Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Có một Hà Nội rất khác trong tôi

Trần Thị Minh 21/05/2024 11:55

Đó là một con ngõ cụt có gần hai chục hộ, nằm san sát đối mặt vào nhau qua một con đường ngõ lát gạch đỏ rộng hơn hai mét. Cư dân phần lớn đều còn trẻ hoặc trung tuổi, chỉ có vài cụ ông, cụ bà sống với con cháu. Lớp trẻ ban ngày mải miết đi làm ăn, tối về mới tập trung đông đủ. Nhưng cũng có người vì công việc mà quanh năm suốt tháng xa nhà. Thi thoảng lại về dăm bữa nửa tháng cho con cái đừng quên mặt, cho vợ đừng quên hơi rồi lại ra đi. Đứng tần ngần trước cửa, hôn nựng nịu con yêu rồi thở dài rảo bước vội, cứ như sợ cái tiếng bi bô cùng cái “thơm” yêu lên má vẫn còn vương mùi sữa của con sẽ níu kéo bước chân mình lại.

130131curves2cmuq_qiye.jpg
Ban ngày, con ngõ vắng hiu, chiều về lại ồn ã nhộn nhịp. Trong lúc bố mẹ quay vào cơm nước thì bọn trẻ nô đùa rộn rã... (ảnh minh hoạ, nguồn: internet)

Cư dân trong ngõ cũng giống như cư dân của các thành phố lớn, do ảnh hưởng hoàn cảnh và điều kiện nên chín người mười phương. Gốc gác Hà Nội tại đây chỉ có dăm hộ, còn đa phần ở các tỉnh khác chuyển đến hoặc các huyện ngoại thành chuyển lên. Nào là Ba Vì, Sơn Tây, Mỹ Đức. Rồi Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Nghệ An. Ngay cả tận Quảng Nam xa tít tắp cũng đóng góp một hộ... Lí do định cư ở đây cũng gần giống nhau đều phù hợp với công ăn việc làm nên chuyển đến cùng con cháu. Cuối ngõ có mấy bà, mấy cô thuê chung phòng trọ hôm nào cũng đi từ lúc trời còn tang tảng đến tối mịt mới về. Người thì ra chợ đầu mối lấy hoa quả, rau cỏ, gà vịt, thịt thà rồi kẽo kẹt đạp xe đi bán rong khắp các đoạn đường, con ngõ xa chợ. Người thì làm thuê theo giờ cả ngày không hết việc. Nhìn chung dù làm nghề gì, thu nhập đều khá hơn ở quê. Nhiều ông, bà đến ở lâu dài để trông cháu “Chúng học xong lại kiếm được việc ở đây nên chúng ở lại. Nói thật là ở Hà Nội này kiếm việc dễ hơn ở quê, ở đây cũng dễ sống. Mình theo về trông con cái cho chúng. Ôi! Thời buổi này cứ đâu có công ăn việc làm thì ở đó mà lập nghiệp. Quê giờ ít ruộng đất lắm!”. Đó là tâm sự của những người nhiều tuổi có thêm vai trò “canh ngõ”. Họ thuộc lớp cha mẹ nên được cả ngõ kính trọng và có chút được nhờ. Bởi các ông bà ở nhà suốt ngày. Mấy ông sáng nào cũng trầm ngâm bên bàn cờ tướng đầu ngõ. Mấy bà trông cháu, cửa mở cả ngày. Vậy nên cấm có người lạ nào vào ngõ qua được mắt mấy “cảnh sát trưởng” này. Lớp trẻ cứ yên tâm đi làm cả ngày mà chẳng phải lo kẻ gian cậy cửa.

Chín người mười quê và nghề nghiệp chẳng ai giống ai, từ công an, bộ đội, rồi cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, đến kinh doanh tự do, cựu người mẫu… nhưng lại gắn bó thân thương đến lạ lùng. Ở lâu nhưng cái nét chân chất địa phương vẫn còn đậm đà. Nhà này đến bữa thiếu gì lại ới sang nhà kia xin xỏ. Bà Hà Nội gốc dạy cho lớp trẻ cách làm món bún thang, xôi xéo, bánh trôi tàu. Mùa cận tết, mấy nhà đua nhau làm dưa hành chua ngọt bởi sự tận tình chỉ bảo của một bà giáo nghỉ hưu từ Nam Định chuyển lên. Ai về quê, lúc lên lại có quà cho cả ngõ dù chỉ là nắm rau, nải chuối, vài bắp ngô... thật là vui vẻ. Có việc gì cần bàn bạc, chỉ hô lên một tiếng mọi người đã tập trung đủ. Biểu quyết bằng một tràng pháo tay, khi thực hiện cứ răm rắp mà làm. Từ chuyện nhỏ như bảo ban nhau quét dọn, sơn tường đến việc lớn hơn như lát gạch đỏ, làm cửa cho ngõ; từ chuyện vui như tổ chức mùng 8/3, trung thu, tất niên đến việc buồn như đám hiếu, thăm người nằm viện… đều thống nhất thực hiện. Thi thoảng vào tối thứ 7, trẻ con được nghỉ học, một nhà lại mang bộ loa ra nổi nhạc. Ôi lúc đó cứ gọi là bốc mạnh. Thanh thiếu niên, trẻ con, đến cả cái đứa trẻ lên hai cũng cố bon chen nhún nhảy. Không khí cả ngõ tưng bừng như đang tổ chức một sự kiện gì…

vvv.jpg
Ngõ nhỏ tổ chức sinh nhật cho một cháu bé

Ban ngày, con ngõ vắng hiu, chiều về lại ồn ã nhộn nhịp. Trong lúc bố mẹ quay vào cơm nước thì bọn trẻ nô đùa rộn rã. Tiếng chí chóe, khóc lóc đôi lúc cũng làm sốt ruột người lớn nhưng cũng chỉ là lướt qua… Và khi cơm nước xong, mấy cái ghế được xếp trước cửa trở thành bàn tròn thế sự của cánh mày râu đủ chuyện tây, tàu, chính trị, xã hội… Từ khoảng 10 giờ tối trở đi, con ngõ nhỏ im ắng lạ thường. Mọi người rút vào khoảng riêng tư của gia đình. Con ngõ trở nên rộng rãi hơn. Màu đỏ dìu dịu từ những chiếc đèn lồng khiến cho nó lung linh huyền ảo. Lúc đó chỉ cần rảo bộ chưa đầy trăm mét ra ngoài kia là phố xá vẫn đang đông đúc. Nhưng trong này thời gian như đã ngưng đọng trước cửa ngõ rồi.

Dạo trước, dịch Covid hoành hành, kể cả khi có lệnh giãn cách xã hội, sáng nào mọi người cũng đứng trong nhà mình í ới thông báo tin tức cập nhật mới nhất về dịch bệnh trong và ngoài nước. Sau đó là những tiếng thở dài khi nghe tin dịch bệnh trên thế giới, nhưng cũng rất tin tưởng vào chính phủ và dân tộc mình sẽ chiến thắng dịch bệnh. Niềm tin ấy chỉ thể hiện qua ánh mắt lấp lánh niềm vui phía trên chiếc khẩu trang thường trực suốt ngày. Bàn nước đầu ngõ đìu hiu nhớ những nước cờ xe, pháo, mã. Mọi người trong nhà, đôi khi nghe tiếng trẻ khóc lại thở dài chép miệng “Bọn trẻ quen chân chạy. Giờ bị nhốt trong nhà nên cuồng cẳng đòi ra ngoài ấy mà”. Mãi rồi cũng đến ngày hết giãn cách, lại chuẩn bị đón ngày Quốc Khánh, cờ Tổ quốc treo đỏ ngõ, tiếng nô đùa của con trẻ gợi không khí xiết bao đầm ấm, thanh bình…

Mở cánh cửa sổ phòng làm việc, ngắm xuống con ngõ nhỏ, mà trái tim cứ xuyến xao lâng lâng một cảm xúc rất lạ. Con ngõ nhỏ chân chất, giản dị quá đỗi! Thân thương quá đỗi khiến cư dân của nó đi đâu cũng nghĩ và nhớ về như một mái ấm…

Phải chăng đó là một góc bình dị lắng đọng những yêu thương giữa thành phố náo nhiệt này.

Phải chăng đó cũng là một Hà Nội rất khác trong tôi…

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Trần Thị Minh. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Những đêm thơ trong thành phố
    Ấy là vào một đêm mùa xuân, khi vừa ra Tết, trời vẫn còn se se lạnh nhưng không có nỗi buồn man mác mà trong người cứ rạo rực nhựa yêu. Giữa đất Tràng An một thuở đã từng là nơi kì ngộ của rất nhiều tao nhân, mặc khách, lòng người có phải vì thế cũng mong ngóng những đêm thưởng trà, trìu mến mà đọc cho nhau nghe đôi câu thơ đầy mộng tưởng, phảng phất chút cảnh, chút nhạc, chút hoạ, chút lòng người rì rào quyện vào nhau êm dịu.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Có một Hà Nội rất khác trong tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO