Lý luận - phê bình

Day trở một nỗi niềm thanh khiết

Lời bình của nhà thơ Nguyễn Thanh Kim 18/08/2023 08:19

Trần Hòa Bình vốn là nhà giáo, đồng thời là nhà thơ. Nhà giáo/ người truyền đạt kiến thức, còn nhà thơ thì... phụ thuộc vào xúc cảm, vào những khoảnh khắc tâm trạng xuất thần, của phấn hứng sáng tạo... Dẫu đọc nhiều, đi nhiều, viết nhiều, sống và chiêm nghiệm nhưng cái được của nhà thơ là thu lại rất ít ỏi.

anh-mai-tam.jpg

Bạn đọc yêu thơ, nhớ đến thơ Trần Hòa Bình là bài “Thêm một”. Anh thường tâm sự: Với Bình, thích thơ thì làm, làm nhiều "sản xuất" thơ nhiều chỉ khổ cho bạn đọc ở thời buổi "lạm phát" thơ này. Lâu không đọc thơ Bình, tình cờ tìm được "Bài hát ru hoa sen" tôi đọc ngay vì lẽ bài thơ có liên quan đến vùng đất quê tôi, vùng Từ Sơn - Bắc Ninh; thứ nữa ít nhiều "đụng chạm" đến đời riêng của anh.

Bài thơ được viết trong đêm (khi bốn bề im ắng) ở một nghịch lý ru sen ngủ nhà thơ lại thức ngổn ngang bao nỗi niềm khi nhớ về một vùng quê ngan ngát hương sen với những nét thật gần gũi mà anh thương nhớ: “Ngủ đi những đóa sen/ Sen mọc bên nhà em/ Ta hái về thành phố/ Đêm nay Từ Sơn ta nhớ/ Đêm nay Từ Sơn còn nhớ ta…” Trong cô đơn, nhà thơ chỉ biết gửi gắm lòng mình vào những đóa hoa và tự hỏi: “Hạnh phúc là gì, hạnh phúc có thật không?/ Ôi những đóa sen dè dặt cánh hồng”. Bình cầu mong trong một trạng thái bị dằn vặt và nỗi giày vò: “Ngủ đi những đóa hoa vợ chồng/ Ta ru hoa một đêm dài đơn độc/ Và em nữa, đã bao giờ em khóc/ Trước hồn hoa trong vắt một ước nguyền/ Trước những cánh sen quay trong gió như thuyền…” Trong sự tự thức: “Những bông hoa ta hái về chậm trễ” ấy nhưng ở Bình vẫn day trở một nỗi niềm trong sự thanh khiết của một người không dễ thổ lộ lòng mình ở cái tuổi đã ngoài bốn mươi: “Ta thương em mà không sao thưa được/ Ta yêu em mà không sao nói được/ Sen ngủ trong bình, em thức trong ta…” Ca dao cổ có câu "Cá buồn cá trở đầu đuôi/ Người buồn lên ngược xuống xuôi vẫn buồn". Huống chi là Bình vốn dễ xúc động, anh đã nén nỗi đau tan vỡ trong cảnh ngộ riêng mà: “Hãy mơ giùm ta một mùa đôi lứa”, thầm mong đợi: “Hết khổ đau lại chập chờn hy vọng trong một cảnh huống của hồi tưởng: “Nhớ về một đầm sen/ Thổi gió dài tóc em…”, mà sao hương hoa tình yêu, nỗi nhớ nhung cứ mãi phảng phất quanh ta.

"Bài hát ru hoa sen" của Trần Hòa Bình xoay quanh trục tâm điểm: Nỗi lòng và sự không bình ổn của nhà thơ và tập trung ở 3 đối tượng: “Ta thức/ Ru hoa ngủ và “Em vắng xa”. Ớ đây hoa chỉ là cái cớ cho nhà thơ ký thác tâm sự với em thông qua bài hát ru với nhiều cung bậc tình cảm. Buồn mà không thất vọng, bâng khuâng xao xuyến mà vẫn không rơi vào bi lụy, cô đơn vẫn nồng ấm tình đời, niềm riêng vẫn rộng ra với tình yêu lứa đôi... Tôi mừng cho Bình trong "Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương" (Chế Lan Viên)/ một vùng quê dẫu sao cũng cho Bình giữ được trạng thái bình ổn trong đời sống tâm hồn. Và mừng hơn nữa là anh có thêm một bài thơ hay cho bạn bè và cho những người yêu thơ.

Bài hát ru hoa sen

Ngủ đi những đóa sen
Hoa mọc bên nhà em
Ta hái về thành phố
Đêm nay Từ Sơn ta nhớ
Đêm nay Từ Sơn còn nhớ ta?
Ngủ đi những đóa hoa
Giấc mơ yêu nồng thắm của
ta
Hết khổ đau lại chập chờn
hy vọng
Hạnh phúc là gì, hạnh phúc
có thật không?
Ôi những đóa sen dè dặt
cánh hồng...
Ngủ đi những đóa hoa vợ
chồng
Ta ru hoa một đêm dài đơn
độc
Và em nữa, đã bao giờ em
khóc
Trước hồn sen trong vắt một
ước nguyền
Trước những cánh sen quay
trong gió như thuyền?
Ngủ đi - nhưng đừng vào lãng
quên
Những đóa sen ta hái về
chậm trễ
Ta thương em mà không sao
thưa được
Ta yêu em mà không sao nói
được
Sen ngủ trong bình em thức
trong ta...
Ngủ đi những đóa hoa lạ nhà
Hãy mơ giùm ta một mùa hoa
đôi lứa
Đêm nay hồn ta lại nở
Nhớ một đầm sen
Thổi gió dài tóc em...

Trần Hòa Bình

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Hà Nội chủ động ứng phó với mưa lớn
    Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động ứng phó với mưa lớn, giảm thiểu thiệt hai do thiên tai.
  • Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài đoạt giải Vàng Kiến trúc Quốc gia
    Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài (TP Huế) vừa được vinh danh giải Vàng hạng mục “Công trình Kiến trúc Đặc biệt” và giải “Vì sự phát triển Kiến trúc” tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Day trở một nỗi niềm thanh khiết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO