Tác giả - tác phẩm

Phác thảo kiến trúc Thủ đô chặng đường 70 năm

Thụy Phương 14:55 07/10/2024

Ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô” là cơ hội để độc giả nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

Phát biểu tại lễ ra mắt sách được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số 22 Hàng Buồm sáng ngày 7/10, TS, KTS Dương Đức Tuấn – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho hay, mặc dù đã có nhiều tác giả, nhóm tác giả với nhiều ấn phẩm nghiên cứu về Hà Nội ở các góc cạnh khác nhau, nhưng có lẽ điều đó vẫn chưa đủ để có thể hiểu biết hết về Hà Nội, một thành phố phát triển và sở hữu nhiều di sản, đặc biệt trong những giai đoạn phát triển quan trọng.

1(2).jpg
TS, KTS Dương Đức Tuấn – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội phát biểu tại buổi ra mắt sách.

Đó cũng là một trong những lý do mà Thành phố Hà Nội luôn khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn nhằm bổ sung, bồi đắp thêm những kiến thức, giá trị nghiên cứu khoa học dành cho Hà Nội nói chung cũng như lĩnh vực kiến trúc, đô thị Hà Nội nói riêng.

Cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô” được UBND thành phố giao Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) triển khai là công trình nghiên cứu của nhóm các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về quản lý và nghiên cứu chuyên sâu về kiến trúc - đô thị Hà Nội.

2(2).jpg
Cuốn sách giúp độc giả nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay.

Nội dung cuốn sách được chia thành 5 phần: Kiến trúc Hà Nội - Chặng đường 70 năm phát triển; Định hướng quản lý và phát triển kiến trúc Hà Nội; Kiến trúc đô thị, cảnh quan đô thị Hà Nội, nhận diện bản sắc, kế thừa và phát huy giá trị; Kiến trúc Hà Nội - Những góc nhìn cho tương lai; Thông tin các văn bản quy phạm pháp lý liên quan đến qui hoạch, kiến trúc Hà Nội.

Với những trải nghiệm thực tế trong quá trình nghiên cứu, và quản lý, hành nghề và sáng tác, các tác giả đã cho thấy góc nhìn đa chiều cùng những phân tích và nhận diện sắc nét về bản sắc dân tộc trong kiến trúc và cảnh quan đô thị Thủ đô trong chặng đường 70 năm qua.

Góc nhìn thứ nhất là về mặt quản lý, chú trọng phân tích về sự biến đổi hình thái kiến trúc đô thị theo trục thời gian và trong các thể loại kiến trúc. Phần này là các nội dung về sự phát triển của kiến trúc Hà Nội được phân chia theo từng giai đoạn cụ thể trên trục thời gian 70 năm. Trong mỗi giai đoạn đó, các tác giả sẽ phân tích bối cảnh kinh tế - xã hội, những tác động về cơ sở pháp lý, về mặt quản lý, những văn bản định hướng phát triển… ; đồng thời, thể hiện các nội dung đó trong các lĩnh vực: kiến trúc nhà ở, kiến trúc công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật đô thị nông thôn; kèm theo là những phân tích về những biến đổi kiến trúc nhờ ứng dụng khoa học công nghệ mới.

Góc nhìn thứ hai là những góc nhìn, nghiên cứu, phân tích về bản sắc của kiến trúc, đô thị Hà Nội; những mong muốn, đề xuất cho một Hà Nội phát triển hiện đại, giàu bản sắc, vì cộng đồng. Ban biên tập đã sắp xếp thành các nhóm vấn đề liên quan tới kiến trúc Hà Nội trong các giai đoạn phát triển kế tiếp.

3(2).jpg
Quang cảnh buổi lễ ra mắt sách.

Ths, nhà báo Phạm Thanh Huyền - Tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc Việt Nam cho biết, Ban soạn thảo cũng thống nhất trong cấu trúc chung của cuốn sách, ngoài việc đi sâu vào các nội dung, khía cạnh phải là sự “mở” dành cho các tác giả gửi gắm chia sẻ, để tạo nên cái phong phú, cái “bản sắc” riêng của mỗi tác giả.

“Nếu ở những trang viết của GS.KTS Hoàng Đạo Kính với lối viết ngắn, ngôn từ “đắt” khúc triết, sâu sắc, hàm nghĩa ẩn ý khiến người đọc phải suy ngẫm thì ở KTS Nguyễn Luận lại là sự diễn giải, nhận diện và dẫn dắt theo chất của một thầy giáo mà ở đó có sự thẩm thấu của ngôn từ như hòa vào cái hồn của kiến trúc, mặt nước, con đường, hàng cây, góc phố.

Một điều đặc biệt nữa là bản sắc dân tộc trong kiến trúc một lần nữa được nhìn nhận từ góc độ chính sách và quản lý qua nội dung: “Tạo dựng bản sắc trong kế thừa và phát triển kiến trúc Hà Nội” của Ths.KTS Nguyễn Trọng Kỳ Anh - Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc. Đây cũng là một nội dung khá mới mẻ bởi nhìn từ góc độ của một nhà quản lý…”, Tổng Biên tập Tạp chí Kiến trúc Việt Nam nhận định./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Cuốn sổ tay du lịch bỏ túi về Tam Đảo
    Với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị điểm đến du lịch, văn hóa tiềm ẩn của khu du lịch Tam Đảo đến du khách trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tam Đảo - Đất linh thiêng, miền du lịch” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải.
  • Nhạc sĩ Đoàn Bổng: Từ chiếc nôi văn hóa quê hương đến duyên nợ với Hà Nội
    Khát khao được thử sức và chinh phục âm nhạc đã thôi thúc chàng trai Đoàn Bổng từ bỏ công việc kế toán ở công trường thủy lợi Ngoại Độ (cuối huyện Ứng Hòa), về Hà Nội để thi vào khoa sáng tác trường Âm nhạc Việt Nam. Sau gần nửa thế kỷ gắn bó với âm nhạc, những thành quả mà nhạc sĩ Đoàn Bổng gặt hái được đã minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn này.
  • Tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội
    Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), NXB Kim Đồng tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội. Những cuốn sách cho thấy bề dày lịch sử, bề sâu văn hóa, truyền thống hào hoa, thanh lịch nhưng cũng rất dũng cảm kiên cường của Người Hà Nội. Và không chỉ gợi nhớ những ký ức đẹp đẽ về Hà Nội xưa, những cuốn sách mang âm hưởng của Hà Nội ngày hôm nay cho độc giả thêm tự hào về Thủ đô mến yêu.
  • 60 đầu sách được đề xuất trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII
    60 đầu sách được chọn trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII thuộc các lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; khoa học xã hội và nhân văn; khoa học tự nhiên; văn hóa, văn học và nghệ thuật...
  • Hiểu và yêu thêm Hà Nội qua “Lũy hoa” của Nguyễn Huy Tưởng
    Truyện phim “Lũy hoa” - một trong những tác phẩm cuối cùng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng vừa được NXB Trẻ ấn hành nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô ((10/10/1954 - 10/10/2024). Tác phẩm là thành quả của bao tâm huyết và tình cảm mà nhà văn dành cho Hà Nội - một nguồn cảm hứng lớn cho hành trình sáng tạo nghệ thuật của ông.
  • "Lịch sử chữ quốc ngữ" đoạt giải Sách hay 2024
    Tác phẩm “Lịch sử chữ quốc ngữ” của tác giả Phạm Thị Kiều Ly vừa xuất sắc đoạt giải Phát hiện mới tại Giải Sách hay 2024, tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho nền xuất bản Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • [Podcast] Tạo động lực phát triển văn hóa Thủ đô lên tầm cao mới
    Phát triển văn hóa là một trong những nội dung quan trọng, đã được Luật Thủ đô sửa đổi thể hiện và nhấn mạnh tại Điều 21 “Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch” thuộc Chương III “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô” với nhiều chính sách, cơ chế đặc thù để Hà Nội trở thành trung tâm văn hóa của cả nước. Các quy định mới, đặc thù về phát triển văn hóa và những điều luật khác liên quan trong Luật Thủ đô sửa đổi, là điều kiện thuận lợi để Hà Nội thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU, Nghị qu
  • Về Hà Nội cùng Nguyễn Đình Thi
    Tháng 10 năm 1954, Chính phủ kháng chiến và những đoàn quân chiến thắng rời Việt Bắc về Hà Nội. Ngày 10/10/1954 chính thức đánh dấu Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng.
  • Văn hóa đọc là nét đẹp mang tính truyền thống của nhiều gia đình
    Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Cuộc thi đã đạt được mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô.
  • Học sinh Hà Nội không được dùng điện thoại trong lớp
    Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị không được để xảy ra tình trạng học sinh dùng điện thoại trên lớp nhưng không phục vụ học tập và không được giáo viên cho phép.
Đừng bỏ lỡ
Phác thảo kiến trúc Thủ đô chặng đường 70 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO