí tuệ, kinh nghiệm trong công tác và chiến đấu, Thượng tướng Đào Đình Luyện đã rèn luyện, bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ trưởng thành, nhiều đồng chí được giữ trọng trách cao của Đảng, Nhà nước, Quân đội sau này.

Ghi nhận công lao và đóng góp của ông, ngày 8/12/2022, theo Nghị quyết số 27/2022/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hà Nội về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2022, tên ông được đặt tên cho một tuyến phố tại quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

Theo đó, phố Đào Đình Luyện có chiều dài 1.420m, rộng 30m (lòng đường 7,5m x 2 làn, dải phân cách giữa rộng 3m, vỉa hè mỗi bên rộng 6m); đoạn từ ngã tư giao cắt phố Đoàn Khuê - Đào Văn Tập tại Khu đô thị Vinhome Riverside đến ngã ba giao cắt đường Nguyễn Văn Linh tại số 41. UBND quận Long Biên đã xây dựng kế hoạch tổ chức trọng thể lễ khánh thành và gắn biển tên đường Đào Đình Luyện diễn ra vào sáng ngày 2/4/2023.

Chia sẻ cảm xúc với phóng viên Người Hà Nội trước sự kiện khánh thành tên đường Đào Đình Luyện tại Hà Nội, anh Đào Nhật Anh - cháu nội của Thượng tướng Đào Đình Luyện cho biết, anh cảm thấy rất vui và tự hào khi giờ đây tên của ông mình được đặt cho một tuyến đường tại Thủ đô Hà Nội. “Được sinh ra và lớn lên trong gia đình quân đội, đặc biệt có ông nội là một vị tướng cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng là điều may mắn đối với tôi. Ông là người rất cương nghị, cương quyết trong công việc nhưng rất gần gũi và luôn quan tâm đến mọi người. Tất cả những câu chuyện về bản lĩnh, trí tuệ, khí chất của ông trong công việc và cuộc sống thực sự đã tạo động lực và truyền cảm hứng cho tôi phấn đấu thực hiện tốt nhất lý tưởng, mục tiêu của mình, để sao cho xứng đáng với truyền thống của gia đình nói chung và với ông nói riêng”, anh Đào Nhật Anh xúc động chia sẻ.

3dao-dinh-luyen.jpg
Gia đình Thượng tướng Đào Đình Luyện trao tặng kinh phí hỗ trợ sửa chữa nhà cho thân nhân người có công với Cách mạng.

Trưởng phòng xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bùi Minh Hoàng cho biết, đặt tên đường phố không đơn thuần chỉ để phục vụ công tác quản lý đô thị và nhận biết địa chỉ giao dịch, mà còn có ý nghĩa lớn góp phần lan tỏa các giá trị về văn hóa, con người. “Mỗi tên đường, tên phố được lựa chọn thể hiện sự tri ân đối với các bậc anh hùng, danh nhân, nhân vật lịch sử và cũng là dịp để trao truyền, giáo dục cho thế hệ mai sau về truyền thống lịch sử, "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc”, ông Bùi Minh Hoàng nhấn mạnh.
Trước đó, tên Thượng tướng Đào Đình Luyện đã được đặt cho một tuyến đường tại thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình. Việc đặt tên đường phố ở Thủ đô Hà Nội thêm một lần nữa khẳng định những đóng góp to lớn của Thượng tướng Đào Đình Luyện với đất nước nói chung và lực lượng không quân nói riêng; góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Con phố vinh danh người anh cả của phi công tiêm kích Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO