Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”

Phạm Quỳnh (thực hiện) 26/04/2025 07:45

Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.

Hướng tới Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025), những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5 lịch sử của đất nước, phóng viên đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện cùng nhà thơ Bằng Việt - nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội. Nay đã qua tuổi bát thập nhưng khi nhắc về “Người Hà Nội”, vị “thuyền trưởng” của Báo Người Hà Nội giai đoạn 1989 – 1992 vẫn dạt dào cảm xúc.

bac-bangviet.jpg
Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội giai đoạn 1989 - 1992.

Tạp chí Người Hà Nội tiền thân là tập Sáng tác Hà Nội của Hội Văn nghệ Hà Nội (nay là Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 1322/ TCCQ ngày 8/5/1985 của UBND Thành phố Hà Nội. Tên tờ báo do nhà văn Tô Hoài - Tổng Biên tập đầu tiên của báo đặt.

Năm 2021, thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Báo Người Hà Nội chuyển đổi mô hình hoạt động thành Tạp chí Người Hà Nội. Tháng 10/2022, Tạp chí Người Hà Nội ra mắt bạn đọc giao diện mới ấn phẩm điện tử tại địa chỉ: http://www.nguoihanoi.vn, ghi dấu bước chuyển mình mạnh mẽ để bắt nhịp với xu hướng phát triển của báo chí hiện đại trong kỷ nguyên số.

PV: Thưa nhà thơ Bằng Việt, từ khi thành lập đến nay, đâu là yếu tố để Người Hà Nội giữ được bản sắc là tờ báo/tạp chí văn nghệ của Thủ đô cũng như cả nước?

Nhà thơ Bằng Việt: Tên báo của chúng ta là Người Hà Nội, do đó việc quan trọng nhất là chúng ta phải trông cậy vào lực lượng văn nghệ sĩ Thủ đô - những con người ưu tú có trí tuệ, minh mẫn, có xúc cảm chân thực về con người Hà Nội và cảnh vật, danh thắng, truyền thống của Hà Nội. Là vùng đất địa lý nhân kiệt nên “địa linh” là quan trọng, nhân kiệt cũng quan trọng không kém. Do đó, báo Người Hà Nội trước đây và Tạp chí Người Hà Nội hiện nay đứng vững và phát triển được trước hết do yếu tố “nhân kiệt” – văn nghệ sĩ Hà Nội - những người yêu văn học nghệ thuật của Hà Nội, yêu giá trị tinh thần của Hà Nội đã đóng góp cho đất nước nói chung, Hà Nội nói riêng và cuối cùng là Người Hà Nội.

nha-van-to-hoai-va-nha-tho-bv-ban-ve-phuong-huong-pt-bao-nhn-1990.jpeg
Nhà văn Tô Hoài (bên trái) - Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Người Hà Nội và nhà thơ Bằng Việt bàn về phương hướng phát triển Báo Người Hà Nội, năm 1990.

Trong rất nhiều năm, Người Hà Nội quy tụ những cộng tác viên là đội ngũ văn nghệ sỹ nổi tiếng, đã đóng góp những bài viết tốt nhất, chất lượng nhất, sáng tác tâm huyết nhất. Người Hà Nội đã đưa tới bạn đọc những trang viết hoặc các vấn đề cần thảo luận, bàn bạc, trao đổi về phát triển Thủ đô của các văn nghệ sỹ lên trang báo. Từ đó, Người Hà Nội trở thành diễn đàn cho tất cả văn nghệ sỹ gửi gắm tâm tư, tình cảm về sự phát triển con người, văn hóa Hà Nội.

Rất nhiều người tâm huyết về lịch sử Thủ đô cũng nhờ trang báo Người Hà Nội và đưa đến tác phẩm đến công chúng, đồng thời từ trang báo này các văn nghệ sỹ phát huy năng lực của mình để có thể tạo ra những tác phẩm lớn, hoặc hình thành nên những tác phẩm có thể lưu truyền đến các thế hệ. Điển hình là nhà văn Hoàng Quốc Hải, ông có rất nhiều bài cộng tác với Người Hà Nội. Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã bỏ ra gần chục năm để hoàn thành bộ tiểu thuyết thường thiên “Tám triều vua Lý” và “Bão táp triều Trần”.

anh-tu-lieu(1).jpg

Người Hà Nội chính là nơi nuôi dưỡng tài năng của các nhà văn, nhà thơ, đăng tải các sáng tác của họ để họ trưởng thành. Như vậy, vai trò của báo/tạp chí Người Hà Nội rất lớn với tư cách là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô.

Là diễn đàn văn nghệ của Thủ đô, Người Hà Nội đã thu hút sự cộng tác của nhiều cây bút là văn nghệ sỹ - nhà báo nổi tiếng trên cả nước, trong đó có nhạc sĩ Văn Cao, các nhà thơ: Nguyễn Đình Thi, Tế Hanh, Vũ Cao, Hoàng Cầm, Hữu Thỉnh, Nguyễn Việt Chiến...; các nhà văn Nguyễn Văn Bổng, Hoàng Quốc Hải, Lê Phương Liên...; nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Quốc Vượng; họa sĩ: Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Mai Văn Hiến, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, dịch giả Trần Đương, NSNA Chu Chí Thành...

PV: Thưa nhà thơ Bằng Việt, cầm đọc lại những trang báo những ngày Người Hà Nội mới thành lập, cảm xúc của nhà thơ thế nào?

Nhà thơ Bằng Việt: Khi đọc lại những tờ báo đầu tiên của Người Hà Nội ngày mới thành lập, tôi rất xúc động. Chúng ta cảm nhận rõ tờ báo đã đi lên từ những thời kỳ rất khó khăn, vất vả. Có thể nói từ khi báo ra số đầu tiên đến bây giờ đã cho thấy rõ nỗ lực, sự chắt chiu của Người Hà Nội để trở thành một cơ quan báo chí xứng đáng với tầm vóc của Thủ đô. Từ những ngày đầu tiên in báo bằng giấy bồi cũ sờn, đến bây giờ đã đẹp, rõ hơn quả là một bước bước tiến vượt bậc.

docbao.jpg
Từ những ngày đầu tiên in báo bằng giấy bồi cũ sờn, đến bây giờ đã đẹp, rõ hơn quả là một bước bước tiến không thể nào tưởng tượng được.

Đọc lại, nhìn thấy những trang báo của Người Hà Nội trước đây thì vừa cảm động, vừa thương vì thời kỳ đầu chúng ta vất vả, khó khăn nhưng vẫn làm được báo hay. Tất cả anh chị em văn nghệ sỹ của Hà Nội biết “đứa con tinh thần” của mình còn rất mỏng manh, thiếu thốn về vật chất nhưng vẫn cộng tác với báo một cách chu đáo, nhiệt tình. Điều này góp phần làm Người Hà Nội ngày càng có sức hút, khẳng định được vị trí trong hệ thống báo chí toàn quốc.

PV: Thưa nhà thơ Bằng Việt, Người Hà Nội sắp bước vào tuổi 40, những người làm báo của Người Hà Nội hôm nay cần làm gì để kế thừa, phát triển những tinh hoa mà thế hệ tiền bối đã gây dựng?

Nhà thơ Bằng Việt: Các cán bộ, phóng viên, người lao động Tạp chí Người Hà Nội hôm nay đã, đang phát huy được bản lĩnh, sự chủ động, trước hết là tạo dựng được cơ sở vật chất tốt hơn, cách thức làm việc hiệu quả hơn cũng như nội dung của tờ báo ngày càng bám sát với đời sống Thủ đô hơn, chất lượng bài viết cũng được nâng cao. Yếu tố này giúp Người Hà Nội vẫn đứng vững trong đời sống báo chí Thành phố nói riêng, cả nước nói chung.

lanh-dao-va-bac-viet.jpg
traodoi2.jpeg
Nhà thơ Bằng Việt chia sẻ, góp ý với lãnh đạo Tạp chí Người Hà Nội để cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phát triển hơn nữa trong tương lai.

Người Hà Nội đã chuyển từ “Báo” sang “Tạp chí” nhưng chất lượng không hề giảm đi dù có thay đổi về kỳ hạn xuất bản. Tạp chí Người Hà Nội đứng vững bao năm qua và tôi rất mừng vì điều này. Tôi cho rằng Tạp chí Người Hà Nội đầy triển vọng. Chúc những người làm báo Người Hà Nội hôm nay tiếp tục kế nhiệm thế hệ trước vừa đứng vững được, vừa trở thành tạp chí có nhiều bài viết với chất lượng cao, uy tín trong lòng bạn đọc.

Những người làm báo ở Tạp chí Người Hà Nội hiện nay rất năng nổ, bản lĩnh. Tôi mong các cán bộ, phóng viên Tạp chí Người Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để tầm văn hóa của tờ Người Hà Nội xứng đáng với tầm văn hóa của Thủ đô nghìn năm. Người Hà Nội bây giờ là những người trẻ đầy nhiệt huyết, có tầm nhìn nên tôi rất tin tưởng. Chúc cho Người Hà Nội ngày càng trưởng thành, xứng đáng là diễn đàn của văn nghệ sỹ Thủ đô để báo chí cả nước, bạn đọc nhìn vào Thủ đô văn hiến cũng có một tờ báo văn hiến, xứng với truyền thống của dân tộc.

Trải qua 40 xây dựng và phát triển, Người Hà Nội đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội trao tặng, nổi bật là: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2014); Huân chương Lao động Hạng Ba (2020), Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương (2023)...

Đặc biệt, ngày 17/3/2025, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ký Quyết định số 342/QĐ-CTN tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Tạp chí Người Hà Nội vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền về văn hóa, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong xây dựng văn hóa người Hà Nội văn minh, thanh lịch đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước giai đoạn 2020 - 2023.

u36a1186.jpg
u36a1167.jpg
Nhà thơ Bằng Việt ân cần thăm hỏi, động viên cán bộ, phóng viên Tạp chí Người Hà Nội trong lần trở lại "ngôi nhà xưa" mang tên "Người Hà Nội".

Xin trân trọng cảm ơn nhà thơ Bằng Việt về cuộc trò chuyện này. Kính chúc nhà thơ luôn mạnh khỏe, tiếp tục cống hiến, sáng tạo và đồng hành với Người Hà Nội nói riêng, công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” nói chung!

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
  • Để làng gốm cổ Bát Tràng thành khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô Hà Nội
    Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh UBND Thành phố vừa xây dựng Dự thảo “Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm cụ thể hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024.
  • Hà Nội ban hành Quy định xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa"
    Ngày 16/4, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 29/2025/QĐ-UBND về ban hành Quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa"; "Thôn, tổ dân phố văn hóa"; "Xã, phường, thị trấn tiêu biểu" trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu”: Góp sức phát triển văn hóa đọc, ý thức học tập suốt đời
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, sáng 16/4, UBND quận Hoàn Kiếm, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm tổ chức khai mạc Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu” tại trường TH CLC Tràng An.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”: Kí ức nghệ thuật giữa lửa đạn chiến tranh
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc cuốn sách “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”. Đây là một art book gồm những kí họa, tranh màu nước, thơ và thư từ của các họa sĩ - chiến sĩ được sáng tác ngay giữa chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm do Sherry Buchanan và Nam Anandaroopa Nguyen biên soạn, dịch giả Phan Thanh Hảo chuyển ngữ sang tiếng Việt.
  • Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền Văn học, Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày Thống nhất đất nước
    Sáng 25/4/2025, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền Văn học, Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi dậy hào khí của Đại thắng mùa Xuân 1975
    Thông tin từ Bảo tàng Hồ Chí Minh (19 Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 23/4 đến 10/8/2025, Bảo tàng mở trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” nhằm Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • Ngành giáo dục Thủ đô đẩy mạnh tuyên truyền Kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
    Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Vương Hương Giang vừa ký ban hành hướng dẫn tuyên truyền 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trong các nhà trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố. Chủ đề tuyên truyền là “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và ý chí thống nhất đất nước”.
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
Đừng bỏ lỡ
Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO