Chùa Thanh Lâu (quận Tây Hồ)
Chùa Thanh Lâu còn được gọi là chùa Tĩnh Lâu toạ lạc ở phía tây hồ Tây, thuộc làng Hồ Khẩu, phường Bưởi, quận Tây Hồ. Chùa nhìn ra hồ Tây sóng nước mênh mông, mây trời bát ngát. Trước Tam quan chùa là cây bồ đề thiên tạo xanh tốt lạ thường.
Cổng Tam quan chùa là một công trình mới được xây dựng do công sức của nhân dân địa phương và sư trụ trì. Tuy mới xây dựng, nhưng kiến trúc vẫn giữ được phong cách truyền thống vừa nguy nga và trang nhã. Tam quan càng trở nên trang nghiêm hơn với những hàng đại tự và câu đối đầy ý nghĩa:
Tĩnh lý nghênh nhân đăng giác ngạn
Lâu trung tống khách nhập huyền môn.
Tam dịch:
Xóm tĩnh rước người lên bờ giác
Lâu đài đón khách đến cửa huyền.
Câu đối vừa nêu được tên chùa là Tĩnh Lâu, vừa nói lên tôn chỉ của Phật là tự giác giác tha, tự giác ngộ cho mình và giác ngộ cho người, vừa thể hiện được lòng từ bi hỉ xả của tăng ni trụ trì tại chùa, luôn ân phật tử và chúng sinh.
Chùa kiến trúc theo kiểu chữ “đinh”, gồm ba gian bái đường và ba gian hậu cung, bên trong đầy đủ hệ thống tượng pháp như Di Đà Tam tôn, Thích Ca, Quan Âm, Ngọc Hoàng...
Hiện ở chùa chỉ đề Tịnh Lâu tự hay Tĩnh Lâu tự (chùa Tịnh Lâu hay chùa Tĩnh Lâu) mà không thấy đề Thanh Lâu tự. Cái tên Thanh Lâu chỉ thấy xuất hiện trong bia đá và trong sử sách.
Chùa Thanh Lâu là ngôi chùa thuộc phái Lâm Tế, dòng Thiền tông. Nhà Tổ còn câu đối:
Lâm Tế tông phong lưu tử phương nhi hàm nhuận
Tào Khê pháp phái dật vạn thuỷ dĩ trừng thanh.
Tạm dịch:
Tông phong Lâm Tế truyền bốn phương mà thịnh đạt
Pháp phái Tào Khê chia vạn nhánh vẫn trừng thanh.
Lâm Thế thực ra chỉ là một tông trong dòng thiền mà thôi. Kể từ Lục tổ Tuệ Năng trụ trì ở chùa Tào Khê đến Lâm Tế là thế hệ thứ sáu của ngài.
Lâm Thế đặt ra Tam huyền, Tam yếu, Tử liệu để dẫn dắt chúng sinh. Khi dạy học trò ngài thường quát hết để hiểu đại cơ. Do thiền phong mạnh mẽ, Lâm Tế đã trở thành tông riêng. Lâm Tề chính là tên của ngài, cũng là tên một phái của Thiền tông.
Chùa Thanh Lâu được trùng tu nhiều lần. Những tấm bìa trong chùa đã nói về việc tu sửa đó. Bia Chúc Thánh Thanh Lâu đẳng tự hương hoi điền bị tạo năm 1622 nói về việc trả lại ruộng hương hoa cho chùa. Bia Hậu Phật bi ký tạo năm 1793 nói về việc trùng tu chùa…
Chùa Thanh Lâu đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1996./.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02