Sự kiện & Bình luận

Nhớ mãi những kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thụy Phương thực hiện 07:23 21/08/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời cõi tạm đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng bào cả nước trong đó có các văn nghệ sĩ. Trong niềm tiếc nhớ và xúc động, nhiều văn nghệ sĩ đã chia sẻ với phóng viên Người Hà Nội những kỷ niệm cùng tình cảm chân thành, sâu lắng của mình với Tổng Bí thư.

PGS. TS, nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tôi cùng học khóa VIII Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trong suốt 4 năm (1963 - 1967). Tổng Bí thư là người giản dị, trung thực, chan hòa với mọi người, sống có lý tưởng và hoài bão mạnh mẽ, chuyên cần học tập, tích cực tham gia các hoạt động của lớp và nhà trường. Đảm nhiệm cương vị Bí thư Chi đoàn, anh kiên trì phấn đấu để “vừa hồng vừa chuyên”. Cũng bởi thế Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đạt thành tích xuất sắc với các môn học, là sinh viên giỏi toàn diện.
Ngày còn ngồi trên ghế giảng đường, Tổng Bí thư đã bộc lộ năng lực tiềm ẩn về văn chương. Anh từng làm thơ đăng trên tập san nội bộ nhà trường, rồi viết bài phê bình khởi nguồn từ luận văn tốt nghiệp có tên “Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu” được in trên Tạp chí Văn hóa (số 11/1968).

1.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; PGS. TS, nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện (bìa trái); ông Đỗ Trung Thản (bìa phải) - 3 cán bộ từng công tác tại Tạp chí Học tập. Ảnh tư liệu

Sau này, khi rời ghế nhà trường, dù lập thân lập nghiệp ở các cương vị khác nhau nhưng đối với những người bạn cũ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn gắn bó thân thiết, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi mà không có sự cách biệt về địa vị xã hội. Những lần họp lớp, rất hiếm khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vắng mặt.
Khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, chúng tôi bạn bè của anh vô cùng đau xót và thương tiếc. Đất nước đã mất đi một người con yêu tú, một tấm gương mẫu mực của con người. Lớp sinh viên chúng tôi cùng thế hệ với anh đã không còn nữa một người bạn hiền thân thiết đôn hậu, thủy chung.

Nhà thơ Bằng Việt:

Tại Đại hội Đảng thứ XI (tháng 1/2011), tôi là một trong số ít văn nghệ sĩ và nhân sĩ được mời, là khách danh dự của Đại hội. Trong bữa tiệc liên hoan kết thúc Đại hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng năm ấy được bầu làm Tổng Bí thư, đã hồi hộp phát biểu rằng chính đồng chí cũng chưa hết bất ngờ khi lần đầu đảm nhận trọng trách này, và với cương vị mới, đồng chí không có dự định sẽ tạo ra cho mình một vị thế gì đặc biệt. Lúc đó, tôi không hiểu câu nói “không tạo cho mình một vị thế gì đặc biệt” có ý nghĩa gì, vì với cương vị đó, ai cũng sẽ luôn phải dồn nén một chương trình hành động cực lớn, vượt khỏi tầm suy nghĩ trước đó. Nhưng thực tế hơn chục năm sau đã chứng tỏ, rằng điều lớn nhất đồng chí để lại quả thực là vị thế của đất nước và dân tộc chứ không phải của cá nhân mình, điều mà hiếm một Tổng Bí thư nào làm được. Vị thế đó thể hiện trong việc phát triển kinh tế tri thức gắn liền với công nghiệp hóa - hiện đại hóa; xây dựng văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, lấy con người Việt Nam làm trung tâm; xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh; đưa đất nước hội nhập với tinh thần ngoại giao “cây tre”. Trong giai đoạn đồng chí là Tổng Bí thư, nước ta đã nhanh chóng trở thành đối tác chiến lược toàn diện với 6 nước rất quan trọng là Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Mỹ.

3.jpg
Khoảnh khắc đồng chí Nguyễn Phú Trọng xuống cuối hội trường trò chuyện với nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát và NSND Thúy Mùi đã được phóng viên báo Tiền phong ghi lại.

Trong đời thường, đồng chí vô cùng giản dị, chí tình, chu đáo với bạn bè và đồng liêu. Năm 2002, hồi còn làm Bí thư Thành ủy, chính đồng chí đã đích thân đến tận nhà mừng cưới tôi khi tôi cưới vợ. Năm 2004, khi cha tôi mất, đồng chí vừa đi công tác Cần Thơ về đã vội vã đến ngay nhà, thắp hương tưởng niệm trước bàn thờ và chia buồn trực tiếp với mẹ tôi. Khi tôi vừa in tập thơ “Ném câu thơ vào gió”, đồng chí gặp tôi trong cuộc họp Thành ủy, mỉm cười bảo: “Sao không ném cho bọn mình mỗi người một tập đi?”. Tôi chống chế: “Biết các anh bận nhiều, đâu có thì giờ đọc thơ, nên chưa gửi tặng!”. Đồng chí cũng cười: “Đọc chứ! Bọn mình làm chính trị, vẫn luôn cần đọc văn học đấy!”. Những chi tiết ấy, rất nhiều người cũng đã từng ghi nhận. Đó thực sự là một Con Người viết hoa, có nhân cách rất cao cùng cách sống thực sự chan hòa với tất thảy mọi người.

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát:

Nhiệm kỳ đầu tiên làm Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có lần tới thăm Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ở 51 Trần Hưng Đạo. Thời điểm ấy, tôi là Phó Chủ tịch thường trực của Hội Điện ảnh Việt Nam còn NSND Chu Thúy Quỳnh là Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa. Chúng tôi cùng nhau xuống hội trường tầng 2 để gặp Tổng Bí thư cốt để nghe xem Tổng Bí thư có chỉ đạo gì về phương hướng hoạt động của văn học nghệ thuật hay không.
Hội trường rất nhỏ, khi chúng tôi vào thì mọi người đã ngồi hết ở phía trên, hai chị em đành xuống cuối hội trường ngồi vì chỉ nơi ấy mới còn ghế trống. Không ngờ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở trên bàn danh dự nhìn thấy, ông vội vã đi xuống để bắt tay và chào hai chị em khiến chúng tôi thật bất ngờ và cảm động. Động thái rất tự nhiên ấy của ông đã biểu lộ sự trân trọng của Tổng Bí thư với phụ nữ làm nghệ thuật. Khoảnh khắc Tổng Bí thư xuống trò chuyện với chúng tôi cũng đã được phóng viên báo Tiền phong ghi lại. Hôm sau tấm ảnh này được đăng trang nhất trên báo Tiền phong. Anh phóng viên còn rửa thêm ảnh để gửi tặng tôi, tấm ảnh đó tôi vẫn còn giữ đến tận bây giờ.

Cuối buổi gặp gỡ tất cả các văn nghệ sĩ xuống sân chụp ảnh lưu niệm cùng Tổng Bí thư. Vì nữ ít nên tôi vinh dự được xếp đứng ngay bên cạnh ông. Tôi nhớ lúc ấy, ông còn quay sang nói nhỏ nhẹ: Chị Hồng Ngát làm văn học nghệ thuật cũng lâu rồi đấy nhỉ?”. Tôi khẽ đáp “Vâng ạ” và trong lòng chợt nghĩ chắc thi thoảng ông đọc báo thấy thơ tôi, xem tivi thấy chiếu phim của tôi hoặc nghe tôi phát biểu nên nhớ chăng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng tốt nghiệp Tổng hợp văn nên vô cùng trân quí văn nghệ sĩ có lẽ cũng đúng thôi. Mong sao các lãnh đạo kế nhiệm ông sau này cũng sẽ trân quí và quan tâm đến văn nghệ sĩ như ông...

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam” năm 2024
    Ngày 12/10, tại Hà Nội, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam”, vinh danh các sản phẩm đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
  • Quận Tây Hồ luôn đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp
    Chiều 11/10, quận Tây Hồ tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
  • Nhớ niềm vui ngày giải phóng
    Nhớ về những ngày tháng 10 rực rỡ cờ hoa của mùa thu năm 1954, không thể không nhắc tới một lực lượng đặc biệt - Đội thanh niên công tác tiếp quản Thủ đô (sau này đổi tên thành đội thanh niên xung phong công tác tiếp quản Thủ đô). Họ là những chàng trai cô gái 18, đôi mươi, vừa rời ghế nhà trường để đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng: tuyên truyền, phổ biến những chính sách của Chính phủ mới tới nhân dân Hà Nội.
  • Hà Nội những ngày đầu tiếp quản
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình được lập lại ở Đông Dương. Theo hiệp định, Hà Nội còn nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của địch.
  • Hà Nội xứng tầm trung tâm văn hóa của cả nước
    Nhìn lại chặng đường phát triển văn hóa 70 năm từ Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Quốc hội, cho rằng, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật và những thành tựu này đã đưa Thủ đô Hà Nội từng bước trở thành trung tâm văn hóa cả nước.
  • Biểu dương, tôn vinh điển hình toàn quốc trong hoạt động thông tin cơ sở
    Ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc trong công tác thông tin cơ sở năm 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tái hiện thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư - nét văn hóa đặc sắc của xứ Đoài Hà Nội
    Sáng 13/10, Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Khai mạc thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư Đền Và - năm Giáp Thìn 2024 tại khu vực Đầm Sen –phường Trung Hưng. Đồng chí Nguyễn Quang Hán, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy – Chủ tịch HĐND thị xã; Ngô Đình Ngũ – Chủ tịch UBND thị xã cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương tham dự buổi lễ.
  • Mấy đặc trưng trong thơ Thăng Long - Hà Nội
    Để xác định những khác biệt của thơ Hà Nội so với thơ các địa phương khác cần nhìn lại cả quá trình phát triển của thơ từ thuở lập kinh đô, phải tính đến những tác phẩm không chỉ của những nhà thơ sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội, mà còn của những nhà thơ từ những vùng quê khác về sống ở Thăng Long. Và chính họ, những nhà thơ bị (hoặc được) phong cách sống, phong cách thơ của Hà Nội đồng hóa, vốn đông đảo hơn các nhà thơ nguyên quán Hà Nội, đã đóng góp nhiều hơn để tạo nên phong cách trữ tình cho thơ đất đế đô.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trước mặt là dòng sông
    Dãy phòng trọ hướng về dòng sông. Trước đây, mảnh đất này là ao rau muống, khi khu công nghiệp hình thành, chủ nhà lấp đầy xây phòng cho thuê. Những căn phòng được công nhân ưa thích, ở đây mỗi chiều, từ trước hiên nhà họ có thể ngắm dòng sông để tìm lại chút khung cảnh của quê nhà...
  • Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo giám sát chặt chẽ bếp ăn trường học
    Liên quan đến sự việc sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm, canh thừa, Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc bảo đảm đủ định lượng, chất lượng bữa ăn và VSATTP cho sinh viên.
  • Tái diễn lễ Truyền Lô, hàng nghìn khán giả ở Ngọ Môn Huế cổ vũ Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2024
    Hàng nghìn khán giả đội nón lá, mặc áo dài… tại điểm cầu truyền hình trực tiếp Quảng trường Ngọ Môn (Thừa Thiên Huế) cổ vũ cho nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 Võ Quang Phú Đức (Trường THPT Chuyên Quốc học Huế).
Đừng bỏ lỡ
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
  • Ba Vì miền mây thẳm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ba Vì miền mây thẳm của tác giả Nguyễn Việt Chiến nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Cuốn sổ tay du lịch bỏ túi về Tam Đảo
    Với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị điểm đến du lịch, văn hóa tiềm ẩn của khu du lịch Tam Đảo đến du khách trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tam Đảo - Đất linh thiêng, miền du lịch” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải.
  • Hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru
    Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Peru, một buổi trình diễn âm nhạc đặc sắc mang tên “Q' pop & Quechua Concert” sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 23/10.
  • Đấu giá tranh "Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương" của nhà Milon
    Phiên đấu giá "Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương" của nhà Milon sẽ chính thức diễn ra vào 17 giờ ngày 12.10 tại khách sạn Sofitel Legend Metropole, 56 Lý Thái Tổ, Hà Nội.
  • Cần nắm vững quy định Luật Thủ đô 2024 để triển khai thi hành Luật đồng bộ, thống nhất, hiệu quả
    Sáng 11/10, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô 2024 (Luật số 39/2024/QH15). Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở UBND Thành phố và kết nối tới các điểm cầu của 30 quận, huyện, thị xã; Sở, Ngành của Thành phố. Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị.
Nhớ mãi những kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO