Tác giả - tác phẩm

"25 độ âm" - cuốn sách về hành trình sinh tử của những người vượt biên

Tịnh An 20:28 30/07/2024

Cách đây 5 năm, vào ngày 23/10/2019, cảnh sát Anh đã phát hiện ra thi thể của 39 người Việt tử vong trong một chiếc xe container đông lạnh. Họ đều là những người tham gia vào chuyến hành trình vượt biên trái phép và bỏ mạng ngay trước giây phút tưởng chừng đã đặt chân được đến miền đất hứa. Kết cục của họ, mọi người đều đã biết nhưng những nguy hiểm, khó khăn mà họ phải đối mặt, đương đầu khi quyết tâm dấn thân vào con đường phi pháp thì không phải mọi người đều hiểu. Tiểu thuyết “25 độ âm” (NXB Phụ nữ Việt Nam, 2024) của tác giả Thảo Trang đã phần nào trả lời cho bạn đọc những câu hỏi ấy.

Theo chân nhân vật Lam, hành trình sinh tử trên con đường vượt biên của cô gái từ Nga tới Pháp và cuối cùng là Anh lần lượt được tái hiện vô cùng chân thực và tàn khốc. Đồng hành với Lam là Đức Hà Nội, bà Loan, ông Sang, Phượng và Duy Anh. Trên mỗi cung đường vượt biên, họ sẽ làm quen, gặp gỡ đồng bào mình và cả những con người không cùng màu da, sắc tộc. Mỗi người ra đi với những lí do, hoàn cảnh đưa đẩy khác nhau.

25-do-am.jpg

Đối với Lam, bước vào con đường này là sự nối dài chuỗi bi kịch của cuộc đời. Lam có ước mơ, hoài bão, khát vọng và ý chí sống mạnh mẽ, nhưng cô lại không có quyền chọn lựa cuộc đời mình, là con rối để người khác giật dây, buộc phải dấn thân vào một hành trình không biết trước kết cục.

Tương tự như Lam, nhiều người cũng đã lựa chọn ra đi vì khát vọng đổi đời, nó lớn lao và dữ dội đến mức, họ sẵn sàng lao đi như con thiêu thân, dù có thể bị ánh lửa thiêu rụi, đánh đổi cả nhân hình và nhân dạng, vẫn khát khao nơi miền đất hứa ấy họ sẽ ngẩng cao đầu hãnh diện với người đời. Nhưng họ nào đâu biết rằng, kể từ khi đặt chân vào hành trình ấy đã là con đường chết chóc, nơi mà tử thần luôn rình rập những kẻ “bán mạng”, kết cục cuối cùng đang đón đợi họ là cánh cửa địa ngục.

Tác giả Thảo Trang cho biết 100% những điều chị viết trong sách đều là hành trình nạn nhân đã trải qua ngoài đời thực. Từ những chia sẻ của những người vượt biên mà chị có cơ hội tiếp xúc đã thôi thúc Thảo Trang viết tác phẩm này.

Là sinh viên chuyên ngành Xã hội học, đề tài nghiên cứu khoa học của Thảo Trang chính là khai thác góc nhìn xã hội trong những người vượt biên. Hơn 4 năm tìm hiểu thông tin, 200 cuộc phỏng vấn, 23 kg tài liệu, sự nỗ lực và dày công nghiên cứu đã trở thành chất liệu viết lên "25 độ âm".

Sau “Tết ở làng Địa Ngục”, người đọc lại lần nữa nhận ra phong cách viết rùng rợn và đậm chất điện ảnh trong “25 độ âm”, tác giả đã khéo léo đan cài những nút thắt, nút mở và hàng loạt tình tiết hư cấu khơi gợi sự tò mò.

Theo từng cung đường vượt biên, người đọc sẽ giống như thực sự tham gia vào một trò chơi sinh tồn, mà cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào, dồn dập, tàn khốc và đau đớn, dường như không chừa cho ai một lối thoát.

Thông qua cuốn sách, tác giả của nhắn nhủ tới bạn đọc rằng, với những ai còn thắc mắc và hoài nghi, thì con đường vượt biên ấy chính là như thế, nếu tương lai do chính bạn lựa chọn, hãy thử nghĩ xem có đáng đánh đổi để bước lên con đường ấy hay không?

Phát biểu tại buổi ra mắt sách “25 độ âm” được tổ chức tại Hà Nội mới đây, Tiến sĩ Ngôn ngữ học, nhà báo Đỗ Anh Vũ nhận định: “So với hai tác phẩm trước, Thảo Trang rất mạnh về tiểu thuyết kinh dị, mang đậm chất giả tưởng. Nhưng đến “25 độ âm” thì không còn chất giả tưởng ấy nữa mà hoàn toàn là hiện thực xã hội. Có thể coi đây là tiểu thuyết trinh thám điều tra. Thảo Trang không chỉ viết như một người viết mà còn viết như một nhà báo, nhà khoa học khi khối lượng thông tin nghiên cứu rất nhiều.

Từ góc nhìn của người làm điện ảnh, Nhà sản xuất, Content Manager của Production Q Nguyễn Trọng Thiên Ân cho rằng “25 độ âm” rất giàu yếu tố điện ảnh đồng thời bày tỏ hy vọng sẽ sớm chuyển thể tác phẩm này trong thời gian sớm nhất./.

Thảo Trang - tác giả của cuốn sách “25 độ âm” cũng là tác giả hai cuốn sách Tết ở làng Địa Ngục, Ngủ cùng người chết đã nhận được sự yêu mến và ủng hộ của đông đảo bạn đọc. Đặc biệt, Tết ở làng Địa Ngục năm 2023 đã được chuyển thể thành phim, gây được tiếng vang lớn trong và ngoài nước

Bài liên quan
  • Tự truyện “Màu của hy vọng” – viết lên từ khát vọng của một người khuyết tật
    Sau hơn 5 năm dồn tâm sức, tác giả Đỗ Hà Cừ - một người khuyết tật vận động nặng ở Thái Bình cùng đã hoàn tất cuốn tự truyện mang tên “Màu của hy vọng”. Sách đã được NXB Phụ nữ Việt Nam ấn hành và đang được tác giả phát hành trên trang facebook cá nhân với tâm nguyện dùng số tiền thu được từ 1000 cuốn sách in lần đầu để gây quỹ xây dựng các tủ sách cộng đồng do người khuyết tật quản lý.
(0) Bình luận
  • Ra mắt sách cuốn sách song ngữ về lan hài Việt Nam
    Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • Cuốn sách giải đáp những thông tin cơ bản về chuyển đổi số
    NXB Chính trị Quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Những vấn đề cơ bản về chuyển đổi số - Hỏi và đáp”. Cuốn sách nhằm hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số”, cung cấp những kiến thức cơ bản, thiết yếu về chuyển đổi số cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
"25 độ âm" - cuốn sách về hành trình sinh tử của những người vượt biên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO