Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Thày (huyện Quốc Oai)

Sơn Dương (t/h) 13/09/2023 14:44

Chùa Thày hiện nay tọa lạc tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

chua-thay-qo.jpg
Chùa Thày

“Chùa Thày” vừa là tên riêng chỉ trực tiếp ngôi chùa mang tên chữ là Thiên Phúc tự, vừa là tên chung chỉ quần thể di tích Phật giáo ở quanh núi Thày mà tên chữ là Sài Sơn, gồm chùa Thiên Phúc ở bên này hồ, chùa Long Đẩu ở bên kia hồ, rồi chùa Đỉnh Sơn, am Phật Tích, chùa Bối Am ở trên núi, lại cả những di tích phi Phật giáo như đình, võ miếu, đền thánh Văn Xương (vị thần văn học), hang Cắc Cớ, chợ Trời... Thày và Sài là hai âm nôm và tự của cùng một địa danh chỉ tên làng, tên núi, tên chùa ở đây. Như vậy, chùa Thày là tên nôm gọi theo tên địa phương có chùa. Nhưng cũng có người cho rằng chùa được khởi dựng từ thời Lý với vị thiền sư danh tiếng Từ Đạo Hạnh được dân gọi tôn kính và thân thuộc là Thày (tức Thày chùa), từ đó thành tên chùa là chùa Thày. Trong cụm di tích ở quanh núi Thày thì chùa Thiên Phúc nổi bật lên hàng đầu ở quy mô và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc nên gọi là chùa Thày hay chùa Cả.

Theo thuyết phong thuỷ thì núi Thày được xem như là con rồng lẻ đàn độc đáo (quái long), xung quanh có 16 ngọn núi nhỏ (thập lục kỳ sơn) là các con lân, phượng, quy... chầu về. Chùa Thày được dựng ở khu đất hàm rồng, sân trước chùa là lưỡi rồng thè ra uống nước, hai Nhật - Nguyệt tiên kiều như hai râu rồng và nhà Thuỷ đình là viên ngọc mà rồng vờn. Bia Phật tích sơn tự thi ghi lại lời chúa Định Vương Trịnh Căn khi qua đây: “Nay thấy chùa Thiên Phúc ở núi Phật Tích như viên ngọc nổi lên giữa đám ruộng sỏi đá rạng vẻ xuân tươi ở cả bốn mùa. Động tiên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây rúng. Ao rồng thông sang bến siêu độ, cầu tiên Nhật - Nguyệt đôi vầng. Núi tựa bình phong, sông ngư dải lụa. Đá in dấu lạ, mãi mãi ghi điều thần diệu, vang reo sắc sáng, đường đường đầy rẫy quang minh. Tiếng Phật pháp đã vời được khách lạ dâng hoa, đạo thừa lại khiến cả người quê tiến quả. Đó chính là vườn xanh núi Thuý dời đến chốn nhân gian vậy".

Theo bia Bối Am tự bi dựng năm 1571 ở chân vách đá thì vốn chùa Thày được khởi dựng từ thời Đinh, các thời tiếp theo đều được tu bổ để mở rộng quy mô. Lúc đầu nó chỉ cái am nhỏ trong động đá và lều cỏ dưới chân núi. Ngày nay, chùa Thiên Phúc vẫn còn biểu tượng Hương Hải Am, chùa Đỉnh Sơn còn biểu hiện Thuỵ Am, thậm chí am trở thành tên chùa như chùa Bối Am. Cho đến thời Lý, trước khi Từ Đạo Hạnh về tu luyện, ở đây đã có Am Phật và Thiền Tâm, sau đó thiền sư mở rộng và cho đúc quả chuông lớn vào năm 1109 mà cho đến đầu thời Tây Sơn mới bị mất, nay vẫn còn bệ đá sư tử đội toà sen hiện làm bệ tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh. Thời Trần còn bia dựng năm 1294 ở chùa Long Đẩu ghi lại số ruộng chùa khá lớn. Đặc biệt, trong chùa Thày còn giữ được một số hiện vật của thời Trần: mảng gỗ lưng ngại ghi rõ làm năm 1346, chạm cẩn thận với các hình sóng nước, cặp sừng vắt chéo, ngọc báu, tia sáng, nhành lá, lưỡi búa phủ việt... Được bố trí đăng đối có lớp lang; một số hiện vật đá không ghi niên đại nhưng mang đậm phong cách Trần như bệ đá toà sen khối hộp hai tầng với các hình chim thần, rồng mây và hoa lá như cặp tượng sấu ở thành bậc cửa từ Thượng điện xuống sân sau của chùa rất thực với những khối mập khoẻ, như đối tượng rồng tìm thấy được ở sườn chùa hiện dựng ở đầu cầu Nhật Tiên kiều với nét chạm thô phác mà hoạt.

Thời Lê sơ, tuy nhà nước thi hành chính sách hạn chế đối với Phật giáo, song chùa Thày vẫn được phát triển. Tấm bia “Hiển Thuỵ am bỉ” khắc năm 1500 trên vách hàng thánh hoá cho biết Quang Thục hoàng thái hậu được phụ thân về đây cầu tự giúp nên đã sinh Thái tử Lê Tư Thành, sau là vua Thánh Tông. Năm 1499, vua Lê Hiển Tông theo di chúc của ông ngoại đã cho sửa chữa chùa và ban tên “Hiển Thuy” cho am cũ của Từ Đạo Hạnh. Trong lần tu sửa này, nay còn bệ tượng vua Lý Thần Tông với những hình chạm đẹp về sóng nước và rồng mây của dân tộc và những chấn song con tiện ảnh hưởng phương Bắc.

Thời Mạc, với việc phục hưng Phật giáo, chùa Thày được cả dân làng và quý tộc tập trung chăm sóc. Bia “Thuỷ các cổ kinh bỉ” dựng năm 1538 cho biết bà Thái chiêu nghi Nguyễn Thi Ngọc Phương cùng với cha, anh và những người thân góp tiền của, lại vận động nhân dân trong phủ quyên góp tiền tu sửa nhà Thuỷ các, tạc tượng Phật và san bổ kinh Phật. Bia “Bối Am tự bỉ” dựng năm 1570 cho biết thêm chùa đây là di tích nổi tiếng cả vùng, dân làng đã đứng ra hưng công sửa lại chùa và tô lại tượng Phật. Tại chùa vẫn còn đôi đầu dư ở Thượng điện xuống nhà Thiêu hương là của thời Mạc được dùng lại có một số chân đèn gốm Mạc. Nhiều người cúng ruộng cho chùa, trong đó có con gái của Thượng trụ quốc là bà Mạc Thị Ngọc Ý đã cống 2 mẫu 6 sào ruộng và một ao làm ruộng dưỡng tăng. Đặc biệt, thời Lê Trung hưng, chùa Thày được làm lại khang trang như ngày nay. Ngay đầu thế kỷ XVII, vào năm 1602, Trạng Bùng sau khi đi sứ Minh về đã cho dựng hai cầu gỗ có mái Nhật Tiên kiều thông ra nhà Tam phủ và Nguyệt Tiên kiều bắc qua hồ để lên núi. Hai tấm bia cùng tên “Thiên Phúc tự tạo lệ bỉ” dựng năm 1653, khẳng định lại nơi đây là danh lam nổi tiếng khắp vùng, còn in dấu vết tích Phật hóa luôn được nhà nước các thời quan tâm tu sửa. Nay chùa hư hỏng, bà cung tần Nguyễn Thị Ngọc Liên cúng 200 lạng bạc và 4 mẫu ruộng để sửa chùa. Vua chúa cũng thường du ngoại đề thơ. Chúa Trịnh ban lệnh chỉ cho dân Sài Sơn được miễn mọi tạp dịch để phụng thờ Phật Thánh. Bia Trùng tu Long Đẩu tự dựng năm 1630 cho biết nhà sư trụ trì chùa Long Đẩu đã tập hợp quý quan đóng góp tài vật, trong đó có chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng và nhiều tôn thất, hưng công sửa Thượng điện và làm mới Tiền đường, Thiêu hương, Hậu đường, Tam quan và các tượng phật phong quang hơn hẳn trước. Cũng ở chùa này, bia Trùng tu công đức bi ký dựng năm 1700 cho biết nhân chúa Trịnh vãn cảnh chùa, cung tần Phan Thị Lãnh đã ban tiền của, cùng với công đức của 15 vị hầu tước và 40 cung tần thị nội mở rộng chùa gồm 5 gian hậu đường, 26 gian hành lang, 1 gian 2 chái Tam quan. Gần một trăm năm sau, vợ chồng hương lão Phan Hữu Tiên người bản xã, tuổi cao không con, đã hiến toàn bộ tài sản cho làng và chùa. Cùng thời gian này, chùa Thiên Phúc và chùa Đỉnh Sơn đúc lại chuông to lớn nay vẫn còn.

Chùa Thày nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai cách huyện lỵ 4km và trung tâm Hà Nội chừng 20km. Theo đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, qua cầu sông Đáy tới km16 + 600 gặp ngã tư, rẽ phải theo đường huyện lộ khoảng 3km là tới di tích. Cuộc thăm di tích bắt đầu từ chùa Cả, cùng tựa núi đá và soi gương hồ nước. Khu thờ Thánh chính rộng chừng 40m và sâu vào 20m, gồm 3 toà nhà song hành xây trên những cấp nền cao dần: chùa Hạ là nơi lễ bái và giảng đạo, có nhà cầu sang chùa Trung; chùa Trung là đại hùng bảo điện, có cả một thế giới tượng phật giáo từ Hộ pháp đến Tam thế; chùa Thượng mang tính chất điện Thánh tuy có bộ tượng Di Đà Tam tôn với bệ gỗ rất đẹp, chạm trang trí những đề tài sóng, cây mệnh, cây sừng… thuộc thế kỷ XVI sang thế kỷ XVII, song thờ chính là Từ Đạo Hạnh Phật vi tiên vi Quốc vương mỗi kiếp đều có tượng. Tương truyền kiến trúc cả khu Tam bảo này chỉ có 36 lỗ mộng, phần gỗ còn lại xếp đè vững chắc. Hai bên có hai dãy hành lang với hệ thống tượng Thập bát La Hán, phía cuối nối với gác chuông và gác trống treo những khí vật vào loại lớn của nước ta. Dãy nhà sau cùng là Hậu đường có những tượng Hậu bằng đá sinh động.

Ra khỏi khu chùa Cả, qua Nhật Tiên kiều vào đền Tam phủ, còn qua Nguyệt Tiên kiều lên hệ thống chùa trên núi, mở đầu bằng cổng “Bất nhị pháp môn” với vế câu đối “Vô vãng bất phục, cá quan hựu cá quan” chỉ rõ du khách cứ thẳng qua nhiều nhiều tầng cổng không quay lại, theo lối mòn lên chùa Đỉnh Sơn (chùa Cao hay am Hiển Thuy) với hang thánh hoá có dấu tích Phật là vết lõm vách đá do Từ Đạo Hạnh dựa vào khi trút xác. Từ đây, có thể leo lên chợ Trời hoặc vòng sườn núi lên hang Cắc Cớ sâu thẳm. Đi tiếp đến đền Thượng, rồi chùa Bối Am (chùa Một Mái), cạnh đó có hang Gió, đền Phan Huy Chú và nhà lưu niệm Bác Hồ ghi lại ba lần Bác về thăm và làm việc. Xuống núi trở ra cuối cùng đến chùa Long Đẩu.

Hội chùa Thày ngày mồng 7 tháng 3 âm lịch tương truyền kỷ niệm ngày Thánh hoá, song sử còn ghi Từ Đạo Hạnh trút xác vào tháng sáu. Thực chất đó là hội xuân giao duyên với tục chơi núi, chơi hang như ca dao xác nhận:

Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ

Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thày

Chùa Thày đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt, theo Quyết định số 313/QĐ ngày 23/4/1962./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Tăng Non (huyện Phúc Thọ)
    Chùa Tăng Non có tên chữ là Chân Linh tự, thuộc thôn Tăng Non, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km về phía tây.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Chùa Thày (huyện Quốc Oai)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO