Lý luận - phê bình

Tiếp nối mạch nguồn cảm hứng tri ân

Lời bình của Nguyễn Thị Thiện 07:29 03/08/2024

Uống nước nhớ nguồn, tri ân người có công với đất nước và các liệt sĩ đã hy sinh là nét đẹp trong đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bài thơ “Khúc hát ru huyền thoại” của Quang Thiên Phú (bút danh của thầy giáo Lê Khắc Dinh, Nghệ An) tiếp nối mạch nguồn cảm hứng tri ân người có công với dân, với nước, mang sắc thái biểu đạt rất riêng.

9i.jpg

Khúc hát ru huyền thoại

Tháng Bảy về mẹ lại hát ru anh
Khúc hát ru xưa thay bằng lời cầu nguyện
Tiếng ru thì thầm theo khói hương
bay vào vô tận
Đến những chiến hào xưa...
máu nhuộm đỏ chiến trường

Nâng niu di ảnh và những tấm huân chương
Mẹ vuốt ve và gọi tên
những đứa con của mẹ
Các anh nhìn mẹ cười
nụ cười rất trẻ
Ôi! Những nụ cười khắc mãi dấu thời gian

Mẹ nhìn các con khẽ cất tiếng “đặc khàn”
Lời mẹ ru
Vọng vào lòng đất
nơi những đứa con yên nghỉ
Cho đất nước yên bình
Những con đường rộng mở
Cho Tổ quốc vươn cao
Quê hương thêm rạng rỡ
Cho em bé no tròn
giấc ngủ đưa nôi
Tóc mẹ bạc dần hóa những áng mây trôi
Nơi xa xôi
các anh có nghe
những khúc ru...
Huyền thoại.

Quang Thiên Phú

Uống nước nhớ nguồn, tri ân người có công với đất nước và các liệt sĩ đã hy sinh là nét đẹp trong đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bài thơ “Khúc hát ru huyền thoại” của Quang Thiên Phú (bút danh của thầy giáo Lê Khắc Dinh, Nghệ An) tiếp nối mạch nguồn cảm hứng tri ân người có công với dân, với nước, mang sắc thái biểu đạt rất riêng.

Bài được trình bày theo thể tự do. Cách biểu đạt này phù hợp với cảm xúc phóng khoáng, nhiều cung bậc qua những câu thơ đa dạng từ 2 đến 12 âm tiết. Thi phẩm phản ánh niềm xúc động nghẹn ngào, dào dạt như nỗi lòng chất chứa nhớ thương của người mẹ dành cho đứa con liệt sĩ.

Với trí tưởng tượng phong phú, tác giả như thấy hiển hiện trước mắt tại nơi chiến hào biên giới là người chiến sĩ - người con trai yêu quý, núm ruột xiết bao yêu thương của mẹ ngã xuống. Lúc anh còn thơ, bao đêm trường mẹ hằng hát ru con. Giờ đây, người con ấy đã đi xa mãi mãi, mẹ vẫn không tin đó là sự thật. Mẹ vẫn hát ru con vào mỗi dịp tháng Bảy nghĩa tình: “Tháng Bảy về mẹ lại hát ru anh/ Khúc hát ru xưa thay bằng lời cầu nguyện/ Tiếng ru thì thầm theo khói hương/ bay vào vô tận/ Đến những chiến hào xưa.../ máu nhuộm đỏ chiến trường”. Tháng Bảy hằng năm có ngày lễ kỷ niệm 27/7, tháng của những tưởng nhớ và hoài niệm tri ân, tháng đáp đền ơn nghĩa những người có công với đất nước, đặc biệt là các liệt sĩ. Lòng người mẹ lại trào dâng nỗi nhớ niềm thương đứa con đi xa. Mẹ từng gửi gắm qua “khúc hát ru” những vỗ về, đưa con hồi thơ bé vào giấc ngủ ngon lành năm xưa. Giờ đây, “khúc hát ru” mẹ “thay bằng lời cầu nguyện” để con của mẹ được siêu thoát và an nghỉ nơi vĩnh hằng.

Những câu thơ khiến người đọc rưng rưng nước mắt trước hình ảnh đôi tay gầy của mẹ: “Nâng niu di ảnh và những tấm huân chương/ Mẹ vuốt ve và gọi tên/ những đứa con của mẹ”. Tấm huân chương là biểu tượng cho vinh quang và sự cống hiến được Tổ quốc ghi nhận, điều ấy thật đáng quý nhưng không làm mẹ nguôi nỗi nhớ thương con. Mẹ gọi tên từng đứa con yêu dấu trên bia mộ. Đáp lại tấm lòng của mẹ: “Các anh nhìn mẹ cười/ nụ cười rất trẻ/ Ôi! Những nụ cười khắc mãi dấu thời gian”. Câu thơ cảm thán với những hình ảnh rất chân thực. Trong thơ như có họa, tác giả đã tạc bằng thơ nụ cười tươi trẻ rạng rỡ của đứa con liệt sĩ “mãi mãi tuổi 20” trên di ảnh, trong nỗi nhớ thương của đấng sinh thành.

Cảm xúc sâu lắng nhất trong bài là những âm thanh “đặc khàn” cất lên từ sâu thẳm gan ruột mẹ: “Lời mẹ ru/ Vọng vào lòng đất”. Mẹ giàu đức hy sinh, vị tha, bao dung nên lời cầu nguyện của mẹ chẳng vì cá nhân con hay gia đình riêng của mẹ. Mẹ cầu mong khấn nguyện chung: “Cho đất nước yên bình/ Những con đường rộng mở/ Cho Tổ quốc vươn cao/ Quê hương thêm rạng rỡ/ Cho em bé no tròn/ giấc ngủ đưa nôi”. Điều mẹ mong ước, khát khao nhất là mọi người, mọi nhà có cuộc sống hòa bình, nhân dân được sống yên ổn, Tổ quốc được mạnh giàu, quê hương phát triển, em thơ được ăn no, ngủ yên. Trong bài, niềm xúc động thành kính trước tấm lòng của mẹ và cảm hứng sử thi khiến tác giả kết thúc bài bằng thơ hình ảnh người mẹ mái tóc bạc bồng bềnh như mây trắng, một vẻ đẹp lộng lẫy và kỳ vĩ: “Tóc mẹ bạc dần hóa những áng mây trôi/ Nơi xa xôi/ các anh có nghe/ những khúc ru.../ huyền thoại”.

Lời thơ cô lại, những câu ngắn tựa như tiếng nấc nghẹn ngào của chủ thể trữ tình thương quý và cảm phục tấm lòng cao cả của người mẹ liệt sĩ. Tấm lòng vị tha, nhân hậu và tình yêu thương con vô bờ của người mẹ trong bài thơ là điển hình của biết bao bà mẹ Việt Nam. Bài thơ là lời nhắc nhớ chúng ta hãy sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của những người mẹ và các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc./.

Bài liên quan
  • Vừa tỉnh vừa mê với “Thuốc mê” của Thâm Tâm
    Câu chuyện mỏng mảnh, ngắn gọn, mà nhà thơ Thâm Tâm gợi ra được những sắc thái ly kỳ, hồi hộp. Nhưng vừa ngả theo hướng truyện phiêu lưu, điều tra, lại vừa gài được chất tình của chuyện yêu đương quyến luyến nam nữ, mà không ngả ngớn, “sến sẩm” ướt át. Liên tưởng trong đời sống hiện đại hôm nay, tiểu thuyết “Thuốc mê” vẫn nhắc hỏi ta về việc sống như thế nào cho ra con người, giữa biết bao nhiêu áp lực và ràng buộc.
(0) Bình luận
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ truyện tranh giúp trẻ phát triển kĩ năng sống an toàn
    Với mong muốn truyền tải một cách dễ hiểu và gần gũi những kiến thức cơ bản về an toàn trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường, ở lớp, ở nơi vui chơi, nơi công cộng nói chung cho bạn đọc nhỏ tuổi, NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ truyện tranh “Comic kĩ năng sống - Dành cho trẻ tiểu học”.
  • 58 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII
    “Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII tiếp tục được thực hiện với nhiều đổi mới, sáng tạo, nhằm mục tiêu cao nhất là thể hiện tình yêu sách, sự trân trọng, tôn vinh và tri ân những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu”, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định tại lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII, năm 2024 tổ chức tại Hà Nội tối 29/11.
  • [Video] Lấp lánh làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ
    Xuất hiện từ thời Lý, nghề khảm trai ở làng Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) đã bước qua những thăng trầm lịch sử, có những lúc tưởng chừng như bị mai một, nhưng các thế hệ thợ nghề tâm huyết vẫn bám trụ với nghề đến tận ngày nay. Như một viên ngọc lấp lánh trong kho tàng làng nghề truyền thống Thủ đô và của cả Việt Nam, khảm trai Chuôn Ngọ đã, đang tỏa sáng trong hàng trăm làng nghề truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
  • [Inforgaphic] Tổng Bí thư Tô Lâm: Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng
    Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3). Tại cuộc trao đổi này, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, từ đây, mọi người dân Việt Nam, hàng trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.
  • Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
    Tối 29/11, Bộ Công Thương khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024, với chủ đề "Tự hào hàng Việt sánh vai cùng thương hiệu toàn cầu".
Đừng bỏ lỡ
Tiếp nối mạch nguồn cảm hứng tri ân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO