Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Bạch Nao (huyện Thanh Oai)

Sơn Dương (t/h) 10/08/2023 17:36

Chùa Bạch Nao thuộc địa phận xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

chua-bach-nao.jpg
Chùa Bạch Nao

Chùa được gọi theo tên làng và còn gọi là chùa Bồ Nâu theo tên Nôm của làng. Chùa còn có tên chữ là “Đại Bi tự”. Đầu thế kỷ XIX, thôn Bạch Nao là xã Hoa Nao, thuộc tổng Động Cứu, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng.

Căn cứ vào dấu tích vật chất còn lại trong di tích như gạch hoa chanh thời Trần, gạch hòm sớ thời Mạc... có thể khẳng định ngôi chùa đã được khởi dựng ít nhất từ thời đó. Sang thế kỷ XVII ngôi chùa được tu bổ và mở rộng theo kiểu chùa Trăm Gian như hiện tại. Năm Duy Tân thứ 4 (1910), ngôi chùa được trùng tu lớn. Chùa Bạch Nao hiện nay gồm các hạng mục công trình: Cổng, Tiền đường, Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, hai dãy hành lang, nhà khách.

Tiền đường của chùa Bạch Nao gồm 5 gian 2 chái theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái chảy trên mặt bằng 4 hàng chân cột. Hai hàng cột quân được xây tường thay thế. Các bộ vì nhà Tiền đường được làm theo kiểu “Thượng giá chiêng rường cụt, hạ xà nách rường cụt có bẩy hiện”.

Tam bảo chùa Bạch Nao là một ngôi nhà dọc năm gian được nối liền với gian giữa Tiền đường thành hình chữ “đinh”. Các bộ vì đỡ mái Tam bảo được làm theo kiểu “chồng rường con nhị, hạ xà nách cốn mê”.

Ở hai bên Tam bảo nối thông với hai gian hồi nhà Tiền đường là Tả hữu hành lang. Các bộ vì của hai dãy hành lang được làm theo kiểu “Giá chiêng rường cụt quá giang trốn một hàng cột”. Trước đây hành lang này là nơi bày tượng thổ Thập bát La Hán. Hiện tại hành lang bên trái bỏ trống, hành lang bên phải được ngăn làm hai, gian tiếp giáp với Tiền đường làm nơi thờ đức Thánh Trần tức Trần Quốc Tuấn (1232 - 1300).

Phía sau nhà chính là nhà Tổ, nhà Mẫu và nhà ở của sư trụ trì, nhà khách làm cạnh đó. Xung quanh các công trình kiến trúc là ao chùa, vườn tháp mộ sư và cây ăn quả, cây cảnh. Tất cả tạo nên một cảnh trí nên thơ, quyến rũ.

Các công trình kiến trúc của chùa Bạch Nao thiên về độ bền chắc, trang trí đơn giản nên nghệ thuật điêu khắc trong chùa tập trung vào hệ thống tượng tròn trên Phật điện. Trước đây tượng chùa Bạch Nao rất phong phú nhưng do chiến tranh nên hiện tại chùa Bạch Nao còn 26 pho tượng Phật lớn nhỏ. Tuy vậy các pho tượng được tạo tác hết sức công phu tỉ mỉ và có niên đại trải dài từ đầu thế kỷ XVII cho đến nay. Những pho tượng như Quan Âm nam hải, Quan Âm toạ sơn hay Bát bộ Kim Cương là những pho tượng tạo hình rất đẹp, có thể tiêu biểu cho tượng Phật thế kỷ XVII.

Chùa Bạch Nao còn lưu giữ được 1 quả chuông niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 6 (1798), 3 tấm bia đá ghi chép về việc xây dựng và tôn tạo chùa Bạch Nao và nhiều gạch hoa chanh thời Trần và gạch hòm sớ thời Mạc đã bị nứt vỡ được rải làm đường đi vào chùa.

Chùa Bạch Nao đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2008./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ấn tượng sinh viên trường múa biểu diễn trong kỳ thi tốt nghiệp
    Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức Chương trình thi Tốt nghiệp trình độ Trung cấp vào 3 ngày 14/5 đến 16/5 vừa qua với những nội dung thi như: múa cổ điển Châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam, múa đương đại,…
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Ươm mầm” đảng viên trẻ góp phần tạo những tấm gương sáng cổ vũ phong trào thanh niên
    Nhân dịp kỉ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Trường THPT Đông Đô (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho 02 học sinh ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
  • Hà Nội yêu cầu làm rõ nguyên nhân cầu Vĩnh Tuy 2 bị ngập nước
    Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản số 2795/SGTVT-KHTC yêu cầu các đơn vị kiểm tra xác định nguyên nhân và có xử lý kịp thời các tồn tại liên quan đến việc thoát nước mặt cầu Vĩnh Tuy 2 thuộc dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn 2.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Bạch Nao (huyện Thanh Oai)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO