Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hoài niệm về tàu điện xưa

Nguyễn Văn Thế 15:13 16/05/2024

Hình ảnh những chuyến tàu điện chở khách hồi xưa: bây giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nghe nói, tàu điện do người Pháp đưa sang, có hơn 100 năm (có nhà ga, sửa chữa cho tàu khá lớn, ở đường Hoàng Hoa Thám bây giờ)...

z4624614357392_0fd69891d5a667c6243bc4cd050b2abd.jpg
Hồi đó, tàu đa phần là kéo theo 1 toa, nhiều là 2 toa, giá vé 1 lượt cũng chỉ có 5 xu... (ảnh minh hoạ)

Thực ra, khi chính quyền ta về tiếp quản Thủ đô, cũng vẻn vẹn có mấy tuyến chính đường tàu điện: Tuyến từ Nhà Thương Vọng - Bệnh viện Bạch Mai bây giờ, đi Yên Phụ, tuyến bờ hồ, đi Cầu Giấy, có lẽ tuyến dài nhất là tuyến Bờ hồ đi Hà Đông… Tàu điện chạy với tốc độ cũng vừa phải, chừng 20km/h, do phải đi qua nhiều phố cổ, có tuyến lại đông phương tiện tham gia giao thông, cùng hành tiến với tàu điện, như ô tô, xe đạp… Gọi là tàu điện, tất nhiên tàu chạy được do lấy điện ở hệ thống dây dẫn, được giăng và chạy theo lộ trình của tàu qua, thường thì đầu tàu có 1 cần, gắn với bánh xe để hút vào dây điện ở phía trên (thỉnh thoảng có hôm tàu chạy, do sự cố làm rơi cả cái bánh xe, nên tàu phải dừng lại, để người ta cho cái bánh xe hút trở lại chỗ cũ).

Hồi đó, tàu đa phần là kéo theo 1 toa, nhiều là 2 toa, giá vé 1 lượt cũng chỉ có 5 xu, người phụ tàu, chuyên bán vé được đựng trong một cái cặp da bò, trông rất gọn và bắt mắt, khuôn khổ của chiếc vé có hình chữ nhật xinh xinh, màu trắng, trên vé có in số thứ tự khá đẹp. Trong khoang tàu, người ta cũng thường bố trí những hàng ghế dọc bằng loại gỗ tốt, ghế được làm cong cong, để người ngồi không bị trôi ra ngoài. Người điều khiển tàu điện cũng rất nghệ sĩ, phía dưới có cái vòng quay như kiểu lái tàu thủy, phía trước mặt có cái mâm cặp, để điều khiển tốc độ tàu, khi tàu chạy cứ phát ra tiếng leng keng, thật vui tai. Các bà các chị đi chợ rau vẫn thường chọn tàu làm phương tiện đi lại, gánh rau được treo ra ngoài theo đến các chợ. Vui nhất là các em học sinh lên tàu trong các dịp lễ Tết, cháu thì lên bờ hồ ăn kem Tràng Tiền, cháu thì đi lên vườn thú, cháu nào cũng quàng khăn đỏ, đứng ở cửa lên xuống như khoe với phố phường là… mới được "kết nạp vào đội". Để ý, các bến tàu hồi đó nó chỉ là điểm đến dừng trả khách, không được cắm biển, người đợi tàu cứ đứng ven đường, nhìn lên dây điện thấy rung rung là tàu sắp tới, cũng có người phải đi làm sớm bằng tàu điện (Như bà Tỏ, người ở làng Vọng, cứ 4 giờ sáng là thấy bà có mặt ở bến xe điện để đi lại trên nhà máy điện Yên Phụ, hồi đó chưa thấy bán vé tháng, nên cứ phải mua vé ngày).

Ngày ấy, mỗi lần đi tàu là một dịp thật vui, được nghe hát sẩm, "sẩm tàu điện" được nghe người bán tạp hóa giao hàng, sướng cả cái lỗ tai: Kim băng cài túi, cúi xuống không rơi… Thuốc bổ tùy, béo người, uống vào đẹp da.

Thế đó, kí ức về tàu điện cứ theo mãi không chỉ với người Hà Nội, một dấu ấn xưa thật khó quên về đất Thăng Long kinh kỳ, họ nhớ tàu, lại dựng mô hình để chụp hình, thật vui./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Văn Thế. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
(0) Bình luận
  • Hà Nội, mùa đầu nỗi nhớ
    Tôi chậm rãi bước từng bước nhẹ nhàng trên một con phố nhỏ quanh Hồ Tây, từng chiếc lá vàng từ tốn rơi trên mặt đường tấp nập người qua lại, mặt hồ còn nhấp nhô phản chiếu những tia nắng mờ nhạt còn sót lại của buổi hoàng hôn. Dường như thời gian đang trôi chậm lại để tôi có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của miền đất Thủ đô, mà trước đây tôi chỉ có thể trông thấy qua lớp màn ảnh vô giác.
  • Ấn tượng thiên nhiên giữa lòng Hà Nội
    Dạo ấy, gần hai năm trước, nhân chuyến công tác Thủ đô, đoàn chúng tôi tổ chức chuyến thực tế thực sự ý nghĩa. Cho đến bây giờ, mọi người vẫn còn luyến tiếc, bởi với thời gian một ngày, chúng tôi chưa thể nào tiếp cận trọn vẹn không gian của “địa chỉ đó”. Cách trung tâm thành phố gần 40km về phía Tây, nơi hội tụ các sản phẩm văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em. Nơi đó là “Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam” thuộc Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Vé không khứ hồi
    Viết gì đây? Khi mỗi lần nhớ đến thời thơ ấu lòng lại buồn thương da diết. Tuổi thơ yêu dấu trong lòng Hà Nội, nơi mở ra những trang màu hồng đầy ắp kỷ niệm của hai đứa chúng tôi. Nay xa rồi tất cả tầm tay với.
  • Gửi cậu của một năm sau
    Bây giờ, tớ là một cô sinh viên năm ba vô lo, vô nghĩ chuyện tương lai. Hoặc đã từng nghĩ nhưng không quá nhiều lo lắng. Một năm sau cậu sẽ làm gì? Cậu sẽ trở thành ai? Liệu cậu có tiếp tục cuộc sống nơi Hà Nội nhộn nhịp xô bồ hay trở về miền quê yên bình của riêng cậu? Tớ chắc sẽ không khuyên nhủ gì cậu đâu, nhưng tớ muốn nói với cậu, mặc cho việc kiếm việc khó khăn, mặc cho áp lực cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai cậu thì đã từng có một Hà Nội yêu thương, che chở, bảo vệ cậu đến nhường nào.
  • Hà Nội mến thương
    Quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nơi để những đứa con xa quê nhung nhớ mỗi khi có cơn gió hiu hiu thổi qua làm dấy lên cả một bầu trời nhung nhớ. Nhưng có những vùng đất ta sẽ gặp khi bước ra khỏi luỹ tre làng, để rồi khẽ thương từ độ nào không hay. Bởi ở nơi ấy, có những kỷ niệm, có những con người làm ta cảm mến, lưu luyến chẳng nỡ rời xa.
  • Hà Nội và những người thầy
    Tôi cùng một số bạn bè đến Thủ đô, dự Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chiều cuối thu bên Hồ Tây, bốn người không chung giọng nói, cùng nhau nhâm nhi li bia hơi Hà Nội và đĩa mực khô nướng Quảng Bình. Được dịp, chuyện nổ như rang ngô, niềm vui cứ thế thăng hoa, khiến câu chuyện cũng trở nên không đầu không cuối…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hoài niệm về tàu điện xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO