Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đền Yên Thành (quận Ba Đình)

Sơn Dương (t/h) 09/08/2023 11:27

Đền Yên Thành thuộc địa phận phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội.

den-yen-thanh.jpg
Đền Yên Thành

Đền Yên Thành là tên gọi theo địa danh của làng Yên Thành xưa. Thời Lê, Yên Thành là một trong số 8 làng có tên gọi bắt đầu bằng chữ “Yên”, thuộc tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận. Tám làng đó ở vị trí giữa Trúc Bạch và hồ Mã Cảnh (Cổ ngựa). Tám làng có vị trí từ đông sang tây là: Yên Thuận, Yên Ninh, Yên Thành, Yên Viên, Yên Cảnh, Yên Diên, Yên Định và Yên Quang. Đền Yên Thành hiện nay ở số nhà 28 phố Phan Huy Ích, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Đền Yên Thành có lịch sử tạo dựng khá sớm. Đền là nơi duy nhất thờ vua bà Lý Chiêu Hoàng và 8 vị vua triều Lý ở nội thành Hà Nội. Triều đại nhà Lý trải qua 216 năm (1009 - 1225), chín đời vua lấy quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô Thăng Long - là một trong những triều đại mở đầu cho việc xây dựng nền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta sau 1000 năm Bắc thuộc.

Ngôi đền là di tích tín ngưỡng thờ thần hoàng làng. Thần là vị vua bà duy nhất ở kỷ nguyên Đại Việt dài tám thế kỷ, trải từ triều Lý đến thời hậu Lê. Vua bà Lý Chiêu Hoàng tuy chỉ ở ngôi hoàng đế trong hai năm, sau đó phải chuyển ngôi cho Trần Cảnh, nhưng bà là người vốn có tư chất hiền thục, là người con hiếu thảo với tổ tông, biết nối dòng giữ nước. Bà là một vị hoàng đế cuối triều Lý, là hoàng hậu Chiêu Thánh của triều Trần nhưng luôn quý trọng việc nối dòng giữ nước hơn cả biển bạc núi vàng. Suốt cuộc đời bà đã hy sinh và chịu đựng nhiều gian khổ, khi dời cung cấm đi ngao du, giảng kinh Phật ở nhiều nơi, bà luôn giúp dân phát chẩn bần cứu tế khuyên dân chăm lo làm ăn. Khi mất, bà được nhân dân nhiều nơi như làng Giao Tự, làng Cổ Pháp quê hương, làng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận, thành Thăng Long tôn làm thành hoàng làng. Các triều đại về sau đều ban sắc phong thần. Sự hiện diện của phúc thần Lý Chiêu Hoàng và 8 vị vua triều Lý thờ tại đền Yên Thành là nguồn tài liệu quý giá trong việc tìm hiểu về phong tục tập quán của một cộng đồng dân cư trong nội thành Thăng Long từ triều Lý qua các triều đại kế tiếp sau.

Đền Yên Thành là một kiến trúc tín ngưỡng, có quy mô không lớn, toạ lạc trong khu vực phố phường đông dân cư. Di tích đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nhưng công trình kiến trúc chính của đền vẫn được bảo tồn cơ bản so với kiến trúc cũ. Trong các nếp nhà, lối kết cấu truyền thống vẫn được bảo lưu, các mảng chạm trang trí trên bẩy hiện, kẻ, trụ, đấu được thể hiện mạch lạc, chau chuốt mang giá trị nghệ thuật thế kỷ XIX - XX.

Di tích đền Yên Thành hiện còn bảo lưu nhiều di vật có giá trị trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà như: Bộ sưu tập tượng thờ nghệ thuật thế kỷ XIX; các di vật khác như kiệu rước, hương án, sập thờ, cửa võng… là những hiện vật mang giá trị nghệ thuật cao của thế kỷ XIX. Những di vật của đền được những nghệ nhân xưa tạo tác rất công phu, tỷ mỷ và sơn son thếp lộng lẫy, đặc biệt là pho tượng bà Lý Chiêu Hoàng được thể hiện mang tính chân dung cao.

Nguồn tư liệu thành văn còn lưu lại tại đền như: thần tích, bia đá, hoành phi, câu đối là nguồn sử liệu quý góp phần tìm hiểu về lịch sử văn hoá, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư.

Đền Yên Thành đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2002./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Lan tỏa tinh thần yêu chuộng hòa bình, đoàn kết, phát triển của tuổi trẻ Thủ đô
    Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và các ngày lễ, kỷ niệm quan trọng trong năm 2024, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức “Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III năm 2024” với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, đoàn kết, hữu nghị và phát triển của tuổi trẻ Thủ đô.
  • Ấn tượng sinh viên trường múa biểu diễn trong kỳ thi tốt nghiệp
    Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức Chương trình thi Tốt nghiệp trình độ Trung cấp vào 3 ngày 14/5 đến 16/5 vừa qua với những nội dung thi như: múa cổ điển Châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam, múa đương đại,…
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Vinamilk & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam lần thứ 17 thêm nhiều bữa có sữa cho trẻ em
    Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đền Yên Thành (quận Ba Đình)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO