Lý luận - phê bình

Thi sĩ Hoàng Cát: Quê hương Hà Nội là một phần rạng rỡ nhất của đời tôi

Nhà thơ Phạm Đình Ân 19/08/2024 07:14

Thi sĩ thương binh Hoàng Cát đã vĩnh biệt “cõi người” vào ngày 1/7/2024, tại nhà riêng, hưởng thọ 83 tuổi. Sự mất mát này đã để lại biết bao thương tiếc đối với những người yêu kính, ngưỡng mộ thi sĩ về đời, thơ và nhân cách của ông.

nha-tho-hoang-cat-2.jpg

1. Thi sĩ Hoàng Cát là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Ông sinh năm 1942, trong một gia đình nền nếp gia phong ở thôn Phúc Chỉ, xã Nam Lạc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ, ông phải làm việc chân tay nặng nhọc để phụ giúp bố mẹ. Những năm tháng ấy, chàng trai trẻ chớm tuổi thanh niên có may mắn được gặp nhà thơ Xuân Diệu tại quê mình. Khi gia đình gặp biến cố lớn (bị quy sai địa chủ) thì mấy anh em không có điều kiện để học lên đại học. Năm 1960, ông thi đỗ vào trường Trung cao cơ điện Hà Nội. Từ đó thi sĩ tương lai Hoàng Cát gặp lại thi sĩ Xuân Diệu và được nhà thơ lớn nhận kết nghĩa anh em. Tình thơ, tình đời giúp họ gắn bó với nhau khăng khít cho đến khi Xuân Diệu mất (năm 1985).

tho-hoang-ca1t.jpg

Sau khi ra trường, Hoàng Cát làm việc tại nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Năm 1965, ông tham gia trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Thừa Thiên - Huế. Ông bị thương mất một chân vào đầu năm 1969 ở Quảng Đà, bị cưa đến ba lần. Năm 1971, ông trở ra Bắc rồi tiếp tục làm kỹ thuật viên tại nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo. Năm 1972, Hoàng Cát vào học khóa 5 trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam, đặt trụ sở tại Quảng Bá, Hà Nội. Tôi cũng cùng lớp, có Trần Hoài Dương nữa, từ đó ba anh em kết bạn lâu dài; rồi sau có Chử Văn Long (bạn với Hoàng Cát từ trước, cũng là em nuôi Xuân Diệu) và lâu nay thêm anh cả Huy Thắng. Lần đầu tiên tôi đến thăm nhà thơ Xuân Diệu tại nhà 24 đường Cột Cờ (nay là Điện Biên Phủ) có mặt Hoàng Cát cùng người yêu của ông. Rồi chính năm 1972 ấy, vào dịp lễ Noel, chàng trai Hoàng Cát cưới vợ. Đám cưới được tổ chức tại nhà Xuân Diệu. Cô dâu là Nguyễn Thị Tâm người Hà Nội. Do chiến tranh và hoàn cảnh khi ấy, tiệc cưới đơn giản với “bát canh xu hào và con vịt luộc”, chỉ sáu người dự, tất nhiên có hai nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận. Chị Nguyễn Thị Tâm, người Hà Nội, xinh xắn, thuần hậu, thanh lịch, tháo vát, giàu lòng trắc ẩn, yêu văn thơ, từ đó trở thành người bạn đời của thi sĩ, gắn bó thủy chung, son sắt, trải qua nhiều gian khó, sướng khổ có nhau 52 năm đằng đẵng.

Suốt cuộc đời ông, từ nhỏ cho đến ngày qua đời, có niềm vui nhưng cũng lắm nỗi buồn. Gian khó chồng lên gian khó. Khi thi sĩ thương binh đang bệnh ung thư, thì vợ ông cũng bị ung thư ở phần ngực, rồi bệnh lan xuống khoang bụng, phải lên bàn mổ 6 lần. Tuy nhiên với ý chí, nghị lực, khát vọng, với tình yêu đời, yêu người rộng lớn, ông đã cùng vợ vượt qua tất cả. Ông tự nhủ: “Hạnh phúc là trườn qua mọi cay đắng, khổ đau”. Thi sĩ thổ lộ từ tận cùng gan ruột: “Tôi đã cháy hết mình vì cuộc đời lớn rộng”.

tho-hoang-cat.jpg

2. Thi sĩ Hoàng Cát có trên một nghìn bài thơ, đưa vào 13 quyển, đầu tiên là “Tháng Giêng dai dẳng” và “Ngôi sao biếc” in năm 1991, về sau công bố lần lượt thêm 11 quyển, trong đó có Tuyển tập thơ (2009), một tập truyện ngắn và cuối cùng là Cõi người (2023) - thơ tuyển thứ hai, cũng là quyển thơ cuối cùng với 776 bài, ngót nghìn trang.

Từ năm 2022, khi bệnh hiểm nghèo quay lại, biết lần này khó qua được, thi sĩ Hoàng Cát khẩn trương viết những bài thơ mới, đồng thời soạn in bốn tập thơ: “Tia nắng cuối”, “Cảm tạ trời xanh” (2022), “Khúc quân hành” và “Cõi người” như đã nêu.

Thơ Hoàng Cát bề bộn nhiều đề tài, nổi bật là: Thơ về nhiều miền đất nước, trong đó có miền Trung cùng quê nhà Nghệ An và quê hương thứ hai là Hà Nội; Thơ về tình đời, gồm tự thán, cảm hứng về bản thể; tình yêu đối với gia đình, phái đẹp; kí ức chiến tranh, đời sống người thương binh thời hậu chiến; tình nghĩa bạn bè; Thơ về nghiệp văn, thi ca, thi sĩ...

Thơ Hoàng Cát là tấm gương soi toàn bộ cuộc đời tươi đẹp và đầy gian khó của ông, trong đó có tình đời yêu thương rộng mở và nỗi buồn tê tái, thăm thẳm về cõi người.
Thi sĩ giãi bày:

Một trái tim này chỉ để yêu
Không mang thù oán, dẫu đôi điều
Phù sinh tất cả, thì tất cả
Chỉ để mà thương, chỉ để yêu!...
Hơn thế, thi sĩ còn tâm sự:
Ta ước gì ta có ngàn tay
Đặng ôm chặt cuộc đời này mãi mãi.

Thơ Hoàng Cát là thơ trữ tình truyền thống, không thay đổi về nghệ thuật, khi thơ trữ tình hiện đại đã phát triển về bút pháp sáng tạo.
Thi sĩ say mê làm thơ bất kể lúc nào có thể. Thơ ông xối trào cảm xúc, nhiều khi rất thành thật, mãnh liệt đến mức cực đoan.
Quan niệm thơ của thi sĩ trùng khít với chính sáng tác của ông. Thi sĩ coi trọng nội dung tư tưởng của thơ: Ta cần nội dung thôi - ta chả cần hình thức/ Tên gọi là gì cách xưng hô ra sao (...) Ta ghét thói phô trương hình thức/ Thực chất ra trong ruột rỗng không (Ta cần nội dung thôi).

3. Ai ai cũng yêu thương sâu nặng nơi chôn rau, cắt rốn của mình. Nhưng đối với Hoàng Cát, tình yêu ấy rất đặc biệt. Ông yêu da diết dải đất miền Trung, nhất là quê nhà Nghệ An. Nhiều bài thơ ông viết về quê nhà rất cảm động. Tuy nhiên, khi đến tuổi trưởng thành, cư trú tại Hà Nội, ông hướng về quê bằng tấm lòng nhiều hơn là về lại, ở lại quê nhà. Ông viết về quê Nghệ An chủ yếu do nhớ lại, do tưởng tượng. Từ năm 1960, ra Hà Nội học, đi làm, lập gia đình, ông gắn bó với Thủ đô Hà Nội; cho đến ngày ông mất, đã là 64 năm. Nhân kỉ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, ông viết: Là thằng bé miền quê xứ Nghệ/ Tôi thoát thân thành trai trẻ thị thành/ Hà Nội hóa quê hương nặng nghĩa/ Thúc giục tôi cầm súng buổi chiến tranh. Cảnh sắc, hương vị Hà Nội, tình người, lối sống Hà Nội đã ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc đến thi sĩ. Tự hào được làm người Hà Nội, ông nói: “Quê hương Hà Nội là một phần rạng rỡ nhất của đời tôi”. Ông viết thơ và nói với bạn bè rằng ông thật may mắn khi mình là dân xứ Nghệ có lối sống riêng, cá tính riêng, lại may mắn lấy được một người con gái Hà Nội.

Thương vợ, thi sĩ từng tâm sự với bà: Mười bảy năm ta chưa đi Nhà hát lớn/ Nhưng đã trải qua mười bảy nghề mặn nhạt có nhau. Hà Nội đã đùm bọc ông những năm tháng khó khăn, túng thiếu. Thi sĩ có bài thơ “Cảm ơn vỉa hè” (trùng tên với một tập thơ). Vỉa hè Hà Nội đã nhiều năm giúp vợ chồng ông làm thêm, kiếm sống.
Ngay từ buổi đầu đời sáng tác, thơ Hoàng Cát đã có duyên với Hà Nội. “400 khung cửa sổ” là bài thơ đầu tiên nói về Hà Nội của Hoàng Cát, được in trên báo Lao động năm 1961 (với bút danh Xuân Hòa), khi tác giả mới 19 tuổi, đang là học sinh năm thứ hai trường Trung cao cơ điện Hà Nội. Chính “sự kiện” này đã cổ vũ và khích lệ chàng trai rất nhiều trên con đường phấn đấu liên tục, không mệt mỏi để trở thành một nhà thơ chuyên nghiệp sau này. Tòa tháp “Liên hợp” được nói đến trong bài thơ là tòa nhà chính của Trường Trung cao cơ điện (nay là địa điểm Trường Đại học Quốc gia - Khoa Tự nhiên, bên đường Nguyễn Trãi). “Những ngôi sao với người thợ đi làm ca đêm”, cũng viết về Hà Nội, là bài thơ đầu tiên của Hoàng Cát được in trên báo Văn nghệ năm 1963, khi tác giả vừa ra trường, bắt đầu làm kỹ thuật viên Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo. Đáng chú ý hơn là sau này chùm thơ đầu tiên (kèm ảnh chân dung) được in trở lại sau nhiều năm gián đoạn, không ở đâu khác mà chính là ở báo Người Hà Nội (nay là tạp chí Người Hà Nội).
Những năm 2022, 2023 và mùa xuân 2024, nhiều lần thi sĩ gọi tôi cùng đi chơi loanh quanh trong Thành phố Hà Nội. Ông chở tôi bằng chiếc xe ba bánh. Cả hai ngắm người, ngắm cảnh, qua các phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Bát Đàn..., rồi lên Hồ Tây, hồ Trúc Bạch... Thỉnh thoảng ghé quán nước, quán ăn hoặc ngồi trên hè phố, bên Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch… trò chuyện cuộc đời và thơ ca, chụp đôi ba kiểu ảnh... chúng tôi nhắc lại chuyện người xưa, cảnh cũ, những món ăn mà bây giờ không còn nữa hoặc kém xưa nhiều... Tôi nhớ lại thơ ông hoặc có lúc thi sĩ đọc cho bạn nghe. Ông tự hào về thành phố quê hương:

Sáng mai này - Hà Nội của riêng tôi/ Tôi sung sướng vi vu “xe ba bánh”/ Không! tôi cụt chân, nhưng không hề tàn tật// Tôi say sưa, tôi hoan hỉ, tôi reo/ Hà Nội ơi, tôi yêu biết bao nhiêu/ Đường phố sạch bong,... Gió mát nhẹ, mơn man làn da thịt/ Không khí mát thanh như trong rừng cổ tích/ Tôi hít hà, tận hưởng đến đê mê/ Trời đất ơi, mới bốn rưỡi thôi nghe !/ Ôi, cái giờ tinh mơ - chớm hè là đẹp nhất! // Không biết sống kiểu Thủ đô - thật tội? Cứ ngủ hoài, ngủ líp - phí vô ngần!/ Hà Nội mộng mơ, Hà Nội của thi nhân.../ Sáng mai này - Hà Nội của riêng tôi... Ngồi bên Hồ Tây, tôi đọc bài vịnh cảnh của ông: Như thể gương trời gửi xuống đây/ Mênh mang sông nước gió vơi đầy/ Mênh mang sương khói, mênh mang nắng/ Huyền ảo bốn mùa. Ta đắm say.

Những mùa thu mới đây, chúng tôi đi chơi, có nhắc lại những bài thơ thi sĩ Hoàng Cát cảm xúc về mùa thu, khi hồi tưởng về quá khứ tươi đẹp. Tôi chưa hề đọc thơ mình cho Hoàng Cát nghe, mà chỉ muốn nhớ lại, đọc lại thơ bạn: Ồ! Hàng sấu vẫn còn đây quả sót/ Rụng vu vơ một trái vàng ươm/ Ta nhặt được cả chùm nắng hạ/ Trong mùi hương trời đất dậy trên đường (Lại thu Hà Nội). Và đây là hoa sữa: Hoa sữa nồng thơm, ngát phố đêm/ Cơn mưa vừa tạnh, gió ru êm/ Trăng thu man mác, trời man mác/ Trăng của anh và trăng của em// Thoắt sáu mươi năm phố khác xưa/ Đời ta vẫn chẳng phút phai mờ/ Vẫn bâng khuâng mãi mùi hương ấy/ Nhớ mãi không nguôi ghế đã xưa.

Hoàng Cát còn có thơ yêu mùa phượng đỏ, hoa bằng lăng tím, cây hoàng lan trong bệnh viện, thương thân thể thương binh tàn tật với cái chân trái đã mất của mình… Và, thương biết bao nhiêu căn nhà thân yêu nhiều kỷ niệm vui buồn cay đắng của vợ chồng ông (10A, dãy lắp ghép P14 khu tập thể Trương Định) cùng con gái yêu hiếu thảo, giỏi giang, chàng rể, hai cháu ngoan... Rồi phòng văn, cây khế, cầu thang, sân vườn và những người hàng xóm thân thiện...
Gắn bó với Hà Nội, tấm lòng trắc ẩn của thi sĩ cũng đẹp vô cùng khi thương xót người đàn bà xa lạ ở tỉnh ngoài về Hà Nội kiếm sống bị tai nạn giao thông, đó là “Chuyện xảy ra trên đường Giải phóng”: Những quả vải thiều tóe loe, giập nát/ Cái nón cời bạc thếch úp lên/ Chiếc xe máy Tàu nằm im, đỏ choét/ Vũng máu bên đường bầm đen!// Người đàn bà thôn quê ra phố phường bươn chải/ Gánh vải bán rong - đã kiếm được bao nhiêu?/ Mà số phận sao đắng cay đến vậy! Lìa bỏ chồng con giữa đường nhựa nắng thiêu! Nặng lòng thương đời, thương người, thi sĩ thấy người bị nạn như người thân thiết, khiến ông đau xót vô hạn.

Tại Thành phố Hà Nội, quê hương yêu dấu thứ hai, thi sĩ Hoàng Cát đã sống trọn vẹn một cuộc đời cao đẹp tám mươi ba tuổi. Thi sĩ từng hãnh diện, tự hào về nhân cách sống, nhân cách thơ của mình. Ai thương ông, giúp ông, ông chịu ơn và mãi mãi kính nhớ. Ai trót làm điều gì không phải với thi sĩ, ông bỏ qua tất cả và thương họ như thương những kiếp người. Thi sĩ Hoàng Cát ra đi, để lại một tấm gương về ý chí kiên cường chống lại bệnh tật, vượt qua gian khó, một tình yêu đời, yêu thơ, say mê sáng tác đáng nể trọng.
Ngày ông mất, tôi viết điếu văn mà mắt nhòe, tay run. Khi viết bài này cũng vậy. Bây giờ, đi qua các đường, ngõ phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, khu phố cổ... hoặc lên Hồ Tây, hồ Trúc Bạch... tôi cứ ngẩn ngơ, bùi ngùi, ngỡ như vẫn thấy hình dáng bạn đâu đây. Nhớ những sáng tinh mơ ông gọi cửa... Thương nhớ ông rất nhiều, bạn quí thân thi sĩ Hoàng Cát!

Bài liên quan
  • Triển vọng tiểu thuyết ngắn
    Ngày nay rất khó nhìn thấy hình ảnh một người say mê đọc những bộ tiểu thuyết trường thiên như “Chiến tranh và hòa bình” của L.Tolstoy, “Sông Đông êm đềm” của M.Solokhov, “Những người khốn khổ” của V. Hugo… mặc dù đó là những kiệt tác văn chương thế giới.
(0) Bình luận
  • Vinh danh 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc năm 2023
    Tối 19/9, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao Tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.
  • Lý luận, phê bình sân khấu: Thực trạng và giải pháp
    Lý luận, phê bình sân khấu là một chuyên ngành khoa học mang trong mình cả lý luận lẫn phê bình. Tức là, phê bình bằng lý luận và lý luận để phê bình. Lý luận là kết quả của quá trình mà con người đúc kết ra kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật sân khấu, mang tri thức khách quan về những quy luật vận động, phát triển của hiện thực nghệ thuật sân khấu.
  • Công tác lãnh đạo, quản lý, hoạt động văn nghệ: Nhìn từ thực tiễn văn học, nghệ thuật sau 50 năm đất nước thống nhất
    Sáng ngày 20/8, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn với chủ đề “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển – Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm” dành cho các địa phương, đơn vị khu vực phía Bắc.
  • Triển vọng tiểu thuyết ngắn
    Ngày nay rất khó nhìn thấy hình ảnh một người say mê đọc những bộ tiểu thuyết trường thiên như “Chiến tranh và hòa bình” của L.Tolstoy, “Sông Đông êm đềm” của M.Solokhov, “Những người khốn khổ” của V. Hugo… mặc dù đó là những kiệt tác văn chương thế giới.
  • Để lý luận phê bình sân khấu không còn thiếu và yếu
    Dù đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuật sân khấu, thế nhưng đội ngũ lý luận phê bình (LLPB) sân khấu nước ta hiện nay vừa thiếu và yếu, vừa có dấu hiệu lệch hướng dẫn đến những hạn chế trong việc thúc đẩy sự phát triển đời sống sân khấu. Làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ LLPB sân khấu, qua đó cổ vũ sáng tác, định hướng thẩm mỹ cho công chúng, góp phần xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới, đó cũng chính là những băn khoăn, trăn trở của không ít người trong giới nghề. Dưới đây là một số những chia sẻ của các văn nghệ sĩ xoay quanh vấn đề này.
  • Tiếp nối mạch nguồn cảm hứng tri ân
    Uống nước nhớ nguồn, tri ân người có công với đất nước và các liệt sĩ đã hy sinh là nét đẹp trong đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bài thơ “Khúc hát ru huyền thoại” của Quang Thiên Phú (bút danh của thầy giáo Lê Khắc Dinh, Nghệ An) tiếp nối mạch nguồn cảm hứng tri ân người có công với dân, với nước, mang sắc thái biểu đạt rất riêng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thủ đô Hà Nội luôn luôn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng
    Sáng 10/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Viết tiếp những trang sử vẻ vang của Thủ đô văn hiến, anh hùng
    Năm 2024 đánh dấu mốc son 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Nhìn lại quãng thời gian 2/3 thế kỷ kể từ sau ngày giải phóng, có thể thấy những bước chuyển mình của Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực. Những thành quả đã đạt được góp phần viết tiếp trang sử vẻ vang của Thành phố anh hùng, Thủ đô ngàn năm văn hiến.
  • [Video] Thủ đô Hà Nội rực sắc cờ hoa trong ngày thu lịch sử
    Trong những ngày mùa thu lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, từng ngõ nhỏ, phố nhỏ của Hà Nội như khoác lên mình tấm áo mới với sắc cờ hoa khắp phố phường. Đặt chân đến nơi đâu ở Hà Nội thời điểm này cũng thấy cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hồng kỳ phấp phới bay trong gió, trên các tuyến đường những biểu ngữ, băng rôn lan tỏa hình ảnh Thủ đô Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo… thêm một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử đặc biệt của ngày giải phóng Thủ đô đối với Hà Nội cùng như người dân cả nước.
  • Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao trường mầm non Xuân Tảo
    Nhằm giúp trẻ có cơ hội thể hiện các tố chất: Nhanh - mạnh - bền - khéo léo, giúp trẻ phát triển toàn diện, sáng 10/10, trường Mầm non Xuân Tảo đã tổ chức thành công “Ngày hội thể dục thể thao” đầy vui nhộn.
  • Sao Mai Khánh Ly ra MV mới kể về “Hà Nội những ngày tháng cũ”
    Sao Mai Khánh Ly chính thức phát hành MV "Hà Nội ngày tháng cũ" với ca khúc của nhạc sĩ Song Ngọc được nhạc sĩ Văn Trung và Kim Long phối khí mới. Đây là sản phẩm âm nhạc được Nguyễn Khánh Ly thực hiện với mong muốn tri ân Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.
Đừng bỏ lỡ
  • Thưởng lãm những bức ảnh dung dị, mộc mạc của “Hà Nội một thời để nhớ”
    86 bức ảnh đen trắng ghi lại những khoảnh khắc dung dị, đời thường của Thủ đô Hà Nội từ những năm 1992 cho đến năm 2012 vừa được giới thiệu trong triển lãm ảnh “Hà Nội một thời để nhớ” diễn ra tại Biệt thự Pháp cổ 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
  • Nhạc sĩ Đoàn Bổng: Từ chiếc nôi văn hóa quê hương đến duyên nợ với Hà Nội
    Khát khao được thử sức và chinh phục âm nhạc đã thôi thúc chàng trai Đoàn Bổng từ bỏ công việc kế toán ở công trường thủy lợi Ngoại Độ (cuối huyện Ứng Hòa), về Hà Nội để thi vào khoa sáng tác trường Âm nhạc Việt Nam. Sau gần nửa thế kỷ gắn bó với âm nhạc, những thành quả mà nhạc sĩ Đoàn Bổng gặt hái được đã minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn này.
  • Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Thủ đô 70 năm - Bản hùng ca”
    Tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hà Nội tổ chức sáng 10/10, chương trình nghệ thuật chủ đề “Thủ đô 70 năm - Bản hùng ca” đã để lại ấn tượng sâu sắc với các đại biểu.
  • Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: “Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn kiện quan trọng về Thủ đô Hà Nội với tầm nhìn mới và tư duy đột phá”
    Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhấn mạnh: “Nhìn lại 70 năm phấn đấu hy sinh, xây dựng và phát triển, Hà Nội và Nhân dân cả nước càng có quyền tự hào về Hà Nội yêu dấu của chúng ta, Thủ đô văn hiến và anh hùng, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”.
  • Tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội
    Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), NXB Kim Đồng tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội. Những cuốn sách cho thấy bề dày lịch sử, bề sâu văn hóa, truyền thống hào hoa, thanh lịch nhưng cũng rất dũng cảm kiên cường của Người Hà Nội. Và không chỉ gợi nhớ những ký ức đẹp đẽ về Hà Nội xưa, những cuốn sách mang âm hưởng của Hà Nội ngày hôm nay cho độc giả thêm tự hào về Thủ đô mến yêu.
  • Giới thiệu 150 bức ảnh quý về “Hà Nội ngày tiếp quản”
    150 bức ảnh quý về ngày đoàn quân tiến về Hà Nội, giải phóng Thủ đô (ngày 10/10/1954) vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm ảnh “Hà Nội ngày tiếp quản” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
  • [Video] Vẹn nguyên ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là mốc son lịch sử đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Hà Nội cũng như cả nước. Ngày ấy, Đại đoàn 308 dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô tiến vào Hà Nội. Từ sáng sớm đường phố Hà Nội đã rợp cờ hoa, người dân đổ ra khắp mọi nẻo đường chào đón đoàn quân chiến thắng trở về.
  • Triển lãm Sách chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 9/10, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (số 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10//2024).
  • Phát hành bộ tem chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Bộ tem chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) sẽ được Bộ TT&TT phát hành đặc biệt đúng vào ngày 10/10/2024.
  • [Podcast] Động lực cho Hà Nội trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu cả nước
    Luật Thủ đô (sửa đổi) có các quy định mới về phát triển công nghệ, với nhiều điều, khoản thể hiện tính đặc thù để Hà Nội phát triển về lĩnh vực này. Trong chương trình “Phổ biến pháp luật về Luật Thủ đô” hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các cơ chế, chính sách về về phát triển công nghệ trong Luật Thủ đô (sửa đổi), khi Luật được thi hành sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp để Hà Nội trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu cả nước.
Thi sĩ Hoàng Cát: Quê hương Hà Nội là một phần rạng rỡ nhất của đời tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO