Tác giả - tác phẩm

Hà Nội trong mắt nhìn “người núi”

PGS.TS Vũ Nho 14:21 29/10/2024

Tiến sĩ, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, quê Thanh Hóa, nhưng gắn bó với nghề tìm quặng và làm mỏ chủ yếu ở Tuyên Quang và miền núi phía Bắc. Sau này về định cư Hà Nội, thành công dân Thủ đô, nhưng cái cốt cách của “người núi” đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách nhìn, cách nói và cách thể hiện của Lê Tuấn Lộc.

Về Hà Nội, sống trong môi trường đô thị hiện đại, khác hẳn môi trường rừng núi tự nhiên, phóng khoáng, khiến cho tác giả trăn trở khôn nguôi. Anh viết “có cách gì để thể hiện cái cổ truyền trong cái hiện đại, cái riêng của dân tộc- miền núi trong lòng Thủ đô Hà Nội, nơi mà tôi đang sống, với một phong cách chân chất nhưng lại sinh động nhất” (Tự bạch - trong tập “Không tin về Hà Nội mà coi”). Sự trăn trở đó cuối cùng đã tìm được lời giải bằng thực tiễn sáng tác trong 2 tập thơ “Người phố - Người núi” và “Không tin về Hà Nội mà coi”.

anh-1.jpg

Hà Nội - thành phố cổ kính và hiện đại, là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của cả nước. Trải qua thời gian, phố phường Hà Nội cũng ngày một đổi thay. Người núi, người bản về Hà Nội, đi thăm phố cổ, vô cùng ngạc nhiên bởi:

Phố cổ cái gì cũng mới
Nhìn mãi không cổ tí nào

Không tìm thấy nét “cổ”, mà cái tên phố cũng không khớp với tên hàng hóa bày trên phố, thậm chí khác xa, rất xa:

Hàng Giấy bán đầy những phở
Hàng Giầy bán cả quang treo
Hàng Đường những là tơ lụa
Hàng Than không ai bán than

anh-2.jpg

Lạ nhất là không phải 36 phố như sách nói, mà có nhiều “phố lạ”, chỗ nào cũng giống nhau cả, làm người bản “lạc đường”. Lại lạ hơn nữa là giá cả đắt đỏ. Người bản thèm rượu, nhưng không thể uống rượu:

Thèm rượu vào tiệm uống rượu
Chủ bày ra toàn rượu tây
Chai rượu bằng hơn tấn sắn
Bữa nhắm, mình ăn cả năm

Chỉ nguyên bấy nhiêu chuyện mà người bản đi phố cổ nhận xét cho thấy phố khác xa bản, người phố khác xa người núi, khác nhau thật nhiều!

Nhìn những con đường Hà Nội đông chật xe máy như nước chảy suốt ngày đêm thì cứ ngỡ “Người Hà Nội chỉ đi chơi”, biết đâu phần lớn người đi trên đường là đang “đi làm”!

Có điều này thì đúng trăm phần trăm, “chuẩn không cần chỉnh”, ấy là “Hà Nội nhiều người giỏi”, “Người giỏi Hà Nội nhiều như lá rừng”. Đã thế, số lượng người giỏi cứ tăng không ngừng:

Mấy cháu bản mình đi học Hà Nội
Chả đứa nào muốn về quê
Về bản khổ lắm
Không giỏi được
Làm cho Hà Nội đã giỏi lại càng giỏi

Gặp bóng áo chàm trên đường phố Hà Nội, người núi không thấy vui mừng mà cứ “day dứt mãi”. Bởi vì sao? Vì cái “màu xanh dầu dãi” ấy không ở nơi quen thuộc của nó!

Nào đâu những triền đồi
Bóng áo chàm lóa nắng
những hoàng hôn bằng lặng
lóc cóc trâu về chuồng
bóng áo chàm thoáng qua
người áo chàm ngoái lại
thế rồi day dứt mãi
cánh rừng có nương ngô
(Bóng áo chàm trên đường Hà Nội)

Tập thơ “Không tin về Hà Nội mà coi” có 20 bài nói về Hà Nội trong mắt nhìn của “người núi” hoặc “người bản”. Vẫn một quan sát tinh tế, một cách nghĩ đơn giản, mộc mạc mà chuẩn xác. Hà Nội bây giờ mở rộng bao gồm cả Hà Tây cũ. Hà Nội không chỉ có người Kinh mà còn có cả người Tày, người Nùng, người Thái, người Mông, người Dao,… Thế nhưng “Hà Nội không thấy người thiểu số”! Vì sao?

Người Sán Chay về Hà Nội nói tiếng Kinh
Không nói tiếng Sán Chay
Người Mường về Hà Nội không nói tiếng Mường
Nói tiếng Kinh Thanh Hóa […]
Gái Thái có chồng không búi tằng cẩu
Cô gái người Dao vòng cổ không đeo

Các dấu hiệu tiếng nói, trang phục, tập quán không được thể hiện nên người dân tộc, người thiểu số lẫn vào người Kinh là điều dễ hiểu. Tác giả tự tin khẳng định:

Mình nói thật đấy
Tìm mà không thấy
Đừng gân cổ lên mà cãi
Cho dù em là người Sán Chay

Và để đoan chắc cho phát hiện của mình, tác giả viết như cam đoan, như thách thức:

Không tin về Hà Nội mà coi!
(Hà Nội không thấy người thiểu số)

Trong con mắt của “người núi”, Hà Nội thật kì lạ, thật văn minh. “Hà Nội ăn cả ngày cả đêm”, “Hà Nội người nào cũng đẹp”, “Hà Nội có máy rút tiền”, Hà Nội có “Nhà sàn giả”, “Cửa tự động đóng mở”, “Nước chảy theo ý mình”,… Cả đến rác thải ở Hà Nội cũng không giống như ở miền rừng, đến nỗi “Hà Nội nhiều người sống bằng nghề bới rác” và “Hà Nội có cả nhà máy xử lí rác”.

Thật thú vị khi “người núi” cảm nhận về đêm nhạc giao hưởng:

Nhà hát lớn Hà Nội choáng ngợp
Đèn hoa lung linh
Tường thơm
Người thơm
Ghế ngồi cũng thơm[…]
Chẳng nhẽ bỏ về giữa chừng
Bất lịch sự
Giao hưởng là thứ gì mình không hiểu
Cứ đi
Cứ nghe
Nghe mãi không hiểu
Mà cứ giả vờ hiểu
(Nghe nhạc giao hưởng)

Đúng như nhà thơ Bằng Việt đã nhận xét trong lời giới thiệu tập thơ “Người núi - người phố”: “Lê Tuấn Lộc làm ta bất ngờ vì chính chúng ta ở đây lâu. Đã quen, đã bị chai cứng đi vì mọi thói quen hằng ngày, còn anh, anh lại đã có vốn mười mấy năm ở mãi vùng cao, anh đã biết lạ hóa không gian sống miền xuôi bằng một cách nhìn khác, sắc sảo và nhạy bén, đến mức chúng ta lại phải cười xòa và chịu phục anh: “Miền núi gì mà tinh tường, ma xó thế!”. Cái cảm giác thú vị và bất ngờ song đôi ấy, từ cảm nhận ở cả hai chiều: Thô mộc và tinh tế, chất phác và lọc lõi, nôm na và khái quát, trần thuật mà lại là triết lí, buông thả mà lại thành đúc kết… luôn luôn là những phẩm chất song trùng”.

Vâng! Đúng là thủ pháp “lạ hóa” được tác giả Lê Tuấn Lộc vận dụng một cách nhuần nhuyễn, hồn nhiên, mặc dù có thể chưa từng liếc qua định nghĩa “lạ hóa” của các nhà nghiên cứu. Lạ hóa vì Hà Nội được nhìn bằng cặp mắt của người núi, được cảm bằng tình cảm của người núi, được đánh giá bằng lí trí khôn ngoan của người núi. Vậy nên rất yêu Hà Nội, rất thích Hà Nội, nhưng chỉ ở chơi, chỉ sống ít ngày thì thú vị, còn ở mãi thì… không!

Cá chuối đắm đuối vì con
Hà Nội mế đâu có thích
Chỉ thằng cún con là nghịch
Cho mế vơi nỗi nhớ rừng
Thì mai cún con đầy tháng
Chúng mày cho mế về quê
Nơi vui không người trò chuyện
Còn buồn hơn trên nương ngô
(Mế về thôi!)

Lê Tuấn Lộc đủ tình cảm, đủ lí trí để yêu Hà Nội, cũng đủ cả tình cảm và lí trí để yêu miền núi. Vì thế mà viết người núi tập làm người phố nhưng không như người phố được. Vì thế mà cái “ý thích” chỉ là nhất thời, không bền của cả người nọ (người núi) lẫn người kia (người phố):

Người núi thích về thành phố […]
Ra đường không ai hỏi ai
Người núi lại muốn về núi […]
Người phố thích về rừng […]
Về rừng
Bí rì rì […]
Người phố lại muốn về phố
(Người núi người phố)

Vì hiểu thấu cảm xúc của người núi, người phố nên Lê Tuấn Lộc có những bài thơ viết về Hà Nội độc đáo, đặc sắc không lẫn với bất kì nhà thơ nào! Đó chẳng phải là một thành công đáng ghi nhận hay sao!

Bài liên quan
  • Khám phá vẻ đẹp từ sự biến hóa đa dạng của tiếng Việt
    NXB Trẻ vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tiếng Việt - Lắt léo và lịch lãm” của nhà thơ Lê Minh Quốc. Tác phẩm mới nhất thuộc bộ sách “Tiếng Việt giàu đẹp” này giúp bạn đọc khám phá vẻ đẹp từ sự biến hóa đa dạng của tiếng Việt qua nhiều bối cảnh giao tiếp sinh động, từ văn chương đến đời thường, từ đó biết cách làm giàu ngôn ngữ giao tiếp của chính mình để sử dụng trong cuộc sống.
(0) Bình luận
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • "Lời từ biệt bầu trời" – Tự sự của một cựu tiếp viên hàng không
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Lời từ biệt bầu trời" của tác giả Đinh Lê Hương – cựu tiếp viên Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Cuốn tự truyện mang đến những lát cắt chân thực, xúc động về nghề tiếp viên hàng không qua góc nhìn của người trong cuộc.
  • “Gặp tôi trong tương lai”: Khơi dậy ước mơ nghề nghiệp từ trang sách thiếu nhi
    Sáng 29/6/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng, lễ khai mạc trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” đã diễn ra, mở đầu cho chuỗi hoạt động tổng kết chương trình kêu gọi ý tưởng sáng tác sách thiếu nhi. Đây là một sáng kiến được khởi xướng bởi The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC), phối hợp thực hiện cùng ECUE VGEM và Nhà xuất bản Kim Đồng, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chương trình Investing in Women, một sáng kiến của Chính phủ Australia.
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội trong mắt nhìn “người núi”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO