Tác giả - tác phẩm

Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh

Quỳnh Chi 11:43 19/05/2025

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.

tu-sach-hcm.png
Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh của NXB Chính trị Quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc. (Ảnh chụp màn hình).

Thơ ca Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong thơ ca Việt Nam hiện đại, mặc dù Người không bao giờ tự nhận mình là một nhà thơ hay nhà văn, mà chỉ khiêm nhường gọi mình là người bạn của văn chương, một người yêu văn nghệ. Nhưng trên thực tế, cùng với sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn làm thơ và để lại nhiều tác phẩm thơ ca ca giá trị nghệ thuật cao, trở thành một vũ khí đấu tranh sắc bén, có tác dụng giáo dục to lớn, góp phần phục vụ sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Trong đó phải kể đến tác phẩm “Nhật ký trong tù” đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Tập thơ này của Người là tiếng lòng sâu sắc, nơi hội tụ, tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người chiến sĩ cách mạng kiên trung trong hoàn cảnh tù đày; là tư liệu lịch sử quý giá, gắn với cuộc đời hoạt động phong phú và vẻ vang của Người. Đọc “Nhật ký trong tù”, chúng ta được gặp một nghệ sĩ có trái tim yêu thương rộng lớn, nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống. Những triết lý về đời sống, về quy luật nhân sinh được Bác truyền tải trong những hình tượng nghệ thuật sinh động. Từ năm 1960, tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh đã được chuyển từ tiếng Hán sang tiếng Việt và sau đó được dịch ra tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hung, tiếng Đan Mạch, tiếng Đức… Cho đến nay tác phẩm đã được dịch ra gần 40 thứ tiếng, được đông đảo người đọc trên thế giới đón nhận nồng nhiệt.

Cho đến nay, tất cả các sáng tác thơ ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách, sâu sắc về nội dung tư tưởng, sáng tạo độc đáo về phương diện nghệ thuật, được nhân dân trong nước và đông đảo bạn bè, những người yêu thích thơ ca, nghệ thuật trên thế giới tâm đắc. Song, trên thực tế, để hệ thống và thấm bình về tất cả các tác phẩm thơ ca của Bác trong một cuốn sách là việc làm chưa nhiều.

“Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Xuân Đức là những bài viết về xuất xứ, bình giảng, phân tích thơ ca Bác, từ đó đưa ra cảm nghĩ và phương pháp đọc thơ của Người. Nhà văn Lê Xuân Đức dẫn dắt bạn đọc bước vào thế giới thơ ca của Người để thấy được đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ Hồ Chí Minh hết sức ngắn gọn nhưng lại hàm súc, trong sáng, tự nhiên, bình dị, dễ hiểu nhưng không hề đơn điệu, mà giàu tính sáng tạo, mang nội dung sâu sắc, góp phần rèn luyện ý chí, bồi đắp bản lĩnh của mỗi người nhằm vượt qua những khó khăn, trở ngại trên mỗi bước đường đời. Từ đó giúp những người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đấu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.

nhat-ky-trong-tu.jpg
Cuốn sách “Nhật ký trong tù” do nhà thơ - học giả Quách Tấn phỏng dịch từ tập “Ngục trung nhật ký” bằng chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thơ ca Hồ Chí Minh là sự kết hợp tài hoa giữa tâm hồn, trí tuệ và tư tưởng, đạo đức, nhân cách của Bác. Thơ ca Bác chính là con người Bác. Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là một bài thơ dài, là bản anh hùng ca tuyệt tác, là khúc tráng ca lịch sử. Thơ ca Bác là sản phẩm của một tài năng nghệ thuật đa dạng, độc đáo, một tâm hồn nghệ sĩ sáng trong, một đỉnh cao tư tưởng thời đại, một trí tuệ sâu rộng, một trái tim rất mực nhân tình”.

Tác giả Lê Xuân Đức

Tác giả cuốn “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” nhấn mạnh, thơ ca Hồ Chí Minh đạt đến mức trác tuyệt, một phong cách sống động, kết hợp một cách hài hòa hiện thực và lãng mạn, dân gian và bác học, cổ điển và hiện đại, ngắn gọn mà đầy đủ, hàm súc mà tinh tế, giản dị mà thanh cao, chân phương mà trí tuệ, trào phúng mà trữ tình... thể hiện cái tôi trữ tình từ cảm xúc tự nhiên, đằm thắm và sâu đậm về đất nước, dân tộc, con người, cuộc sống.

Làm nên sự nghiệp thơ ca của Bác còn có một bộ phận cũng rất quan trọng - Thơ ca tiếng Việt gắn liền trực tiếp với cách mạng mà Bác từng xác định: thơ ca, văn chương, báo chí là vũ khí sắc bén để đấu tranh cách mạng. Thơ ca tiếng Việt của Hồ Chí Minh có hai loại: thơ và ca có những đặc điểm riêng, tác động đến người đọc bằng con đường riêng, sức lan tỏa sâu rộng không giống nhau.

Nếu tính từ bài thơ tiếng Việt đầu tiên “Gửi Hy Mã nghi bá đại nhân” (Gửi bác Phan Châu Trinh. Hy Mã là biệt danh của nhà yêu nước Phan Châu Trinh) viết năm 1913 đến bài “Điện chúc Tết các đồng chí cán bộ đang công tác tại Paris” năm 1969 thì tổng số thơ ca tiếng Việt của Bác hiện có hơn 300 bài, không kể những đoạn thơ trong văn.

Về ca, có một thực tế, khi Bác hoạt động ở nước ngoài (đi tìm đường cứu nước), trước khi rời Paris đi Mátxcơva mong muốn tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười và gặp Lênin để hiểu rõ hơn về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Bác đã viết một bức thư dài cho các đồng chí cùng làm việc với Bác trong tòa báo Người cùng khổ, để nói lời chia tay tràn đầy tình nghĩa và những chủ định của mình.

Năm 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Trong hai năm 1941-1942, Người mở các lớp huấn luyện và phân công các đồng chí của mình tập trung cho công việc giác ngộ cách mạng, tập hợp quần chúng, tổ chức lực lượng, đoàn kết đấu tranh dưới ngọn cờ Mặt trận Việt Minh, đồng thời Bác sáng tác những bài ca dễ đọc, dễ hiểu, dễ thuộc cho truyền miệng, cho in trên báo. Trong hai năm này, Bác viết đến 30 bài ca vận động, kêu gọi quần chúng đứng lên đánh giặc cứu nước. Người đã cho in 30 bài ca này thành sách bỏ túi. Sau này, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, Bác tiếp tục viết một số bài ca khích lệ, kêu gọi quân dân cả nước bền gan, quyết chí xông lên, xốc tới giành thắng lợi cuối cùng, thống nhất đất nước, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Thơ ca tiếng Việt của Bác trải dài từ những năm tháng hoạt động ở nước ngoài và khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng cho đến ngày Bác đi xa. Cuộc đời thần kỳ của Người khép lại nhưng chân lý càng rực sáng, khơi dậy sức sống mãnh liệt trong mỗi chúng ta, thơ ca của Bác đã tự nhiên, y nhiên sống trong lòng dân, đã đi vào sách giáo khoa phổ thông, vào giáo trình đại học và trở thành đề tài cho một số học viên cao học và nghiên cứu sinh.

coversv.jpg
Bìa cuốn “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức.

Trong thơ ca tiếng Việt của Bác, có một hiện tượng thơ rất dân tộc và độc đáo, đó là thơ chúc Tết - mừng Xuân. Trên thế giới hiếm có vị nguyên thủ đứng đầu nhà nước nào như Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi dịp Tết đến Xuân về đều có thơ chúc mừng đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài và bầu bạn khắp năm châu, trở thành nét đẹp văn hóa của Bác và dân tộc. Hệ thống theo trình tự thời gian của 22 bài thơ chúc Tết - mừng Xuân sẽ phát hiện ra một hiện tượng diệu kỳ, đó là đường lối cách mạng cụ thể của một năm, một giai đoạn, hợp lại là đường lối cách mạng của Bác, của Đảng về kháng chiến và kiến quốc của dân tộc ta, đất nước ta. Trong thơ chúc tết - mừng Xuân của Bác, cái tình và đường lối cách mạng thẩm thấu, quyện chặt vào nhau, cũng như nhà tư tưởng, nhà chính trị và nhà thơ thống nhất là một “Người chiến sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ” (Xuân Thủy). Đường lối nâng cái tình lên mức cao quý, thiêng liêng, cái tình đưa đường lối vào quần chúng nhẹ nhàng, cơ động.

Có một thực tế, Bác là một vĩ nhân mà sự vĩ đại thể hiện ở nhiều mặt nhưng lại cũng là một người bình thường như muôn người bình thường khác. Chính vì vậy, đọc thơ Bác, nghiên cứu, lĩnh hội thơ Bác vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì thơ Bác giản dị, dễ hiểu; khó vì thơ Bác hàm súc, tinh tế. Do đó việc tiếp thu được ánh sáng tư tưởng, trí tuệ, tâm hồn, tình cảm và đạo đức cao đẹp trong thơ Bác một cách chân thực, tối đa nhất mà không gượng ép, khiên cưỡng quả thực không đơn giản.

Sự nghiệp thơ ca chỉ là một phần trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi người chúng ta đều rất tự hào và may mắn được sống trong thời đại Hồ Chí Minh, thời đại có nhiều chuyển biến kỳ diệu của cách mạng, làm nên những kỳ tích lịch sử vĩ đại. Dù đã đi vào cõi trường sinh, nhưng Bác vẫn sống mãi với non sông đất nước, sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
  • “Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO