nhà thờ

Thơ Lữ Hồng - vị buồn dưới một đồng cỏ thơm
Tình yêu trong thơ Lữ Hồng không ồn ào hay cháy lửa. Nó là thứ tình thì thầm, âm ỉ từ bên trong, càng đọc càng cảm nhận được sự đằm sâu, nồng nàn và chân thật. Đó không chỉ là cảm xúc của một cô gái trẻ lần đầu biết yêu mà là tâm hồn của người phụ nữ đã trải qua những mất mát thấu hiểu lặng im và khát vọng được yêu trọn vẹn.
  • Vai trò của Đông các Đại học sĩ Lê Nhân Quý trong triều đại Lê Sơ
    Lê Nhân Quý (thế kỷ XV), quê tại làng Kim Cốc, huyện Tĩnh Gia (nay là phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa), là một danh thần từng giữ chức Đông các Đại học sĩ kiêm Khâm thụ Hàn lâm viện dưới triều Lê sơ.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Công an Thành phố Huế trao kinh phí sửa chữa nhà thờ cúng liệt sĩ
    Cơ quan Công an Thành phố Huế trao tặng 140 triệu đồng kinh phí góp phần cùng gia đình xây dựng, sửa chữa và tạo không gian thờ cúng trang nghiêm cho liệt sĩ Văn Quang và Lê Đức Lanh.
  • Nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha qua đời ở tuổi 76
    Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha qua đời lúc 10h45 ngày 13/3 tại Hà Nội, thọ 76 tuổi, sau thời gian chống chọi căn bệnh ung thư.
  • Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh qua đời
    Ông là một trong những nhà thơ, nhà báo hiếm hoi của Việt Nam được ghi tên trong từ điển "Danh nhân Văn hóa Thế giới" (Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương).
  • Ra mắt tập thơ “Hồ Chí Minh - Người tin ở con người”
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Hồ Chí Minh - Người tin ở con người” của nhà thơ Hải Như. Tập thơ là tài liệu hữu ích trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần vào việc hiện thực hóa những di sản tinh thần mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại.
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Hà Nội trong mắt nhìn “người núi”
    Tiến sĩ, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, quê Thanh Hóa, nhưng gắn bó với nghề tìm quặng và làm mỏ chủ yếu ở Tuyên Quang và miền núi phía Bắc. Sau này về định cư Hà Nội, thành công dân Thủ đô, nhưng cái cốt cách của “người núi” đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách nhìn, cách nói và cách thể hiện của Lê Tuấn Lộc.
  • “Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
    Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.
  • Đặt tấm bia khắc bài thơ "Việt Bắc" có tiếng Tày ở khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu
    Huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) khánh thành tấm bia đá khắc bài thơ Việt Bắc bằng tiếng Việt và tiếng Tày tại khuôn viên Công viên văn hóa và Khu lưu niệm nà thơ Tố Hữu.
  • “Những ô cửa gió lộng” - tập hồi ức cảm động của con trai nhà thơ Xuân Quỳnh
    “Những ô cửa gió lộng” - tập hồi ức cảm động của tác giả Lưu Tuấn Anh - con trai nhà thơ Xuân Quỳnh viết về mẹ, về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, về cha ruột, về các em trai Minh Vũ và Quỳnh Thơ vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với độc giả. Cuốn sách không nhiều trang nhưng mỗi dòng chữ chứa đựng cả ân tình với những hình ảnh lần đầu tiên được công bố.
  • Nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh ra mắt độc giả tập thơ "Viễn ca"
    Sáng 28/8, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Ban Văn học nghệ thuật (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức ra mắt tập thơ “Viễn ca” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
  • Nhớ mãi những kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời cõi tạm đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng bào cả nước trong đó có các văn nghệ sĩ. Trong niềm tiếc nhớ và xúc động, nhiều văn nghệ sĩ đã chia sẻ với phóng viên Người Hà Nội những kỷ niệm cùng tình cảm chân thành, sâu lắng của mình với Tổng Bí thư.
  • Thi sĩ Hoàng Cát: Quê hương Hà Nội là một phần rạng rỡ nhất của đời tôi
    Thi sĩ thương binh Hoàng Cát đã vĩnh biệt “cõi người” vào ngày 1/7/2024, tại nhà riêng, hưởng thọ 83 tuổi. Sự mất mát này đã để lại biết bao thương tiếc đối với những người yêu kính, ngưỡng mộ thi sĩ về đời, thơ và nhân cách của ông.
  • Chuyện xung quanh những bức tranh của cha tôi - nhà thơ Quang Dũng
    Năm 1962, gia đình tôi chuyển từ phố Lý Thường Kiệt về phố Bà Triệu. Nhiều bức vẽ của cha tôi ra đời trên căn nhà gác ấy. Nhà chật, ông trải giấy xuống những khoảng trống của sàn nhà, hoặc dựng tấm gỗ dán trên sân thượng để vẽ. Tranh hoàn thành cũng không có chỗ để treo, hai bức lớn nhất là “Công viên Thống Nhất” và “Cây bàng” được dựng trên nóc lò sưởi, vài tranh nhỏ được buộc dây thép vào khung cửa sổ và số còn lại được cha tôi cuộn bằng giấy báo, dựng trong nhà, nếu có bạn thích là cha tôi tặng luôn hoặc cho mượn.
  • “Vực trắng” đường gươm sắc trong hành trình sáng tạo của Lữ Mai
    Trên hành trình sáng tạo của Lữ Mai, đến “Vực trắng” có điều gì mới hơn những điều đã mới trong chị? Có thể là một không gian, hoặc nhiều hơn thế nhưng vẫn là thế giới của núi rừng, phố thị, người lính như cách mà chị vài năm gần đây “đóng đinh” vào phần lớn bạn đọc của mình? Nghĩ mãi, cuối cùng tôi cũng vỡ lẽ ra, “Vực trắng” ấy còn có thể là “vực” của những mảnh hồn được ghép lại: “Từng mảng khăn xô/ ghép nên mặt ta/ rất rõ” (Đi lạc). Vực cứ đứng đấy, hiện hữu, đau và yên, để “trắng” chuyển động, ấy là điều mới và khác trong tập này của chị.
  • Đọc tập thơ “Người tha hương” của Khuất Bình Nguyên
    Tâm trạng “tha hương” và “sầu xứ” vốn là một đề tài được nhiều nhà thơ đồng cảm và chia sẻ, dù ở bất cứ đâu trên thế giới.
  • Những hoài niệm chất chứa niềm thương nhớ
    Khi nhận tập sách “Bóng người trên vách thời gian” (NXB Hội Nhà văn, 2024) mà nhà thơ Đinh Tiến Hải gửi tặng, tôi không quá bất ngờ bởi trước đó anh đã từng “trình làng” nhiều tản văn trên các ấn phẩm báo chí trung ương và địa phương bên cạnh sáng tác thơ vốn là sở trường của mình.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO