Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Lăng Bác ngày về

Đông Phong 11:57 12/06/2023

Chẳng mấy khi được nghỉ vào đúng đợt nghỉ lễ nên tôi tận dụng tối đa thời gian để có thể đi đây đi đó. Theo lời hẹn hôm nay tôi và mẹ cùng nhau đi Lăng Bác – điểm du lịch không thể bỏ qua mỗi khi đến Hà Nội. Cũng bởi bình thường tôi không được nghỉ ngày lễ và cũng bởi đã lâu lắm rồi tôi không được gặp Bác. Lòng háo hức và niềm vui của tôi từ hôm qua y như đứa con nít. Mong chờ và chờ đợi giây phút ấy đến thế nào.

ho-chi-minh-mausoleum-768x511.jpg
Tình yêu thương của Bác dành cho người dân Việt Nam, cho quê hương thật cao cả...

Buổi tối hôm trước còn đang suy nghĩ về ngày mai sẽ làm gì thì tôi chợt nhớ đến bài thơ “Viếng Lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc. Lời bài hát bắt đầu ngân nga trong đầu tôi. Lời ca là tấm lòng thành kính, là tình cảm sâu sắc, chân thành và tha thiết của tác giả cũng như của hàng triệu người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Lời bài thơ đã thay cho hàng ngàn lời nói của hàng triệu triệu người con đất Việt dành cho vị cha già của dân tộc.

Hôm sau tôi cùng mẹ đi ra Lăng nhưng cảnh tượng trước mặt tôi khiến tôi vô cùng kinh ngạc. Tôi cũng chẳng biết có bao nhiêu người đến đó giống như tôi nữa. Nhìn dòng người nối dài qua mấy con phố Ông Ích Khiêm, Hùng Vương, Ngọc Hà, Lê Hồng Phong khiến tôi ngỡ ngàng. Ai ai cũng có một mong ước là được vào trong, được gặp Bác dù chỉ là trong phút chốc. Nhìn dòng người không kể già hay trẻ xếp hàng nối đuôi nhau chờ đợi. Những bộ trang phục lịch sự, những tà áo dài và cả những bộ quân phục đang cùng nhau hòa vào dòng người.

Tôi chẳng thể chen chân vào trong được nên tôi cùng mẹ đi vòng quanh Lăng. Trước mặt tôi là Lăng Bác với khoảng sân rộng trước mặt, là dòng người đang từng bước từng bước tiến vào bên trong, là những bức ảnh kỷ niệm được mọi người háo hức chụp trước Lăng. Là hàng tre xanh mát đứng sừng sững ở đó bên cạnh Bác, là những anh cảnh vệ đứng nghiêm trang canh cho giấc ngủ của Bác. Khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, niềm hạnh phúc đã thể hiện rất rõ trên từng khuôn mặt. Và tôi cũng chẳng giấu nổi niềm vui đó, mặc dù tôi chẳng được gặp Bác. Vì với tôi Bác luôn sống mãi không chỉ trong trái tim tôi mà trong tim hàng triệu người dân Việt Nam.

Dù đông đúc là thế đó nhưng tôi lại chẳng thể cảm nhận được sự ồn ào náo nhiệt ở đây, mà vẫn là sự tĩnh lặng đến trang nghiêm của chốn này. Có lẽ ai cũng hiểu rằng Bác đang ngủ nên hãy thật nhẹ nhàng, im lặng từ từ vào gặp Bác thôi. Từ đó tôi đã thấy được tình yêu vô bờ bến, sự kính trọng của những người con đất Việt với vị lãnh tụ của dân tộc. Người dân Việt Nam đã giành cho Bác với tiếng gọi thân thương và thiêng liêng nhất: Vị cha già. Không phải ai chúng ta cũng có thể gọi là cha nhưng với Bác, Bác xứng đáng với tiếng gọi ấy. Bởi một người đã cống hiến hết cả cuộc đời mình cho dân tộc, cho nền độc lập và hòa bình thì chẳng có lý do gì là không thể. Cả dân tộc Việt Nam chỉ muốn gửi đến người cha kính yêu lời cảm ơn chân thành nhất. Cảm ơn người cảm ơn vì tất cả.

Giữa hàng ngàn người con đến với Bác hôm nay, thì cũng có hàng ngàn người con trên mọi miền Tổ quốc không thể trực tiếp đến gặp Bác. Nhưng tình cảm thiêng liêng dành cho Bác thì không gì có thể so sánh được. Nhìn dòng người chậm rãi tiến từng bước, kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình mà tôi xúc động. Có lẽ chẳng có ngòi bút nào tả nổi được tình cảm chân thành, lòng yêu mến của người dân Việt Nam dành cho Bác. Và cũng có lẽ sẽ có ai đó vì được gặp Bác mà dâng dâng lên niềm hạnh phúc, mà rơi những giọt nước mắt, mà chỉ mong ước được ở cạnh Bác lâu hơn chút nữa, mà nhớ đến những kỷ niệm về Bác.

“Muốn làm con chim hót quanh Lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

Bài thơ “Viếng Lăng Bác” – Viễn Phương

Dạo quanh một vòng quanh Lăng, thật sự lưu luyến chẳng muốn rời. Chỉ muốn ở đó mãi giống như đang được ở cạnh Bác. Dường như trời đất cũng chiều lòng người khi mà dự báo thời tiết trời nắng nóng nhưng hôm nay lại không có nắng. Trời đầy mây. Bỗng nhiên một ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi có lẽ vị cha già thương đàn con về thăm cha, hôm nay tụ họp về đây nên đã dang tay ra che chở, đã tỏa bóng mát cho các con. Tình yêu thương của Bác dành cho người dân Việt Nam, cho quê hương thật cao cả.

Những tia nắng đầu tiên bắt đầu chiếu xuống khi trời đã về trưa. Tôi với mẹ vừa cảm thấy tiếc nuối vừa cảm thấy hình như mình vừa bỏ lỡ một điều gì đó thiêng liêng lắm. Nhưng mẹ con tôi đã an ủi với nhau rằng lần sau chúng tôi sẽ quay lại và sẽ chẳng bỏ lỡ thêm lần nào nữa. Vì là một người con của Thủ đô nên cơ hội để được gặp Bác của tôi nhiều hơn cả. Vì thế tôi cảm thấy được an ủi phần nào và đỡ nuối tiếc hơn. Sau khi dạo vòng quanh Lăng chúng tôi trở về nhà dù không muốn. Hẹn gặp lại Bác. Con chào tạm biệt Bác. Lần sau con sẽ trở lại thăm Bác. Chúc Bác ngủ ngon.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Đông Phong. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Xanh nước mặt hồ soi bóng Thủ đô
    Hà Nội là một trong số ít thành phố trên thế giới có nhiều hồ nước tự nhiên. Mặt nước hồ như tấm gương trong veo soi bóng Thủ đô ngàn năm văn hiến. Hồ nước không chỉ là những lá phổi xanh điều hòa không khí, là bản sắc riêng có của đô thị mà còn là những thắng cảnh tuyệt đẹp, thiên nhiên ưu ái tặng cho vùng đất “địa linh nhân kiệt”.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • [Podcast] Nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô tạo đà cho Hà Nội phát triển bền vững, toàn diện
    Cùng nhiều chính sách đặc thù, vượt trội để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, Luật Thủ đô (sửa đổi) có một Điều riêng rất mới về nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thi hành Luật Thủ đô 2012, đồng thời thể chế hóa được các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Prudential được tôn vinh về chiến lược phát triển nhân sự toàn diện
    Trong tháng 10 năm 2024, Prudential Việt Nam đã xuất sắc giành Giải thưởng HR Excellence Award 2024 tại Singapore trong hạng mục Learning and Development (tạm dịch: Đào Tạo và Phát Triển).
  • Hà Nội khôi phục sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ ngày 1/11
    Ngày 28/10, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, hoạt động sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên địa bàn thành phố sẽ được khôi phục từ ngày 1/11.
Đừng bỏ lỡ
  • “Khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
    Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 09-17/11/2024 với hơn 100 hoạt động, đặc biệt Lễ hội còn là một “khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn và thuyết phục cho các bạn lứa tuổi học sinh.
  • Liên hoan Sâu khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ 11 vở diễn mới của sân khấu
    Diễn ra từ ngày 01 đến 09/11 tại rạp Công nhân, rạp Đại Nam và các Nhà hát khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội và các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
  • [Podcast] Đình chèm – Di sản hàng nghìn năm tuổi của Thủ đô
    Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng, có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
  • Đắm chìm trong hoàng hôn hồ Tây những ngày mùa thu tháng Mười
    Chẳng biết từ bao giờ, hồ Tây là nơi người ta thường nghĩ đến đầu tiên khi tâm hồn cần nghỉ ngơi. Dù lòng đang mang nặng điều gì, chỉ cần ra đến hồ Tây, niềm vui sẽ nhân đôi và lòng người thư thái. Ai ở Hà Nội chẳng gửi vào đây chút tương tư thương nhớ, để nước hồ quanh năm sóng sánh đầy vơi những nỗi niềm ưu tư.
  • Trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật Việt Nam
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao giải “Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024” tại TP Huế.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Lăng Bác ngày về
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO