Văn học - Nghệ thuật

PGS. TS Vũ Nho: “Người Hà Nội có vai trò rất lớn trong xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô”

Phạm Quỳnh (lược ghi) 07/05/2025 07:49

Gắn bó, đồng hành với “Người Hà Nội” từ lúc báo mới ra đời cách đây 40 năm, PGS.TS Vũ Nho đã có rất nhiều bài viết cộng tác với báo/tạp chí Người Hà Nội. Ông cảm ơn Người Hà Nội đã làm cầu nối đưa những trang viết của ông đến với bạn đọc, và hơn cả PGS.TS Vũ Nho đánh giá: “Người Hà Nội xứng đáng là kho giá trị văn hóa tinh thần không chỉ cho người Hà Nội, mà cho tất cả những ai yêu mến Hà Nội, muốn quan tâm hiểu biết Hà Nội”.

Báo Người Hà Nội ngay từ khi ra đời (8/5/1985) đã thu hút sự quan tâm, cộng tác của nhiều văn nghệ sỹ, nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử, nhà báo... hàng đầu Thủ đô và cả nước. Trong đó có PGS.TS Vũ Nho - chủ nhân tác phẩm “Bình thơ” được Hội đồng Lý luận Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương trao tặng năm 2015.

bac-nho.jpg
PGS.TS Vũ Nho.

Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 - 8/5/2025), phóng viên đã gặp gỡ và ghi lại những chia sẻ của PGS.TS Vũ Nho về việc cộng tác, trao đổi của ông về vị trí, vai trò của Người Hà Nội trong dòng chảy báo chí Thủ đô:

Năm 1986, tôi nhận được quyết định chuyển công tác từ Thái Nguyên về Hà Nội, và tôi nghĩ ngay tới việc cộng tác với báo Người Hà Nội bởi đây là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội - diễn đàn của văn nghệ sỹ Thủ đô. Những ngày đầu tiên, tôi gửi bài đến tòa soạn bằng đường bưu điện, cũng có thể là đạp xe đến số 9 Hàng Buồm (trụ sở Báo Người Hà Nội trước đây) để gửi bài.

Thời gian đầu tôi rất hứng thú với việc viết, bình về những bài thơ hay. Vậy là tôi chọn những bài thơ hay trong nền văn học Việt để bình và gửi cho Người Hà Nội. Tôi nhớ rất rõ anh Tô Hà - nhà thơ, phụ trách nội dung này của báo Người Hà Nội, bài nào gửi đến anh Tô Hà cũng dùng. Các bài bình thơ của tôi đã đăng có thể đến Hương thầm, Đám cưới ngày mùa (Phan Thị Thanh Nhàn), Đám cỏ xanh (Lê Thị Mây)… cùng nhiều bài thơ của nhà thơ Bằng Việt, Vũ Quần Phương. Bài được đăng cả nên tôi rất phấn chấn viết, hơn nữa nhà thơ Tô Hà rất khuyến khích tôi viết. Về sau, nhà phê bình lý luận văn học Chu Văn Sơn (1962-2019) nói với tôi rằng: Vũ Nho rất rành môn phái… bình chọn thơ.

Cộng tác với Người Hà Nội thì không chỉ viết bình thơ, mà tôi còn viết phê bình truyện ngắn, phê bình tiểu thuyết, viết cả các vấn đề đời sống Thủ đô, biết tiếng nước ngoài nên tôi dịch cả truyện quốc tế để đăng trên Người Hà Nội. Nghĩa là cái gì tôi làm được thì đều gửi đến Người Hà Nội, và rất vui vì đã tham gia vào hoạt động của diễn đàn của văn nghệ sĩ Thủ đô. Nhờ đó, một thời gian sau tôi được kết nạp vào Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội.

Tôi cũng rất tự hào bởi sống ở Thủ đô đã có những bài viết, đóng góp cho đời sống văn hóa nghệ thuật Hà Nội mà cầu nối không gì khác đó là “Người Hà Nội”. Ở Hà Nội, viết về các văn nghệ sĩ Hà Nội nhưng tôi cũng viết về các văn nghệ sĩ của các miền khác của đất nước, để lan tỏa những giá trị văn hóa của các văn nghệ Thủ đô nhưng mà đồng thời mình cũng thu nhập những cái hay, cái đẹp các văn nghệ sĩ khác tạo ra.

Tôi viết rất nhiều, làm văn mà viết báo cũng góp phần vào việc xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô. Cộng tác với báo/tạp chí Người Hà Nội bao năm qua, phải khẳng định tôi được rất nhiều, phải biết ơn Người Hà Nội đã giúp tôi đăng tải các bài viết, làm cho bản thân phấn chấn hơn. Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi biết ơn Người Hà Nội đã động viên, đã đăng bài, giới thiệu mình với bạn đọc Thủ đô và cả nước.

bai-viet-23.jpg
Một bài viết của PGS.TS Vũ Nho đăng trên Người Hà Nội số 11 năm 2021.

Cá nhân tôi nhận thấy Người Hà Nội ngay từ ban đầu do nhà văn Tô Hoài làm Tổng Biên tập đã rất mạnh, chất lượng tờ báo chẳng thua kém gì các tờ báo văn nghệ của Trung ương. Bởi chúng ta nhận thấy hầu hết các văn nghệ sỹ nổi tiếng, có “số má” đều sống ở Hà Nội hoặc tên tuổi hàng đầu trong nền văn học nghệ thuật cả nước và cộng tác với Người Hà Nội như nhạc sỹ Văn Cao, nhà thơ Nguyễn Đình Thi, nhà thơ Tế Hanh, nhà thơ Vũ Cao, nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Văn Bổng, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Quốc Vượng, nhà thơ Hoàng Cầm, họa sĩ Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Mai Văn Hiến, nhà Hà Nội học Nguyễn Vĩnh Phúc, nhà báo – dịch giả Trần Đương, NSNA Chu Chí Thành, nhà văn Bùi Việt Thắng, nhà văn Lê Phương Liên, PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn,…

Sáng 8/5/2025 tại Hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội), Tạp chí Người Hà Nội sẽ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập (8/5/1985 - 8/5/2025).

Tại Lễ kỷ niệm, Tạp chí Người Hà Nội sẽ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền về văn hóa, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong xây dựng văn hóa người Hà Nội văn minh, thanh lịch đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước giai đoạn 2020 - 2023.

Dù sau này Người Hà Nội có gặp những khó khăn, thử thách song gần như Người Hà Nội vẫn luôn luôn là tờ báo có đặc trưng riêng, là tờ báo của Thủ đô và những bài viết trên Người Hà Nội không phải chỉ dành cho người dân Thủ đô mà của cả nước. Những bài viết, sáng tác truyện, thơ, ghi chép, bút ký, phóng sự, lý luận phê bình và các lĩnh vực đời sống trên Người Hà Nội rõ ràng có ảnh hưởng, lan tỏa những giá trị của văn hóa, lịch sử, con người Thủ đô tới người đọc.

Tôi cho rằng Người Hà Nội có một vai trò, ý nghĩa rất lớn trong việc là xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô. Minh chứng như các bài viết trên Người Hà Nội nói về phong tục cũ, đình làng này có nghi lễ thế thế nào, đình khác lại có lễ nghi khác; múa cổ Thăng Long, các di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể… Những bài viết ấy có nội dung khai thác ở Thủ đô nhưng khi lên trang báo đã nói với người dân cả nước Hà Nội không chỉ là Thủ đô của đất nước mà Hà Nội còn là Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, đó còn là một trung tâm văn hóa, khoa học, kỹ thuật từ lúc vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La cách đây hơn 1.000 năm.

trang-tho-nhn.jpg
Trang thơ trên Người Hà Nội với các tác phẩm của những nhà thơ tiêu biểu, xuất sắc của nền văn học Việt Nam.

Tờ báo/tạp chí Người Hà Nội xứng đáng là kho giá trị văn hóa tinh thần không chỉ cho người Hà Nội, mà cho tất cả những ai yêu mến Hà Nội, muốn quan tâm hiểu biết Hà Nội. Đọc Người Hà Nội sẽ thấy được các văn nghệ sĩ Thủ đô suy nghĩ như thế nào, các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà lịch sử quan tâm đến những vấn đề gì của Hà Nội. Chẳng phải cộng tác với Người Hà Nội mà tôi đánh giá như vậy bởi tôi là người làm khoa học, cái gì đúng thì phải khẳng định.

Nhân dịp Người Hà Nội tròn tuổi 40 và đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, tôi chúc Người Hà Nội sẽ phát triển hơn nữa, trở thành diễn đàn uy tín của giới văn nghệ sỹ, mang đến cho bạn đọc nhiều tác phẩm chất lượng cao, có chiều sâu và có sức lan tỏa trong cộng đồng./.

Báo Người Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1322/ TCCQ ngày 8/5/1985 của UBND Thành phố Hà Nội. Năm 2021, thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Báo Người Hà Nội chuyển đổi mô hình hoạt động thành Tạp chí Người Hà Nội. Năm 2022, Tạp chí Người Hà Nội ra mắt giao diện mới ấn phẩm điện tử tại địa chỉ: http://www.nguoihanoi.vn, hòa vào dòng chảy báo chí hiện đại trong kỷ nguyên số./.

Bài liên quan
  • Nhà văn Lê Phương Liên: "Còn có thể gõ bàn phím thì tôi còn viết về Hà Nội, viết cho Người Hà Nội"
    Nhà văn Lê Phương Liên nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam với nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi đặc sắc. Ít ai biết, tác giả truyện ngắn “Câu hỏi trẻ thơ” là cộng tác viên gắn bó với Tạp chí Người Hà Nội suốt 40 năm nay. Nhà văn Lê Phương Liên, chia sẻ: “Tên gọi Người Hà Nội luôn nhắc nhở tôi “dù có đi bốn phương trời” thì cũng luôn nhớ về Người Hà Nội để gửi, viết bài”, và viết bài cho “Người Hà Nội” chính là viết cho quê hương mình.
(0) Bình luận
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam phát triển cùng đất nước
    Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, có thể thấy nền VHNT nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống của một nền VHNT “yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc”; đồng thời, cùng sự tiếp sức mạnh mẽ từ tư tưởng đổi mới, VHNT đã nỗ lực vươn lên, phát triển toàn diện, phản ánh và góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước...
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
  • Ra mắt bộ sách ảnh “Saigon 365” chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tùng và con trai - Nguyễn Huỳnh Bách, vừa ra mắt bộ sách ảnh streetlife (Cuộc sống đường phố) mang tên “Saigon 365” tại Đường Sách TP. Hồ Chí Minh.
  • Cơ hội khám phá thế giới sách tranh thiếu nhi UK
    Từ ngày 21/3 đến ngày 28/3/2025 tại NXB Kim Đồng, 55 Quang Trung, Hà Nội sẽ diễn ra "Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, Mơ mộng, Sáng tạo". Đây là một hoạt động văn hóa ý nghĩa nhằm giới thiệu tinh hoa sách tranh thiếu nhi Anh quốc đến độc giả Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VII
    Ban tổ chức đã tôn vinh 20 tập thể, 15 cá nhân, trong đó, lực lượng CAND có 1 giải thưởng cho tập thể, 1 giải thưởng cho cá nhân.
  • Hà Nội thúc đẩy mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo: Gặp gỡ, kết nối và hành động
    Chiều 6/5, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức sự kiện “Gặp gỡ không gian văn hóa sáng tạo” nhằm hiện thực hóa các cam kết khi thành phố gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO. Sự kiện cũng đánh dấu sự ra mắt chính thức của Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.
  • “Cuốn sách Hoang dã” – hành trình kỳ diệu trong thế giới sách
    Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mexico, Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam ra mắt bạn đọc tác phẩm “Cuốn sách Hoang dã” của nhà văn Mexico Juan Villoro. Tác phẩm được đánh giá cao không chỉ ở nội dung giàu trí tưởng tượng mà còn ở thông điệp sâu sắc về tình yêu sách và sức mạnh của việc đọc.
  • Khởi động Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ 2025
    Chiều 6/5, Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ VII, năm 2025 với chủ đề “Vietnamese Youth Officials stepping into the thriving era together with English” (Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc).
  • Thống nhất dạy 2 buổi mỗi ngày miễn phí từ năm học 2025-2026
    Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngành giáo dục, các địa phương chuẩn bị điều kiện để dạy 2 buổi mỗi ngày miễn phí ở bậc tiểu học, THCS, đồng thời tăng cường dạy văn hóa, nghệ thuật, giảm áp lực, đảm bảo học sinh phát triển toàn diện từ năm học 2025-2026.
Đừng bỏ lỡ
PGS. TS Vũ Nho: “Người Hà Nội có vai trò rất lớn trong xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO