Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội trong trái tim tôi

Trần Mai Lan 15:22 17/05/2024

Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.

f37b3db2-f359-451a-8f02-c1a0c8b35617.png
Một đêm Hà thành được đắm chìm vào hồn phố mênh mang, những phố hàng Thùng, hàng Thiếc, hàng Đậu, hàng Gai, hàng Nón… (ảnh minh hoạ, nguồn: bảo tàng Albert Kahn).

Không riêng gì tôi, một người con vùng núi phía Bắc Tổ quốc, nơi cách xa Hà Nội vài trăm km, mà có lẽ nhiều người cũng yêu thích bài hát này, vì bài hát đã nói thay tình yêu của họ với Hà Nội. Bao năm trôi qua mà tôi vẫn nhớ như in cái lần đầu tiên trong đời được về Thủ đô. Khi ấy tôi 12 tuổi, là một trong số những học sinh xuất sắc, cháu ngoan Bác Hồ của tỉnh Yên Bái, được vinh dự về thăm lăng Bác. Báo cáo với Bác về tình hình học tập của các trò nơi miền biên viễn xa xôi. Dù đất nước còn nhiều khó khăn, nhất là người dân ở miền núi, vùng sâu vùng xa, nhưng thầy trò vẫn thi đua học tập để đạt được những thành tích cao trong học tập. Khi vào Lăng viếng Bác nhiều bạn đã khóc vì được nhìn thấy Bác. Hàng ngày, đọc thuộc làu năm điều Bác Hồ dạy và mơ được vào lăng viếng Bác một lần. Sau đó chúng tôi được đi thăm khu nhà sàn của Bác, qua những bài học chúng tôi thấy nơi đây vô cùng thân thuộc như ở quê mình vậy. Ngôi nhà sàn kiểu dân tộc miền núi, với cây cỏ hoa lá xanh tươi, có cả cây vú sữa miền Nam, cây tre của miền Bắc, tất cả đều hội tụ ở nơi đây để hát lên lời ru quê hương bên giấc ngủ của Người. Chúng tôi được đi thăm Chùa Một Cột độc đáo, thăm Hồ Gươm, đi trên cầu Thê Húc cong cong nhìn ra Tháp Rùa in hình trên mặt nước trong xanh, tôi lại nhớ tới sự tích gươm thần và tinh thần yêu nước nồng nàn, mưu lược và dũng cảm của cha ông ta đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi. Kết thúc chuyến đi, thầy cô cho chúng tôi ra cửa hàng kem Tràng Tiền. Mỗi đứa được một cây kem dừa mát lạnh, chỉ nghĩ thôi lũ trẻ chúng tôi đã mê mẩn với món quà Hà Nội tuyệt vời đến thế. Mùi vani quyện với sữa dừa xốp mềm, mát lạnh nhưng không hề buốt răng như những cây kem đá mà chúng tôi đổi kẹo kéo ở nhà. Tôi ăn rất chậm để từ từ thưởng thức vị ngọt mát đi qua đầu lưỡi, nhưng rồi kem bắt đầu chảy lại phải ăn thật nhanh kẻo nó tan chảy xuống đất, ăn hết rồi lại tiếc… vì không thể để dành món quà Hà Nội ấy về cho bố mẹ và các bạn ở nhà. Như hiểu được tấm lòng của học trò, các thầy cô đã góp tiền lại đủ mua vài cân cốm làng Vòng và một túi bánh mỳ to, chia ra từng túi nhỏ, mỗi phần một gói cốm và một ổ bánh mỳ mang về làm quà. Sau này tôi mới biết, để có những phần quà nho nhỏ ấy các thầy cô phụ trách đoàn đã nhịn bữa sáng để mua cho học sinh của mình. Các em cũng hoàn cảnh và đây là một chuyến đi xa nhất, về nơi mà cả nước ai cũng muốn hướng về. Bố mẹ và bạn bè đón chúng tôi, cùng chia vui với những tấm bằng khen quí giá cùng món quà Hà Nội thơm thảo. Giở gói quà với những hạt cốm xanh vàng thơm lựng được gói trong lớp lá sen bánh tẻ buộc lại bằng một sợi rơm nếp vàng óng. Quê tôi cũng có cốm, nhưng những hạt cốm Hà Nội mới thơm dẻo làm sao, như gói cả những yêu mến của người Tràng An thanh lịch vào món quà nhỏ bé khiêm nhường.

Sau này học hết cấp ba, tôi thi vào trường Khí tượng - Thuỷ văn (Sơn Tây - Hà Nội). Mỗi bận xuống trường tôi lại có dịp ghé qua Hà Nội, bởi mọi ngả đường đều đổ về ga Hà Nội. Từ Yên Bái xuôi tàu hoả cả ngày trời đến Hà Nội ngủ lại ở nhà người quen một đêm, hôm sau xuống trường cách đó 40km. Xuống ga Hàng Cỏ tôi gọi một chiếc xích lô, bác xích lô đạp chầm chậm qua Văn Miếu, Quốc Tử Giám - Trường đại học đầu tiên của Việt Nam, tôi nhìn thấy Khuê Văn Các, thấy mái vòm cong cong, thấy những bóng xà cừ cao lớn trong không gian tĩnh mịch ẩn chứa bao điều kỳ vĩ và nhủ lòng sẽ có một lần được ghé thăm nơi này. Một đêm Hà thành được đắm chìm vào hồn phố mênh mang, những phố hàng Thùng, hàng Thiếc, hàng Đậu, hàng Gai, hàng Nón… Nghe nói xưa kia những phố đó chỉ bán một loại mặt hàng đó mà nên tên gọi, nhưng nay đã xen kẽ nhiều mặt hàng, cửa hàng tiện lợi khác. Người Hà Nội rất thanh lịch, nhỏ nhẹ, đi trên đường chẳng may lơ đễnh bị va quyệt, họ nhẹ nhàng với câu nói “xin lỗi” rất chân thành, nếu ai đó nóng tính đến mấy cũng không nỡ mắng mỏ trước thái độ nhũn nhặn ấy. Tôi rất thích không gian sáng sớm của Hà Nội. Những con phố như còn ngái ngủ sau đêm dài, những thảm lá sấu vàng hươm vừa rụng lúc đêm còn đầy hơi sương. Nhưng phải dậy thật sớm mới bắt gặp, bởi những chị lao công đang hối hả lia những chiếc chổi tre cán dài thu gom chúng lại, trả lại vỉa hè thoáng mát sạch sẽ cho khách bộ hành. Những gánh hàng hoa, hoặc chiếc xe đạp chở những mẹt hoa đầy ụ đi từ phía Nhật Tân, Nghi Tàm lên. Ôi, cơ man là hoa tươi thơm ngát, mùa nào hoa nấy nhìn đã mê mẩn. Gánh hàng hoa đi qua còn lưu mãi một mùi hương man mác, vương vấn theo làn gió la đà trên từng con phố. Mấy năm sau tôi ra trường, trước khi trở về quê nhận công tác tôi rủ đứa bạn thân lang thang ở Hà Nội trọn một ngày, để lưu lại những kỷ niệm đẹp về thủ đô yêu dấu. Chúng tôi vào vườn Bách Thảo âm trầm tĩnh lặng để nghe hơi thở của cây lá, nghe tiếng chim ríu ran trên vòm xanh mà thấy thư thái bình yên. Tới Thủ Lệ náo nhiệt bởi sự đa dạng của các loài thú quí hiếm được nuôi và chăm sóc, tới Hồ Tây lộng gió, từ xa đã nghe hương sen thơm ngát làm dịu mát cả trưa hè nắng hạ, ngồi lại bên bờ thưởng thức chiếc bánh tôm Hồ Tây cảm nhận vị thơm nồng, cay ngọt, hội tụ tất cả những gì tinh tuý vào món ăn tao nhã của người Hà Nội. Nơi đây chính là một khúc sông Hồng xưa kia tạo thành, còn có tên gọi là Nhị Hà hay còn gọi là thành phố trong sông. Rong ruổi hết một ngày, mặc dù chưa đi hết 36 phố phường Hà Nội. Mặc dù vẫn còn lưu luyến nhưng tôi vẫn phải chia tay để về nhà. Mua vé tàu ngược Hà Nội - Lào Cai tôi tạm biệt Hà Nội vào một đêm hè đầy sao. Tàu chuyển bánh, để lại phía sau ánh đèn thành phố bâng khuâng nhung nhớ, tiếng còi tàu hụ lên khi qua hết những trụ dầm cuối của cây cầu Long Biên có niên đại trăm năm tuổi. Là cây cầu lịch sử từng chứng kiến không ít thăng trầm của Thủ đô, và trở thành biểu tượng khó phai mờ trong lòng mọi thế hệ từng biết và từng đi qua cây cầu hoài cổ và lãng mạn. Những ngọn đèn lung linh bên kia cầu như những đôi mắt Hà thành đang dõi theo. Tôi thấy nôn nao, thấy nhớ một thứ gì đó mà không sao cắt nghĩa nổi. Phía dưới kia, con sông Hồng đang cuồn cuộn dòng phù sa phì nhiêu chảy mãi về phía hạ lưu, đắp bồi cho những làng mạc bãi bờ nơi nó đi qua. Và tôi bắt gặp những khu nhà ổ chuột le lói ánh đèn mờ tối dưới gầm cầu, ven bờ sông, bãi giữa. Họ chính là những cư dân xóm nghèo, cuộc sống khó khăn khiến họ phải tạm bợ nương náu ở nơi không ai muốn. Giá như những con người khốn khó ấy có một công việc ổn định, một mái nhà đơn sơ mà ấm ngọn lửa mỗi chiều, nơi dòng sông Mẹ cưu mang che chở đùm bọc họ. Tôi cứ miên man suy nghĩ về những chuyến trở lại sau này, Hà Nội sẽ thay đổi như thế nào? Tất nhiên tôi mong xóm gầm cầu đó sẽ không còn tồn tại, sẽ chỉ có những màu xanh mát rượi, màu của lúa, ngô, khoai sắn, màu của sinh sôi nảy nở dưới bàn tay chăm chỉ của những người nông dân, với những nụ cười toả nắng Hà thành lấp loá bên dòng sông mẹ yêu thương.

Khi tôi khép lại bài viết này, thì những xung đột vẫn diễn ra ở nơi này, nơi kia trên trái đất. Biến đổi khí hậu trên toàn cầu gây ra hàng loạt những vụ lở đất, lũ lụt, băng tan, cháy rừng, nước dâng… Diễn đàn quốc tế bàn về biến đổi khí hậu, về phát triển xanh, kinh tế xanh, về sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm nước, dùng năng lượng xanh như gió, mặt trời để giảm thiểu khí thải ra môi trường với cam kết của các chính phủ tại COP26, COP28…

Tôi yêu Hà Nội, yêu màu xanh nơi phố phường Hà Nội, bởi vậy hơn ai hết tôi mong muốn một Hà Nội phát triển về mọi mặt, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và du lịch của cả nước với không gian xanh, sạch đẹp. Mới đây thôi, những ngày tháng ba khi bộ phận môi trường đo được, có những ngày Hà Nội chịu ảnh hưởng nặng nề của bụi mịn, làm ô nhiễm bầu không khí của Thủ đô, đứng thứ hai sau Ấn Độ. Quả là lo ngại, điều đó làm tôi khắc khoải như chính mình đang phải hứng chịu những làn bụi mù mịt ấy. Thiết nghĩ mỗi người dân đều phải quan tâm hơn đến môi trường sống xung quanh, bằng cách khắc phục như trồng thêm cây xanh, di chuyển bằng phương tiện công cộng để giảm thải khí CO2, giảm hiệu ứng nhà kính… Để một Hà Nội luôn xanh mát với người dân Thủ đô và cả những người dân xa Hà Nội như tôi. Bởi Hà Nội - Một trái tim hồng đang đập trong lồng ngực của mỗi người dân nước Việt. Luôn yêu quý Thủ đô xanh, hoà bình và hữu nghị./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Trần Mai Lan. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hoài niệm về tàu điện xưa
    Hình ảnh những chuyến tàu điện chở khách hồi xưa: bây giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nghe nói, tàu điện do người Pháp đưa sang, có hơn 100 năm (có nhà ga, sửa chữa cho tàu khá lớn, ở đường Hoàng Hoa Thám bây giờ)...
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội trong trái tim tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO