Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Vô định bước chân khi qua chốn cũ

Lê Ngọc Sơn 16/05/2024 09:13

Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.

optimize_gioi-thieu-ve-ha-noi-01.jpg
Ảnh minh hoạ

Trở lại nơi chốn cũ thân thuộc luôn mang lại một hoài niệm và cảm xúc nao nao. Góc phố ta ngồi mỗi chiều uống cốc trà đá luôn rôm rả tiếng nói cười của mấy thằng bạn thân. Giờ vẫn góc phố đó nhưng vào buổi chiều trong tuần sao vắng lặng, chỉ lao xao tiếng xe cộ qua lại trên đường. Nắng vàng hanh hao vẫn trải vàng những con đường, những góc phố. Gió thổi nhẹ làm rung rinh cành lá phía trên cao. Nắng hắt trên mặt lá làm thành khoảng xanh mát và khoảng nắng sáng đan xen nhau. Người ngồi đây ngắm phố mà lòng lại nhớ về những năm tháng cũ.

Ngày đó tôi là sinh viên năm cuối trường Bách Khoa Hà Nội. Những năm tháng cuối cùng của đời sinh viên như bước chuyển ngoặc, từ chàng trai ngờ nghệch tỉnh lẻ bước chân vào cánh cửa trường đại học nơi thủ đô tấp nập phồn hoa, tới lúc dần phải biết lo biết nghĩ về tương lai để mà tự đứng trên đôi chân của chính mình. Năm tháng đó không có một lời hứa hẹn, chưa thể tìm ngay được một công việc khi mới ra trường. Tôi thấy tương lai chông chênh, như con thuyền tháo dây neo đậu nơi bến bờ, tròng trành trôi vào vùng sóng nước mà chưa dò được nông sâu. Con thuyền cuộc đời trôi theo dòng nước. Tôi chỉ kịp trang bị cho mình một kiến thức chuyên môn thật vững, một vốn ngoại ngữ tốt nhất có thể và một niềm tin ý chí. Rằng phải tự bước đi trên đôi chân của chính mình, không dựa dẫm vào ai, mà cũng không có ai để mà dựa.

Năm tháng ấy, tôi may mắn có những người bạn thân luôn bên cạnh. Thường dịp cuối tuần, bạn bè tụ tập quán cóc nơi góc phố chuyện trò. Chuyện tình yêu, chuyện trường học, những dự định ấp ủ, ai ở lại, ai trở về quê. Chúng tôi thân nhau tới mức mà một bạn còn đề nghị rằng: ra trường lập một công ty chung rồi mỗi ông một chuyên môn làm một mảng. Ông làm kỹ thuật, ông làm quản lý, ông làm kinh doanh, ông làm… họa sỹ. Một đề nghị thật đẹp, nhưng cũng thật viễn vông. May mà dự định đó không thành hiện thực, chứ khó khăn rồi những va vấp đầu đời do thiếu kinh nghiệm và vốn sống rất dễ khiến công ty đổ vỡ, khiến tình bạn trong sáng vô tư vì thế mà sứt mẻ.

Tôi thường một mình dạo bước trên phố khi trở về những nơi chốn thân quen. Tự mình cảm nhận được sự đổi thay, rồi phảng phất quanh mình những hoài niệm về quá khứ. Khi ấy, bước chân tôi nhẹ tênh, bước đi vô định, mà miên man cảm xúc. Chiều hồ Tây lộng gió, sóng nước xô bờ lăn tăn gợn làm dập dềnh chiếc thuyền câu. Quán vắng bên hồ đìu hiu một vài khách mắt đang nhìn chăm chú vào màn hình điện thoại. Bước qua công viên chiều vắng, quán cóc trên bậc thềm một vài khách ôm ly trà đá nhởn nhơ cắn hạt hướng dương. Chẳng để làm gì mà chân vẫn cứ muốn bước tiếp. Tới khi chiều buông, bớt chợt thẫn thờ, tôi giật mình trở về với thực tại.

Cầm chiếc điện thoại lên định bấm gọi một vài người bạn quen. Lại thôi. Tặc lưỡi nghĩ rằng, có lẽ bạn đang bận. Thực ra lúc này đây tôi muốn trải một mình cảm giác trống vắng nơi chốn quen, muốn có riêng mình một khoảng lặng để mà nhấm nhá miền ký ức miên man khắc khoải. Những người bạn thân của tôi năm xưa ấy, không còn một ai ở Hà Nội nữa. Người trở về quê cũ theo nghiệp của bố, người nơi trời Âu tìm kiếm ước mơ, người vào Sài Gòn tìm nơi lập thân lập nghiệp. Tôi từ chốn công trường vùng Đông Bắc trở về Thủ đô, đông đúc đấy, quen thuộc đấy, nhưng bạn thân không còn một ai. Đi qua quán quen mà thảng thốt với dòng thời gian tạt qua như cơn cát sa mạc cuốn trôi những tiếng nói cười, cuốn trôi những dự định ngày còn đứng ở ngưỡng cửa vào đời.

Đi qua tháng năm tuổi trẻ, dù chưa nói là đã già, nhưng đủ nhận thấy mình chín chắn hơn. Thấy sôi nổi ngày còn trẻ bớt dần đi mà thay vào đó là những khoảng trầm tư nghĩ suy. Vẫn mải miết kiếm tìm một công việc phù hợp hơn. Chuyến xe đêm một lần nữa đưa tôi rời xa Thủ đô. Ngày mai vẫn sẽ là một ngày mới nơi công trường nắng gió./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Lê Ngọc Sơn. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Sơn Tây, một thoáng thành cổ
    Nằm dưới chân núi Tổ lại ở vị trí trung tâm của xứ Đoài, thành cổ Sơn Tây từng in dấu thời gian và trở thành một chứng nhân của lịch sử trong giai đoạn cuối của thời phong kiến và những năm tháng bi hùng kháng chiến chống Pháp của phe “chủ chiến” và phong trào cần vương trên mảnh đất xứ Đoài.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Vô định bước chân khi qua chốn cũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO