Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Đại Bi (huyện Hoài Đức)

Sơn Dương (t/h) 21/08/2023 14:45

Chùa Đại Bi hiện nay thuộc xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

chua-dai-bi-cat-qe.jpg
Chùa Đại Bi

Chùa Đại Bi thường gọi là chùa Thượng nằm ở ngoài bãi, đầu làng Quế Dương nên người dân còn gọi là chùa Bãi.

Tam quan kiêm gác chuông gồm 2 tầng 8 mái. Gian giữa treo quả chuông có tên Đại Bi tự cao 1,10m, đường kính 0,60m đúc năm Cảnh Thịnh thứ 6 (1798), gian bên trái treo khánh đồng cao 1,03m, rộng 1,34m. Trên khánh đúc nổi hai mặt chữ: Đại Bi tự khánh, Bính Tý niên khánh (1818). Khu Tam bảo xưa kia có mặt bằng hình chữ “đinh” nhưng khoảng năm 1950 đã tu sửa và nâng cao chừng 1m và làm thêm một nhà ngang phía sau thành kiểu chữ “công”.

Tiền đường gồm 7 gian 2 chái, dài 19,5m, xây kiểu tường hồi bít đốc. Hạng mục này chỉ còn hàng cột cái ngoài bằng gỗ, còn các cột khác đều thay bằng gạch hoặc lẩn vào tường. Mỗi vì được đặt trên 5 hàng chân cột tạo cho mái trước dài ra để phần hiện thông thoáng. Từ 3 gian giữa của Tiền đường kéo về sau là toà nhà dọc 3 gian. Xưa kia, nó vốn là toà Thiêu hương - Thượng điện. Dãy nhà sau mang tính hậu đường. Từ khu Tam bảo có cửa thông sang dẫn tới nhà khách, nhà tổ. Kiến trúc tuy đã được tu sửa, nhưng những di vật còn lại rất đặc sắc.

Tiền đường bài trí hệ thống tượng gồm Hộ pháp ngồi trên sư tử, Đức Ông và Thánh Hiền ngồi trên ngai, còn tượng Giám trai và Thổ địa đều là những pho được tạo tác đầu thế kỷ XX. Hồi bên trái có 2 tấm bia nhỏ, kê tên 20 vị đỗ đạt của địa phương.

Một nửa toà Thiêu hương giành để nhà sư thắp hương tụng niệm, nửa sau để bài trí hệ thống tượng pháp. Hàng trên cùng là bộ Tam thế, hàng thứ 2 là bộ A Di Đà, hàng thứ ba là bộ Quan Âm chuẩn đề. Những pho tượng này có kích thước lớn hơn người thực, được tạo tác trau chuốt, hoạ tiết trang trí tinh xảo mang phong cách thế kỷ XVII - XVIII. Phía dưới có 2 hàng Tuyết Sơn, Di Lặc và Thích Ca sơ sinh có niên hiệu thời Nguyễn. Đặc biệt, ở Thiêu hương còn có bệ đá hoa sen khối hộp dài 2,65m, rộng 1,17m, cao 1,67m, 4 góc chạm 4 chạm chim thần Garuda, mặt trước chạm rồng, mặt sau chạm hổ và sư tử. Những nét chạm khắc này là đặc trưng tiêu biểu của nghệ thuật thời Trần có niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374). Trong toà nhà này còn bài trí nhiều pho tượng thời Lê - Nguyễn.

Hậu đường được xây cao hơn so với Tiền đường và Thiêu hương. Trên cùng là tượng Phật, thấp hơn là tượng đức Thánh Trần, tượng Mẫu, tượng cô, cậu, hai bên là hai động đắp bằng đất với vô số tượng mô tả thế giới theo quan niệm nhà Phật. Từ tội nhân bị tra tấn đến Thần Phật ở trên cao. Đây là hình ảnh sống động về nhân sinh quan của Phật giáo.

Chùa Đại Bi đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1996./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Càn Phúc (quận Nam Từ Liêm)
    Chùa Càn Phúc hay còn có tên gọi là chùa Nhổn hiện nằm trên một khu đất rộng ở sát thôn Tu Hoàng, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Chùa Đại Bi (huyện Hoài Đức)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO