Tác giả - tác phẩm

Ra mắt tập 14 truyện tranh kinh điển “Tý Quậy”

Thụy Phương 07:17 07/10/2024

Tròn 10 năm kể từ ngày tác giả của bộ truyện tranh “Tý Quậy” đi xa, các cộng sự của ông vẫn luôn ấp ủ, tâm huyết để phát triển bộ truyện. Tập 14 của bộ truyện tranh “Tý Quậy” mà NXB Kim Đồng ra mắt bạn đọc mới là minh chứng.

“Tý Quậy” là một bộ truyện tranh Việt Nam nổi tiếng của họa sĩ Đào Hải (1958–2014) do NXB Kim Đồng ấn hành từ năm 2003. Đây được xem như một “tượng đài” của làng truyện tranh Việt, được nhiều thế hệ trẻ em yêu thích tìm đọc suốt gần ba thập kỉ qua. Tính đến nay đã có hàng triệu bản in của series này đến tay bạn đọc - một con số rất ấn tượng đối với tác phẩm truyện tranh nội địa.

Mang theo hoài niệm về thời thơ ấu tinh nghịch, họa sĩ Đào Hải đã sáng tạo ra thế giới truyện tranh độc đáo xoay quanh cuộc sống của nhân vật Tý và Tèo - hai người bạn học chung lớp, sống cùng khu tập thể, rất thông minh nhưng nghịch ngợm, với vô vàn tình huống oái oăm, dở khóc dở cười xuất phát từ những trò quậy phá có một không hai. Đằng sau mỗi câu chuyện phản ánh chân thực tình cảm, suy nghĩ, tâm lí tuổi học trò, tác phẩm luôn gửi gắm những bài học, thông điệp sâu sắc, nhân văn về giáo dục.

2e234cc9-cd25-4eff-85d7-9b1e5dd98e84.jpg

Thông qua thế giới của "Tý Quậy", họa sĩ Đào Hải đã truyền tải những quan điểm giáo dục rất “cấp tiến”, đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Với "Tý Quậy", bạn đọc nhỏ tuổi có thể tìm thấy hình ảnh của chính mình qua những trò nghịch ngợm vui nổ trời, những góc nhìn, lí luận “theo kiểu trẻ em”, những hành động có thể còn bốc đồng, thiếu suy nghĩ, chưa ngoan… nhưng cuối cùng, chính các em mới là người tự rút ra cho mình bài học một cách tự nhiên, tự thay đổi để tiến bộ.

Kể từ ngày Họa sĩ Đào Hải đi xa, các cộng sự của ông vẫn luôn ấp ủ, tâm huyết để phát triển bộ truyện, vì thế những tập sách mà họa sĩ Đào Hải đã viết và vẽ như mạch nguồn chảy mãi, chảy trong ngòi bút của những người viết và vẽ những tập tiếp nối của bộ sách này.

Tập 14 “Tý Quậy” vừa mới ra mắt gồm những câu chuyện, tình huống mang đậm hơi thở xã hội đương đại. Có thể thấy trong tập này câu chuyện về trào lưu Flex đến hơi thở cuối cùng, sự bùng nổ của thương mại điện tử và những mặt trái của “mua hàng online”. Bên cạnh đó vẫn là những câu chuyện về tình yêu thương dành cho gia đình, bạn bè, động vật nuôi, những tình huống dí dỏm về học hành, thi cử, trường lớp… đã làm nên “thương hiệu” "Tý Quậy" gần ba thập kỉ qua.

Nhà báo Dương Thúy Quỳnh, người có mối duyên viết lời cho "Tý Quậy" tập 12 và 14 chia sẻ rằng, ý tưởng của "Tý Quậy" thường đến từ rất nhiều câu chuyện có thật trong đời sống đương đại, đồng thời quá trình sáng tác tiểu phẩm cho “Góc hài hước tuổi thơ” trên Đài Tiếng nói Việt Nam cũng giúp cô có thêm các chất liệu để xây dựng kịch bản Tý Quậy. Về phần tranh vẽ, họa sĩ Nguyễn Quang Toàn - một người em rất mực ngưỡng mộ họa sĩ Đào Hải - đã luôn dành hết tâm sức, cẩn trọng trong từng nét vẽ, khung tranh để vừa giữ được hồn cốt bộ truyện, vừa thổi vào đó hơi thở của đời sống hôm nay.

“Khi viết lời cho "Tý Quậy", tôi luôn xem việc tôn trọng nguyên tác, giữ hồn cốt bộ sách này là điều quan trọng nhất. Sau đó tôi sẽ đặt mình vào tâm thế của các bạn nhỏ để viết sao cho gần gũi với tâm lí trẻ thơ nhất. Tôi nghĩ mình vừa là người tiếp nối những câu chuyện, giữ được cái chất của "Tý Quậy" do họa sĩ Đào Hải xây dựng, vừa như một người đồng sáng tạo. Nếu muốn người khác cười thì mình phải là người cười trước tiên. Trong quá trình viết "Tý Quậy", tôi nhiều lần tự viết, tự cười, và khi đọc lại, vẫn cười tiếp”, nhà báo Dương Thúy Quỳnh chia sẻ.

Bộ truyện "Tý Quậy" vẫn tiếp tục ra mắt những tập mới trong tương lai, giống như mạch nguồn truyện tranh Việt ngày càng được tiếp nối, mở rộng không ngừng, dệt nên bức tranh tuổi thơ nhiều sắc màu cho các thế hệ thiếu nhi Việt Nam./.

Bài liên quan
  • Ra mắt bộ sách kĩ năng Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm
    Với mong muốn giúp bạn đọc trẻ trang bị những kĩ năng mềm, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm gồm 2 cuốn “Tiệm sữa Chào buổi sáng” và “Người biết đi đường dài”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bản hùng ca về người Hà Nội trên màn ảnh
    Những thước phim về Hà Nội từ lâu đã khắc họa nên một thành phố không chỉ là trái tim của Việt Nam mà còn là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước và sự lãng mạn đầy chất thơ. Trải qua 70 năm kể từ ngày giải phóng Thủ đô, điện ảnh Hà Nội đã viết nên nhiều bản hùng ca về con người và vùng đất này. Việc tiếp tục khơi dậy cảm hứng về người Hà Nội trên màn ảnh là một nhiệm vụ đầy thách thức nhưng cũng vô cùng cấp thiết.
  • Bản hùng ca 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình Hà Nội
    Sáng 6/10, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” – sự kiện đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của UNESCO (1999 - 2024).
  • Hoàng thành Thăng Long bừng sáng, lung linh trong Đêm hội Áo dài
    Hàng trăm bộ áo dài đậm bản sắc Việt từ truyền thống đến hiện đại đã toả sáng, lan toả tại Trung tâm Di sản văn hoá thế giới Hoàng thành Thăng Long, tối 5/10 trong chương trình Đêm hội Áo dài.
  • Nhà sáng lập chuỗi Phở 24 ra mắt cuốn sách đúc kết những “độc chiêu” kinh doanh
    NXB Trẻ vừa ra mắt độc giả ấn phẩm “Khác biệt để thành công - Độc chiêu kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam”. Đây là cuốn sách thứ 10 của tác giả Lý Quí Trung - nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Phở 24.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân dành cho lãnh đạo
    Ngày 5/10, tại Hà Nội, CLB Trí thức và Doanh nhân trẻ Lam Hồng đã tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thương hiệu cá nhân cho lãnh đạo" nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
Đừng bỏ lỡ
  • Những bức ảnh lưu dấu khoảnh khắc ngày tiếp quản Thủ đô
    Nói đến lịch sử Hà Nội có lẽ không thể không nhắc đến thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Sớm thu năm ấy, các cánh quân của Đại đoàn Quân Tiên phong 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô từ các cửa ô rầm rập tiến vào tiếp quản Hà Nội, trước sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Những hình ảnh sống động đó đã được một số nhà báo, nhiếp ảnh gia thu vào ống kính. Dù số lượng không nhiều nhưng những bức ảnh để đời ấy chính là những tư liệu lịch sử vô giá của Thủ đô.
  • Thưởng lãm 289 tác phẩm tại Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024
    289 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc vừa được Hội Mỹ thuật Hà Nội lựa chọn giới thiệu tới công chúng trong Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024.
  • [Podcast] Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, ngày 10/10/1954, năm cửa ô rộng mở, ngập trong cờ hoa và biểu ngữ đón chào đoàn quân tiến về Hà Nội. Và cũng trong ngày 10/10/1954 lễ thượng cờ diễn ra tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • “Cờ ngày nào tung bay trên phố”
    Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi đã bao lần hòa giọng ca của mình cùng bạn bè hát bài “Tiến về Hà Nội” (Nhạc và lời của Văn Cao). Lần nào hát đến câu: “Cờ ngày nào tung bay trên phố…” tôi đều xúc động đến nghẹn lời. Ký ức những ngày mùa thu lịch sử năm 1954 như hiển hiện ra trước mắt, đưa tôi trở về với tuổi thơ trong ngôi nhà cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm ngày xưa.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
Ra mắt tập 14 truyện tranh kinh điển “Tý Quậy”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO