Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Check in ở Hồ Tây

Phạm Thị Hồng Thu 11:32 27/06/2023

Hồ Tây là một danh thắng nổi tiếng giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Hồ Tây không chỉ hút mọi người đến tập thể dục, đạp xe, hóng mát, hít thở không khí thoáng đãng, trong lành của lá phổi xanh, mà Hồ Tây còn thu hút rất nhiều tín đồ “ăn” ảnh.

hinh-anh-ho-tay-dep-2(1).jpg
Bạn có thể chọn góc đứng ở đường Thanh Niên chụp được vòng cung của hồ với chùa và Bảo tháp...

Chắc có lẽ đến với Hồ Tây ai cũng muốn có những bức ảnh đẹp bên hồ. Ở Hồ Tây, góc nào chụp ảnh cũng đẹp, mùa nào cũng đẹp, thời điểm nào cũng đẹp. Mỗi mùa, mỗi thời điểm, mỗi góc đều có những vẻ đẹp riêng, thật ấn tượng. Check in ở Hồ Tây nhiều nhất là các bạn trẻ thích ăn kem và hóng gió, các bà các chị váy áo xúng xính, áo dài thướt tha, các du khách, các vận động viên không chuyên thường đạp xe ở đây và có cả những đôi uyên ương chụp ảnh cưới thật hạnh phúc.

Chiều hè, đứng bên đường Thanh Niên săn mặt trời đậu trên đỉnh các tòa nhà xa xa thật mê. Hoàng hôn vàng rực rồi đỏ ối lặn từ từ, đang soi bóng loang loáng xuống mặt hồ, bạn vòng tay có thể ôm trọn mặt trời, bắt ông già cáu kỉnh khó tính phải chiều theo đôi tay của bạn. Những hôm trăng đi ngủ sớm hoặc ngủ muộn bạn có thể vuốt ve, ôm hôn chị Hằng hoặc có thể để làn tóc tơ bay bay trong gió cuốn trọn mặt trăng, thật là lãng mạn. Những ngày hè bình minh rực hồng lấp loáng cả mặt hồ, lấp loáng cả không gian, bạn đứng góc nào ven hồ, bên phố Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, Lạc Long Quân, Vệ Hồ, Nhật Chiêu đều đẹp. Còn bình minh hoặc hoàng hôn mùa đông thì mặt trời đỏ như lòng quả trứng, hiền lành phúc hậu thật dễ gần, dễ thương. Hồ Tây vào mùa đông cũng rất đẹp, sương bảng lảng giăng phủ mặt hồ. Đi ven hồ hay trên đường Thanh Niên vào sáng sớm hoặc tối muộn ta như đang đi lạc vào miền cổ tích mộng mơ.

Quanh hồ có nhiều cây hoa rất đẹp, là những điểm hút khách check in. Tím lịm bằng lăng, tím tràn nỗi nhớ, màu tím thủy chung da diết ngọt ngào. Vàng rực muồng hoàng yến, chùm chùm dãy dãy đèn lồng lộng lẫy kiêu sa hút mắt người qua. Phượng hồng thắp lửa ríu ran gọi hè, phượng vui khi học trò được nghỉ hè tha hồ đến check in. Hoa ban trắng phớt hồng, đem vẻ đẹp của Tây Bắc về với Thủ đô. Hoa lộc vừng đỏ rực, lặng lẽ thả rèm e ấp ven hồ. Bạn có thể check in với những cây cổ thụ xum xuê ở trước quán bánh tôm Hồ Tây hay ở Phủ Tây Hồ cũng thật đẹp. Quanh hồ, có những cây hoa cành ngả ra mặt hồ, hoa lá la đà đung đưa đùa giỡn với sóng, bạn biết chọn những góc này thì sẽ có những tấm hình mĩ mãn. Hoặc là hàng cau vua to cao thẳng tắp, dáng uy nghi lừng lững, hàng dừa mượt mà tỏa bóng, cũng là những điểm check in đẹp. Nhiều quán bên hồ có giàn hoa giấy nhiều màu rực rỡ thật mê. Và có một loài hoa nổi tiếng của Hồ Tây là hoa sen. Sen ở đây bông to, cánh kép, màu hồng thắm, thơm đượm và lâu, dù không còn nhiều nhưng đến mùa vẫn hút khách check in.

Một điểm chụp ảnh rất đẹp, được nhiều người yêu thích, đó là chùa Trấn Quốc. Bạn có thể chọn góc đứng ở đường Thanh Niên chụp được vòng cung của hồ với chùa và Bảo tháp, bạn có thể đưa tay vít được ngọn Bảo tháp, thật tuyệt. Ven hồ có nhiều chùa quang cảnh rất đẹp, riêng chùa Vạn Niên mặt hồ có bức tường lợp ngói kiểu cổ, treo dãy cờ phướn nhỏ nhiều màu và trang trí hoa văn thật đẹp, cũng là điểm nhiều người thích đến check in. Ven hồ còn có các công viên mi ni cho trẻ em, các mẹ cũng thích lưu giữ cho các bé những khoảnh khắc đẹp bên cầu trượt, xích đu, vòng quay, bập bênh... Còn các bà các mẹ lại thích chụp ảnh với các dụng cụ tập thể dục lắp sẵn bên hồ.

Một điểm check in mà ai đến Hồ Tây cũng thích, đó là đôi rồng gốm sứ thời Lý, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, một biểu tượng của Hồ Tây rất đẹp, rất ấn tượng. Chỉ tiếc là gần đây sau lưng đôi rồng phía bên kia hồ mọc lên một tòa chung cư màu nâu đen án ngữ giữa khung hình thật chẳng thẩm mỹ chút nào. Tòa nhà đó làm xấu cả không gian Hồ Tây. Nếu tòa nhà ấy được sơn màu trắng còn đỡ và nếu làm thêm một tấm pano giữa hai con rồng, lùi ra sau vài mét mang hình Khuê Văn các - biểu tượng của Thủ đô thì hợp lý, vừa tạo điểm nhấn check in đẹp của Hồ Tây, vừa che được tòa nhà xấu kia trong bức hình của mọi người. Cái pano ấy phải mang biểu tượng tượng của Hà Nội mới đẹp, chứ không như một công ty nào đó đặt pano để quảng cáo cho mình, nên vừa treo đã bị gỡ xuống là đúng.

Một nơi check in rất đẹp ở Hồ Tây mà không nhầm lẫn với bất cứ hồ nào khác đó là hàng lan can ven hồ. Hàng lan can màu xanh ngọc thật đẹp, thật mát mắt, thật đặc biệt. Các lan can đều có hình bông hoa sen, loài hoa nổi tiếng của Hồ Tây, nhụy hoa là Khuê Văn các - biểu tượng của Thủ đô, vừa đẹp vừa giá trị. Chỉ cần bức ảnh có hình lan can này người xem biết ngay bạn chụp ở Hồ Tây. Vậy mà thật buồn, một phần lan can của Hồ Tây đã được thay bằng lan can màu trắng đơn điệu, chẳng có nét gì riêng của Hồ Tây, của Hà Nội. Và khi làm hàng lan can này phần móng được làm ngang với mặt nền lát ven hồ (không như lan can màu xanh cũ phần móng cao 10 - 20 cm), nên rác và lá cây dễ bay xuống hồ.

Ước gì hàng lan can xanh ngọc có biểu tượng bông hoa sen và Khuê Văn các, biểu tượng của vẻ đẹp Hồ Tây được lưu giữ mãi mãi. Ước gì cảnh quan Hồ Tây càng xanh sạch đẹp hơn, thoáng hơn, không có những tòa chung cư đen kịt như thế mọc lên sát hồ nữa. Để cho bất cứ ai một lần đến Hồ Tây cũng cảm thấy ấn tượng thích thú và muốn lưu giữ mãi những bức ảnh đẹp về nơi này./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phạm Thị Hồng Thu. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Yêu Hà Nội hơn qua những bản tình ca
    Có ai đó từng ví von: Hà Nội đẹp như một bản tình ca. Và chính những bản tình ca đã khiến Hà Nội nên thơ hơn. Biết bao bài hát viết về Hà Nội bằng những âm điệu du dương gợi thương gợi nhớ đã trở thành một nét đẹp văn hoá rất riêng. Hà Nội trầm mặc cổ kính. Hà Nội lãng mạn hào hoa. Hà Nội hào hùng như khúc tráng ca lịch sử, dặm dài qua năm tháng chẳng thể nhạt phai.
(0) Bình luận
  • Hà Nội, mùa đầu nỗi nhớ
    Tôi chậm rãi bước từng bước nhẹ nhàng trên một con phố nhỏ quanh Hồ Tây, từng chiếc lá vàng từ tốn rơi trên mặt đường tấp nập người qua lại, mặt hồ còn nhấp nhô phản chiếu những tia nắng mờ nhạt còn sót lại của buổi hoàng hôn. Dường như thời gian đang trôi chậm lại để tôi có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của miền đất Thủ đô, mà trước đây tôi chỉ có thể trông thấy qua lớp màn ảnh vô giác.
  • Ấn tượng thiên nhiên giữa lòng Hà Nội
    Dạo ấy, gần hai năm trước, nhân chuyến công tác Thủ đô, đoàn chúng tôi tổ chức chuyến thực tế thực sự ý nghĩa. Cho đến bây giờ, mọi người vẫn còn luyến tiếc, bởi với thời gian một ngày, chúng tôi chưa thể nào tiếp cận trọn vẹn không gian của “địa chỉ đó”. Cách trung tâm thành phố gần 40km về phía Tây, nơi hội tụ các sản phẩm văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em. Nơi đó là “Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam” thuộc Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Vé không khứ hồi
    Viết gì đây? Khi mỗi lần nhớ đến thời thơ ấu lòng lại buồn thương da diết. Tuổi thơ yêu dấu trong lòng Hà Nội, nơi mở ra những trang màu hồng đầy ắp kỷ niệm của hai đứa chúng tôi. Nay xa rồi tất cả tầm tay với.
  • Gửi cậu của một năm sau
    Bây giờ, tớ là một cô sinh viên năm ba vô lo, vô nghĩ chuyện tương lai. Hoặc đã từng nghĩ nhưng không quá nhiều lo lắng. Một năm sau cậu sẽ làm gì? Cậu sẽ trở thành ai? Liệu cậu có tiếp tục cuộc sống nơi Hà Nội nhộn nhịp xô bồ hay trở về miền quê yên bình của riêng cậu? Tớ chắc sẽ không khuyên nhủ gì cậu đâu, nhưng tớ muốn nói với cậu, mặc cho việc kiếm việc khó khăn, mặc cho áp lực cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai cậu thì đã từng có một Hà Nội yêu thương, che chở, bảo vệ cậu đến nhường nào.
  • Hà Nội mến thương
    Quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nơi để những đứa con xa quê nhung nhớ mỗi khi có cơn gió hiu hiu thổi qua làm dấy lên cả một bầu trời nhung nhớ. Nhưng có những vùng đất ta sẽ gặp khi bước ra khỏi luỹ tre làng, để rồi khẽ thương từ độ nào không hay. Bởi ở nơi ấy, có những kỷ niệm, có những con người làm ta cảm mến, lưu luyến chẳng nỡ rời xa.
  • Hà Nội và những người thầy
    Tôi cùng một số bạn bè đến Thủ đô, dự Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chiều cuối thu bên Hồ Tây, bốn người không chung giọng nói, cùng nhau nhâm nhi li bia hơi Hà Nội và đĩa mực khô nướng Quảng Bình. Được dịp, chuyện nổ như rang ngô, niềm vui cứ thế thăng hoa, khiến câu chuyện cũng trở nên không đầu không cuối…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Check in ở Hồ Tây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO