Tác giả - tác phẩm

Hồi ký chân thực của một người từng thoát khỏi địa ngục Khmer đỏ

Thụy Phương 29/06/2024 11:32

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc ấn phẩm “Thoát khỏi địa ngục Khmer đỏ - Hồi ký của một người còn sống” của tác giả của Denise Affonço. Qua lời kể của một người đã từng trải qua những năm tháng địa ngục ở Campuchia, cuốn sách giúp những thế hệ đi sau hiểu hơn về một giai đoạn tang thương của người Campuchia dưới tội ác diệt chủng của chính quyền Khmer đỏ, cũng như tôn vinh những đóng góp to lớn của bộ đội tình nguyện Việt Nam trong sự nghiệp quốc tế cao cả, giúp giải phóng đất nước Campuchia.

Trong giai đoạn 1975 - 1979, dưới sự cầm quyền của Khmer đỏ, đất nước Campuchia đã trải qua giai đoạn có thể nói là tồi tệ nhất trong lịch sử của mình. Chỉ trong 4 năm đó, 2 triệu người trong số hơn 7 triệu người Campuchia đã chết vì đói, vì làm việc quá sức, vì bệnh tật mà không được chăm sóc, vì bị hành quyết dã man. Không chỉ vậy, chính quyền Khmer đỏ đã nhiều lần tiến hành xâm lấn biên giới, giết hại dã man những dân thường Việt Nam.

bia-sach-1.jpg

Nhằm tự bảo vệ chính mình và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, cứu giúp người dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ của Mặt trận đoàn kết dân tộc của nước Campuchia, bộ đội tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với lực lượng vũ trang của Mặt trận thống nhất giải phóng dân tộc Campuchia mở chiến dịch tấn công lật đổ Khmer đỏ, giải phóng Phnom Penh ngày 07/01/1979.

Một số người sống sót qua chế độ khủng khiếp của Khmer đỏ đã viết hồi ký về giai đoạn đau thương này, trong đó có Denise Affonço.

Thoát khỏi địa ngục Khmer đỏ - Hồi ký của một người còn sống” là cuốn hồi ký đẫm nước mắt viết về những năm tháng kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần mà Denise Affonço đã phải trải qua. Tác phẩm bắt đầu từ ký ức của tuổi thơ nơi xứ sở êm đềm và tiếp đó là hồi ức về những thảm kịch trong thời gian từ năm 1975 đến năm 1979 ở địa ngục Khmer đỏ. Đó là ký ức về Thành phố không dân cư, Trại Koh Tukveal, Chuyến đi không trở lại, Loti-Batran, Những người đã chết, Tổ chức lại và tai ương, Đại hỗn độn. Bên cạnh đó, tác giả còn dành nhiều trang viết về “đường đến tự do” và phiên tòa xét xử Pol Pot...

Nhiều người sống sót qua chế độ khủng khiếp của Khmer đỏ đã viết hồi ký, nhưng lời chứng của Denise Affonço có sức thu hút riêng và có một giá trị đặc biệt. Giá trị của cuốn sách này nằm ở tính độc đáo trong tiểu sử tác giả, người đã phác họa thành công một giai đoạn đặc biệt và phi thường trong cuộc đời mình từ năm 1975 đến năm 1980. Bằng giọng văn ý nhị nhưng rõ ràng, tác giả kể lại những gì bà đã trải qua dưới thời Khmer đỏ cũng như trong thời gian 11 tháng sau khi bộ đội Việt Nam vào giải phóng nhân dân Campuchia.

David Chandler - Giáo sư Trường đại học Công giáo - Tu viện Melbourne (Australia)

Qua 248 trang sách, tác giả đã kể lại khá chi tiết, chân thực và thành công một giai đoạn đặc biệt và phi thường của cuộc đời mình, những mất mát và khổ đau mà bà đã trải qua trong những năm bị đày ải dưới sự kìm kẹp của Khmer đỏ cũng như trong thời gian 11 tháng sau khi bộ đội Việt Nam vào giải phóng nhân dân Campuchia.

Với lời văn sinh động, chân thực qua lời kể của một người đã từng trải qua những năm tháng địa ngục ở Campuchia sẽ giúp những thế hệ đi sau hiểu hơn, từ đó không lãng quên một giai đoạn tang thương của người Campuchia dưới tội ác diệt chủng của chính quyền Khmer đỏ, cũng như tôn vinh những đóng góp to lớn của bộ đội tình nguyện Việt Nam trong sự nghiệp quốc tế cao cả, giúp giải phóng đất nước Campuchia, giúp người dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, nhưng hiện đang bị một số thế ực tìm cách phủ nhận./.

Tác giả Denise Affonço mang trong mình dòng máu Pháp của người cha và dòng máu Việt của người mẹ, nhưng không được Khmer đỏ đối xử theo các quy định quốc tế đối với người nước ngoài, mà vẫn bị trải qua 4 năm trong các trang trại lao động khổ sai ở những vùng rừng núi hẻo lánh của Campuchia cùng gia đình mình. Năm 1979, sau khi được bộ đội tình nguyện Việt Nam cứu thoát khỏi tay chính quyền Khmer đỏ, Denise Affonço đã viết lại tất cả những điều tận mắt thấy và trải qua từ năm 1975 đến năm 1979. Tư liệu đó sau này được sử dụng làm một trong những bằng chứng buộc tội tại phiên tòa do Chính phủ Cộng hòa nhân dân Campuchia tổ chức để xét xử Pol Pot và tập đoàn của ông ta. Ngay sau khi sức khỏe phục hồi, bà đã tìm cách quay về Pháp, quê của cha mình. Tại đây, bà làm việc ở Bộ Ngoại giao Pháp, rồi từ năm 1990 đến năm 2009 làm việc cho Viện Nghiên cứu an ninh của Liên minh châu Âu.

Bài liên quan
  • Giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ về tình đoàn kết hữu nghị Việt - Xô và Hội nghị Paris
    Sách “Việt Nam – Liên Xô: Giai đoạn đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam. Hội nghị Paris” góp phần khẳng định thêm mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Liên Xô (Liên bang Nga ngày nay); tô thắm tinh thần đoàn kết, hữu nghị vì mục đích hòa bình của nhân loại; tô thêm những mốc son trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam; viết tiếp những bước đi tinh thần, ý chí quyết tâm, không quản ngại khó khăn, hy sinh, gian khổ của nhân dân Việt Nam vì một dân tộc hòa bình, thịnh vượng, phát triển bền vững.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hồi ký chân thực của một người từng thoát khỏi địa ngục Khmer đỏ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO