Hà Nội xưa - nay

"Phố Hàng Đàn" 

Kim Ngân 07:31 16/05/2023

Phố Hàng Đàn thực chất là phố Hàng Quạt ngày nay.

Phố Hàng Đàn chính là một trong ba con phố cũ rất nhỏ gộp lại: nửa phía đông là phố Hàng Quạt (cũ), giữa là Hàng Đàn, nửa phía tây là phố Mã Vĩ , nguyên thuộc đất thôn Tố Tịch và thôn Thuận Mỹ.

Thời Pháp thuộc gọi là Rue des Eventails (dịch đúng nghĩa đen), năm 1945, chính quyền thành phố Hà Nội đã chính thức đổi tên phố là phố Hàng Quạt.

Phố Hàng Quạt dài chừng 200m, nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cách Hồ Gươm chừng 200m về hướng tây-bắc. Đầu phía đông giáp phố Lương Văn Can, cuối phố giáp ngã ba Hàng Nón – Hàng Hòm, ở giữa giáp phố Tố Tịch, cả ba ngả này đều thông ra phố Hàng Gai.

Đoạn đầu phố xưa cũng gọi là Hàng Quạt, có những cửa hàng bán quạt của gia đình tự sản xuất và của cả những nơi khác chở đến nữa. Nghề làm quạt do một số người dân gốc làng Đào Xá, tên nôm là Đầu Quạt (tỉnh Hưng Yên) đem tới. Họ cư trú ở đây, làm quạt, lập đình thờ vị tổ nghề họ Đào.

Tuy nhiên, quạt được bày bán còn có nhiều loại khác như: quạt Lủ (làng Kim Lũ), quạt Hới (làng Hải Yến, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên), quạt Vạc (làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai), quạt Vẽ (làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm)…

pho-hang-dan-cu.jpg
Phố Hàng Đàn ngày xưa - Ảnh minh họa.

Đoạn giữa phố Hàng Quạt vốn có tên Hàng Đàn. Vì xưa kia nhiều nhà làm và bán các loại đàn nguyệt, đàn tranh, đàn bầu, nhị, hồ… Hồi đó gần như không có cửa hàng lớn, mà chỉ có những gia đình thợ thủ công sống về nghề mộc.

Từ đầu thế kỷ 20, chủ yếu các hộ dân làm và bán những đồ gỗ chạm như long đình, kiệu bát cống, song loan… Rồi họ kinh doanh cả đồ gỗ thông thường như bàn, ghế, tủ, chạn… nhưng phổ biến nhất vẫn là đồ thờ cúng, tế tự.

Đoạn cuối phố Hàng Quạt ngày nay, từ đền Dâu đến ngã ba Hàng Hòm – Hàng Nón, trước gọi là phố Mã Vĩ (tức “đuôi ngựa”). Phố này chuyên làm và bán các loại áo mũ triều phục, trang phục tuồng, chèo, lễ hội, cờ, phướn, trướng, lọng và một số đạo cụ sân khấu làm bằng lông đuôi ngựa … Từ cuối thế kỷ 20 chỉ một vài trong số những nghề trên là còn có khách hàng; nhiều hộ dân đã chuyển sang kinh doanh đồ thờ cúng và vật liệu trang trí như: các loại sơn, giấy dán tường...

Nhìn chung ngày nay ở phố Hàng Quạt không còn bán quạt và đàn nữa. Người dân các nơi chủ yếu đến đây để mua các mặt hàng khác như bàn thờ lớn nhỏ, tranh thêu, chữ, câu đối, cờ, trướng được dùng vào việc hiếu, hỷ, chúc thọ, khen thưởng.

Trên phố, bên cạnh trường giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố tồn tại đã lâu đời thì còn có trường THCS Nguyễn Du và trường Nguyễn Bá Ngọc là những cơ sở giáo dục khá lớn được xây dựng khang trang.

Bài liên quan
  • Lễ hội đền Lê ở xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất
    Định kỳ 3 năm, vào ngày 16,17,18 tháng 2 âm lịch, cán bộ và Nhân dân thôn Lại Thượng, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất (Hà Nội) lại tưng bừng mở hội đền Lê để tưởng nhớ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm. Nét đẹp văn hóa được địa phương gìn giữ, phát huy từ nhiều năm nay.
(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
"Phố Hàng Đàn"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO