Tác giả - tác phẩm

“Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế

Minh Đan 13:49 14/10/2024

Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.

bia-sach-chuyen-nguoi-ha-noi.jpg

Tác giả “vẽ”, độc giả chiêm nghiệm

Góp mặt trong cuốn sách về Hà Nội này có cả những người “muôn năm cũ”, những người đang hoàn thành công trình nghiên cứu của cuộc đời và những người đang khảo cứu, tiếp nối truyền thống mảnh đất Kinh kỳ như: đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, nhà thơ Vũ Đình Liên, nhà văn hóa Phan Kế Bính, nhà cách mạng và nhà hoạt động văn hóa xã hội Hoàng Đạo Thúy, nhà nghiên cứu dân gian Trần Văn Mỹ, nhà giáo Đặng Thiêm, con gái của nhà thơ Quang Dũng - nhà giáo Bùi Phương Thảo, nhà báo Đặng Thủy…

Dòng thời gian của cuốn sách, vì vậy, mang tính bao quát, trải rộng từ thời phong kiến, qua các triều đại, những cuộc kháng chiến đến đầu thế kỷ XXI. Những phác thảo bối cảnh của tác phẩm cũng rất rộng, đi khắp từ huyện Gia Lâm đến quận Bắc Từ Liêm, quận Tây Hồ, quận Hà Đông (Hà Tây cũ), hồ Hoàn Kiếm… Và có thể đang vừa ở giữa sân đa, mái đình lại bước vào trong một ngôi nhà, đến thăm nhà thầy thuốc, chứng kiến một tình bạn, một đám ma, một giờ học… “Nhân vật chính” trong từng câu chuyện cũng có xuất thân khá phong phú, từ dân làng, người học trò, danh y, người thầy, ông Nghè, quan Tổng đốc, nhà thơ, nhà văn…

Sự thay đổi không gian, thời gian và tác giả trong cuốn sách khiến người đọc có cảm giác như đang được quan sát một bức phác thảo về Hà Nội, không phải ở cảnh sắc mà ở những con người rất Hà Nội. Xem và chiêm nghiệm những phác thảo này, người đọc sẽ không cần phải lựa chọn ai mang đặc điểm “Hà Nội nhất” hay nhìn vào đâu sẽ thấy rõ cốt cách của người Hà Nội nhất bởi tất cả đều là… Hà Nội. Cái hay là ở chỗ, dù tự mình trải nghiệm, chứng kiến hay trích ra từ chính sử, tộc phả các dòng họ, chuyện kể dân gian, những bài viết trong sách đều có một điểm chung là tái hiện rất thật, rất sống động và chuyện nào cũng mang hơi thở thời đại.

Sự thông tỏ về lịch sử, chữ Nho, chữ Quốc ngữ, điển tích… cũng đã được một số tác giả thể hiện rõ trong không ít tác phẩm. Với cách sắp xếp khoa học, có những chú thích, lý giải ngắn gọn, vừa đủ về bối cảnh (một số bài về chính tác giả), các tác giả giúp người đọc dễ dàng theo dõi, chứng kiến câu chuyện, nhân vật.

Kể chuyện bằng lối viết ý nhị, sâu sắc

Từ trước đến nay, những câu chuyện, đặc biệt là chuyện kể từ (và kể về) những nhân vật có thật luôn dễ nhớ và dễ đi vào lòng người nhất. Nhóm tác giả và người biên soạn “Chuyện người Hà Nội” càng hiểu rõ điều này hơn ai hết. Vậy nên không khuyên răn, dạy bảo, họ chỉ kể chuyện bằng lối viết ý nhị, sâu sắc để đưa ra những bài học. Đó là những bài học “muôn đời đúng”, là những lẽ thường giản dị như: ăn ở thật thà, có chí thì nên, làm người thì phải trung thực, làm quan thì phải liêm khiết, dạy con cái thì phải vừa khéo léo vừa kỷ luật, yêu trẻ thơ, cung kính người già, làm trò phải tôn sư trọng đạo, làm con phải giữ chữ hiếu…

fc8b1f61-ca84-412e-9a2e-0c5d1e366770.jpg

Trong bài viết “Bát cháo cá trê nấu sắn ấm tình người”, tác giả Đặng Thiêm ngoài kể câu chuyện xúc động về tình cảm hai vợ chồng đã bỏ cả làm để chăm sóc thầy giáo trẻ, còn khéo léo đưa ra công thức về món ăn rất lạ: “Ông Nghinh thấy vậy phấn khởi lắm. Ông nói: “Các cụ tôi dạy, cái anh cá trê nấu sắn này là nhất. Mà cũng dễ thôi, cá làm sạch, khứa hai bên, ướp mắm muối, đảo qua rồi cho nước lã vào. Chỉ nước lã thôi. Chớ có cho nước sôi mà tanh. Đun sủi lên. Sắn, phải chọn loại sắn da xoan nó mới bở, xắt khúc nửa gang tay tra vào. Chớ có thái nhỏ mà nó lỏn nhỏn. Khi nào khúc sắn bở ra, lấy đũa đánh, rút bỏ lõi, xương cá, đầu cá bằng hết, khỏa đều luôn tay cho nhuyễn, cho khỏi sát, là xong!”.

Con gái nhà thơ Quang Dũng - nhà giáo Bùi Phương Thảo viết về tình bạn trọn nghĩa giữa cha mình và nhà thơ Trần Lê Văn: “Sau khi cha tôi mất, cũng là bác Văn viết lời điếu đọc trong lễ tang của cha tôi. Điếu văn có đoạn: “Xưa nay những nghệ sĩ tài năng dù có sống đến trăm tuổi vẫn là quá ít đối với người đời, vẫn là những con chim sơn tiêu bay qua rừng cây, rừng người rồi bay đi mất. Chim hiếm quý có gửi lại một cánh lông rực đẹp cũng là đáng quý”. Rồi một năm sau, nhân ngày giỗ đầu của cha tôi, bác Văn cùng những người bạn văn của ông tổ chức một buổi tưởng niệm tại Thư viện Hà Nội, khán phòng chật kín bạn bè và người yêu thơ Quang Dũng. Nhiều bài viết, bài phát biểu về cuộc đời và tác phẩm của cha tôi tại buổi tưởng niệm đã thực sự gây xúc động”.

Những nét đẹp trong cách ứng xử của người Hà Nội xưa và nay, như nhà nghiên cứu dân gian Trần Văn Mỹ - Chủ biên cuốn sách có nói trong trang giới thiệu: “Phẩm chất đặc biệt của người Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội qua 10 thế kỷ làm ăn và xây dựng: Trong chiến đấu giữ nước thì rất đỗi anh hùng; trong làm ăn thì cần cù, khéo léo; trong cuộc sống thì đôn hậu, lịch lãm trong từng đường ăn nét ở”.

Khi mới đọc cuốn sách, tôi vẫn nghĩ nếu những câu chuyện trong sách được phân rõ thành từng chương theo dòng thời gian, các giai đoạn lịch sử hoặc giữa những người viết theo chuyện kể và chuyện tự mình trải nghiệm… thì sẽ dễ theo dõi hơn. Nhưng rồi khép quyển sách lại, tôi lại có cái nhìn khác hơn rằng lối sắp xếp tự nhiên, đan xen vào nhau như hiện tại cũng là một cách hay để người đọc giữ tỉnh táo, hiện diện trong từng trang sách để nắm bắt bối cảnh cụ thể hơn; và cũng sẽ thấy dù ở thời nào, đang đứng ở góc nào của Hà Nội để quan sát thì thông điệp nhân văn vẫn sẽ luôn rải khắp như vậy.

Sau cùng, quyển sách sẽ phù hợp với những người muốn bước vào một bầu không khí văn minh, dễ chịu; muốn cắt nghĩa cốt cách thanh lịch, tử tế và muốn mình cũng biết cách để trở nên như thế thì đều nên đọc “Chuyện người Hà Nội”. Và cuốn sách này cũng có thể trở thành một thức quà đẹp của Hà Nội, dành cho những người yêu Hà Nội từ xưa đến nay./.

Bài liên quan
  • Tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội
    Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), NXB Kim Đồng tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội. Những cuốn sách cho thấy bề dày lịch sử, bề sâu văn hóa, truyền thống hào hoa, thanh lịch nhưng cũng rất dũng cảm kiên cường của Người Hà Nội. Và không chỉ gợi nhớ những ký ức đẹp đẽ về Hà Nội xưa, những cuốn sách mang âm hưởng của Hà Nội ngày hôm nay cho độc giả thêm tự hào về Thủ đô mến yêu.
(0) Bình luận
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Tiểu thuyết “Khi bà nội mặc bikini” ra mắt độc giả Việt
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt độc giả tiểu thuyết thiếu nhi “Khi bà nội mặc bikini” của tác giả Đài Loan Bành Tố Hoa. Với lối viết hóm hỉnh, tác phẩm chuyển tải tinh thần nữ quyền qua lăng kính thiếu nhi, một hướng tiếp cận hiếm gặp nhưng giàu sức gợi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
“Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO