Lý luận - phê bình

Độc đáo thơ đố của Phạm Đình Ân

Nhà thơ Bùi Việt Mỹ 06:46 28/06/2024

Nhà thơ Phạm Đình Ân là tác giả thơ trữ tình, phê bình văn học, thơ văn dành cho thiếu nhi... lĩnh vực nào ông cũng có đóng góp. Riêng viết cho thiếu nhi, ông là một tác giả nổi trội, bền bỉ sáng tác suốt gần 50 năm qua, đạt nhiều thành tựu. “Vui cùng thơ đố” (NXB Phụ nữ, 2023) là tập thơ thứ hai của Phạm Đình Ân về thơ đố, cũng là đầu sách thứ hai mươi của tác giả này dành cho thiếu nhi - không kể 20 tập sách hợp thành ba đầu sách biên soạn.

download.jpg
Nhà thơ Phạm Đình Ân.

Nhận được tập sách mới ông tặng, tôi lại nhớ đến một kỷ niệm đẹp, đó là mối tương giao văn chương - báo chí giữa hai anh em. Những năm tôi phụ trách báo Người Hà Nội, ông lui tới thường xuyên, cộng tác tích cực. Tôi lưu tâm đến văn học thiếu nhi nên đã nhiệt tình mời ông góp bài. Hơn thế, còn đề nghị nhà thơ tham gia chủ biên chuyên trang hằng tuần “Dành cho trẻ em” của báo. Chuyên trang này mở đầu từ năm 2010 và kết thúc năm 2016. Đó là một sản phẩm báo chí định kỳ lạ và hiếm, đã góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tác thơ văn cho trẻ em, vì trẻ em.

pda.jpg

Thơ đố đã có từ dân gian cổ truyền. Cũng có thơ đố hiện đại nhưng thường tồn tại bằng câu, cụm câu. Trên sách báo lâu nay cũng có thơ đố viết thành từng bài.Tác giả Phạm Đình Ân làm khác, độc đáo. Ông tổ chức những nhóm bài được liên kết hệ thống thành một cuốn sách có bố cục chặt chẽ. Lời giải đặt ngược ở cuối sách, cũng là việc lạ, xưa nay chưa ai làm, hóm hỉnh, bất ngờ. Ông có ý nói rằng các bạn nhỏ hãy kiên nhẫn giải đố, thấy khó thì nhờ người lớn giúp đỡ, đừng láu táu mở lời giải ra. Đấy là một chi tiết giáo dục thẩm mỹ về kỹ năng sống cho trẻ em đầy khéo léo, thâm thúy.

Sách có 32 bài đố bằng thơ lục bát, kèm 32 cụm văn xuôi là lời giải. Phần I: Từ đầu qua bụng xuống chân gồm 17 bài đố về các bộ phận thân thể con người (nhìn phía ngoài) lần lượt từ trên xuống dưới: đầu, tóc, mặt, mắt, tai, mũi, răng, miệng, lưỡi, cổ, vai, da, tay, bụng, lưng, ruột, chân. Phần II: Miên man cái biết mọc mầm, trổ hoa, gồm 15 bài đề cập các sự việc thông thường: nói, cười, hát, đi, đứng, ngồi, chạy, nằm, trông, nghe, hỏi, học, làm, ăn, chơi.

Điều đáng chú ý là hầu hết các bài thơ, câu đố, tác giả không dừng lại ở việc nêu đơn giản nguyên gốc sự vật - hình ảnh (ở phần I), sự việc - hoạt động (ở phần II) mà dùng các biện pháp ẩn dụ, hoán dụ... để liên tưởng nhằm mở rộng nội dung. Sự vật, sự việc đưa ra ở nhan đề bài thơ chỉ là cái cớ để sáng tạo thơ, đó là tứ thơ được hình ảnh hóa. Thí dụ nói về cái đầu thì tác giả ngầm hướng người đọc đáp lại là: “đầu tiên, đầu bạc răng long, đầu tàu, đầu đàn, đầu sóng ngọn gió, đầu mối, đầu gối, đầu tắt mặt tối, đầu cua tai nheo, đầu trộm đuôi cướp, đầu thú, đầu trâu mặt ngựa, đầu têu”. Xin dẫn ra 2 câu:

Đầu gì từ ấy tỏa đi?
Đầu gì đã mỏi là khi muốn ngồi?
(Đáp: đầu mối, đầu gối)

Hoặc hỏi Nói gì?, bài thơ đố gợi ý trả lời là: “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay, nói có sách mách có chứng, nói như đinh đóng cột, nói một đằng làm một nẻo, nói ngọt, nói lái, nói vuốt đuôi, nói ngang, nói hươu nói vượn, nói toạc móng heo, nói đãi bôi, nói cứng, nói khích, nói kháy, nói mát, nói kiến trong lỗ bò ra”. Xin dẫn ra 2 câu:

Nói gì không dọc không xuôi?
Nói gì khoác lác thú nơi rừng già?
(Đáp: nói ngang, nói hươu nói vượn)

Thơ lục bát của Phạm Đình Ân rất trau chuốt, hoàn toàn khớp vần. Từ trước đến nay ông đã làm đến nghìn câu lục bát dành cho trẻ nhỏ. Thơ đố bằng lục bát dễ phạm nhược điểm là trúc trắc, gượng gạo (do vướng vào việc gợi câu trả lời). Đối với Phạm Đình Ân, ông viết thanh thoát, uyển chuyển, bổng trầm, ngân nga như chơi, như giỡn đùa với cây lá gió trăng vậy. Hỏi Mũi gì?, có thơ: Đầu đứng dưới, lưỡi nằm trên/ đã không biết liếm sao bền nắng mưa? (Đáp: Lưỡi trai, mũ lưỡi trai). Hỏi Hát gì?, có thơ: Hát gì cái ngủ lơ mơ/ Trăng sương dời dợi bãi bồi ca dao? (Đáp: Hát ru, hát ru con). Hỏi Học gì?, có thơ: Học chi chân bước xa gần/ miên man cái biết mọc mầm trổ hoa? (Đáp: Đi một bước đàng, học một sàng khôn).

Tập thơ đố đã gợi ý cho bạn đọc sử dụng gần trăm câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, cùng lời nói hàng ngày thú vị, đậm chất văn chương để giải đố. Thống kê cho thấy khi hỏi về cái đầu, tác giả đã gợi ý sáu thành ngữ; bài Tay gì? có năm thành ngữ, một tục ngữ; bài Nói gì? có sáu thành ngữ, một tục ngữ; bài Trông gì? có hai thành ngữ, một tục ngữ, một lời ca dao; bài Ăn gì? có năm thành ngữ, ba tục ngữ, một lời ca dao. Cụ thể, bài Ăn gì? ẩn giấu thành ngữ, tục ngữ và ca dao như sau: Ăn nhờ ở đợ (thành ngữ), Ăn sóng nói gió (thành ngữ), ăn ốc nói mò (thành ngữ); Ăn trông nồi, ngồi trông hướng (tục ngữ), Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối (tục ngữ); Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (ca dao).

cau-do-meo.jpg

Có thể nói “Vui cùng thơ đố” đạt được hiệu quả nghệ thuật cao, góp phần đẩy thơ đố và tập thơ lên một bước phát triển mới. Ngoài ra, thơ đố của Phạm Đình Ân còn kích thích sự ham hiểu biết về thơ của trẻ; giúp trẻ trau dồi ngôn ngữ văn chương, hiểu thêm văn hóa dân gian thông qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao… cũng như biết yêu quý, trân trọng thể thơ lục bát dân tộc. Bên cạnh đó, tập thơ còn giúp trẻ nâng cao kiến thức về đời sống và ý thức về tình yêu gia đình, cộng đồng./.

Bài liên quan
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
(0) Bình luận
  • “Con đường tương lai ” – Hành trình trí tuệ nối dài khát vọng Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Thơ Lữ Hồng - vị buồn dưới một đồng cỏ thơm
    Tình yêu trong thơ Lữ Hồng không ồn ào hay cháy lửa. Nó là thứ tình thì thầm, âm ỉ từ bên trong, càng đọc càng cảm nhận được sự đằm sâu, nồng nàn và chân thật. Đó không chỉ là cảm xúc của một cô gái trẻ lần đầu biết yêu mà là tâm hồn của người phụ nữ đã trải qua những mất mát thấu hiểu lặng im và khát vọng được yêu trọn vẹn.
  • Nguyễn Chính và những trăn trở “nắng đã qua thu”
    “Nắng đã qua thu” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Chính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành đầu năm 2025, với lời giới thiệu trang trọng, hấp dẫn của nhà thơ Đặng Huy Giang.
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Huyện Thường Tín đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
    Sáng 28/6, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sau 4 năm nỗ lực, huyện đã đạt nhiều kết quả nổi bật, kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực, hạ tầng ngày càng khang trang, đời sống người dân được nâng cao.
  • Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh
    Tối 27-6, Chương trình thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững 2025 chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh”.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
Độc đáo thơ đố của Phạm Đình Ân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO