Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Tứ Xã (huyện Mỹ Đức)

Sơn Dương (t/h) 17/09/2023 10:19

Chùa Tứ Xã hiện nay tọa lạc tại xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

chua-tu-xa-md.jpg
Chùa Tứ Xã

Chùa Tứ Xã là tên gọi của một ngôi chùa cổ mà xưa kia thuộc địa phận của 4 xã Bột Xuyên, Lại Tảo, Phú Hữu và Tảo Khê, huyện Mỹ Đức. Ngôi chùa còn có tên là Thuỷ Vân tự, hoặc chùa Khổ.

Ngôi chùa thuộc địa phận thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức nhưng là ngôi chùa chung của 4 thôn. Chùa có kết cấu kiểu “Tiền thần, hậu Phật”. Ngoài thờ Phật theo phái Đại thừa, chùa còn thờ các vị thần có sự tích gắn với làng.

Theo cuốn thần phả niên hiệu Bảo Đại thứ 12 (1937) còn lưu giữ trong chùa thì chùa Tứ Xã thờ vị thần có tên là Vân Mộng. Ngoài chùa Tứ Xã, bà còn được nhân dân thôn Giáp Bốn, xã Tuy Lai lập đền và động phụng thờ.

Vân Mộng sinh ngày mùng 5 tháng 5 năm 1042 triều Lý Thái Tông (1028-1054), người quê ở xã Sơn Lãng, huyện Sơn Ninh. Năm 16 tuổi, bà đến chùa Tứ Xã đi tu. Đến năm 1069, Chiêm Thành đem quân sang xâm lược nước ta, bà dời chùa đi lánh nạn. Trên đường chạy loạn, bà đã học được cách chữa bệnh. Khi đất nước thanh bình, bà đã trở lại chùa và trị bệnh cho nhiều dân làng trong vùng. Khi bà hoá, nhân dân đã cảm phục ân đức mà lập ban thờ bà tại gian Tiền đường của chùa.

Trải qua thời gian, ngôi chùa bị hư hỏng nhiều. Nhân dân đã đem tâm sức, hàng sản để sửa chữa ngôi chùa, lần trùng tu lớn nhất là năm 1942.

Hệ thống tượng được bài trí theo trật tự: trên cùng là 3 pho Tam thế, tiếp theo là Di Đà Tam tôn với A Di Đà, Quan Thế Âm và Đại Thế Chí, dưới là Di Lặc và Tuyết Sơn, hàng tiếp theo là Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, hàng thứ năm là Ngọc Hoàng Thượng đế và Nam Tào, Bắc Đẩu hai bên, cuối cùng là Thích Ca cửu long. Hai bên toà Tiền đường có pho Khuyến Thiện, Trừng Ác, tượng Đức Ông và Thánh Hiền, lui vào đốc Tiền đường có tượng của Bát bộ Kim cương trong tư thế đứng và tượng các vị thiền sư. Các pho tượng này có niên đại thời Lê, Nguyễn.

Chùa còn lưu giữ được đôi rồng đá có niên đại thời Lý, bát hương thời Trần, bia đá thời Mạc, ngựa gỗ thời Lê, quả chuông thời Tây Sơn...

Trước năm 1945 tại chùa này có ông Lê Tôn Trung đã từng giúp đỡ, ông Văn Tiến Dũng, ông Bùi Quang Tạo... gây dựng phong trào cách mạng, chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở phía nam tỉnh Hà Đông (cũ). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa còn là nơi làm việc của Uỷ ban hành chính kháng chiến, nơi trú ngụ của nhiều cán bộ trong huyện.

Chùa Tứ Xã đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa năm 1991./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Tăng Non (huyện Phúc Thọ)
    Chùa Tăng Non có tên chữ là Chân Linh tự, thuộc thôn Tăng Non, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km về phía tây.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Thị xã Sơn Tây tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo bước vào kỷ nguyên mới
    Chiều 10/1, Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
  • [Video] Đúc đồng Ngũ Xã - Tinh hoa làng nghề đất Thăng Long
    Là một trong “tứ nghiệp” của đất Thăng Long xưa, nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là tinh hoa của làng nghề truyền thống Thủ đô với lịch sử gần nửa thế kỷ. Rất nhiều tác phẩm của người thợ đúc đồng làng Ngũ Xã đã trở thành một phần của kho tàng di sản văn hóa dân tộc và sẽ còn trường tồn mãi mãi với thời gian.
  • Thức quà ấm đêm đông
    Hà Nội đã vào đông! Trong tiết trời giá rét, người ta lại thèm vô cùng cái cảm giác ngồi co ro bên bếp lửa hồng, hít căng lồng ngực hương thơm hấp dẫn của những mẻ ngô khoai nướng dở. Bàn tay lạnh cóng dần được sưởi ấm, da dẻ căng khô vì lửa nóng nhưng miệng vẫn xuýt xoa để nhấm nháp từng miếng ngô khoai thơm ngon.
  • Phát huy giá trị di sản Huế đúng với tiềm năng và lợi thế, hình hài kinh đô xưa dần được tái hiện
    Nhiều thành tựu đã đạt được trong năm 2024 của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế mang tính đột phá và có thể khẳng định hình hài kinh đô xưa đã được tái hiện, giá trị di sản Huế phát huy đúng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
  • Báo chí luôn đồng hành trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”
    Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, sáng 10/1, Thành ủy – Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội. Đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố và đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy chủ trì buổi gặp mặt.
  • [Podcast] Hà Nội – Những con phố nao nao nỗi nhớ
    Nhắc tới phố cổ Hà Nội, không ai không biết tới địa danh 36 phố phường. Mỗi con phố lưu giữ những nét đặc trưng của đất kinh kỳ, những ký ức về lịch sử, con người và đất nước. Trải qua bao thăng trầm, những con phố ấy vẫn còn tồn tại vẹn nguyên đến tận bây giờ, ta vẫn nao nao và xốn xang khi câu hát “Người Hà Nội” của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi vang lên: Quanh co chen quanh rộn ràng Đồng Xuân, Xanh tươi bát ngát Tây Hồ, Hàng Đào ríu rít Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai… Trong chuyên mục “Chuyện người Hà Nội” hô
  • Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài trở lại với dự án Phim trường số
    Một bộ phim điện ảnh 3D đặc sắc mang tên “Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm Lầy Lội” sẽ ra mắt vào mùa hè năm 2025, hứa hẹn là món ăn tinh thần hấp dẫn với công chúng yêu điện ảnh...
  • Hà Nội công bố đường dây nóng phản ánh vi phạm lễ hội năm 2025
    Thành phố yêu cầu 100% di tích và lễ hội năm 2025 phải đạt tiêu chí "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn - Tiết kiệm". Các địa phương phải công bố số điện thoại đường dây nóng và báo cáo về Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Đường dây nóng cấp thành phố là 0965404557.
  • Xây dựng Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường
    Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • Hà Nội đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH - UBND về việc tổ chức thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025
Chùa Tứ Xã (huyện Mỹ Đức)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO