Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Yêu Hà Nội hơn qua những bản tình ca

Tạ Thị Thanh Hải 10:26 26/06/2023

Có ai đó từng ví von: Hà Nội đẹp như một bản tình ca. Và chính những bản tình ca đã khiến Hà Nội nên thơ hơn. Biết bao bài hát viết về Hà Nội bằng những âm điệu du dương gợi thương gợi nhớ đã trở thành một nét đẹp văn hoá rất riêng. Hà Nội trầm mặc cổ kính. Hà Nội lãng mạn hào hoa. Hà Nội hào hùng như khúc tráng ca lịch sử, dặm dài qua năm tháng chẳng thể nhạt phai.

1111.jpg
Trong dòng chảy bất tận của thời gian, những ca khúc viết về Hà Nội sẽ tô thắm hơn vẻ đẹp của thủ đô ngàn năm tuổi.

Hà Nội trong tôi không chỉ là giấc mơ của những tháng ngày thanh xuân mà đã còn là tình yêu dịu dàng miên mải đắp bồi qua tháng năm. Và cũng giống như biết bao trái tim yêu Hà Nội, tình cảm ấy được lắng sâu hơn bởi những bản tình ca, đặc biệt là những sáng tác về mùa thu Hà Nội. Mỗi lần được lắng nghe một ca khúc viết về Hà Nội, tôi lại rưng rưng nỗi niềm hoài niệm, nhớ về thủ đô thân thương để hoà nhịp với triệu trái tim đã trót yêu thành phố hoà bình này.

Ai trong chúng ta chẳng đôi lần đắm chìm mê mải cùng tiếng hát trong veo của ca sĩ Hồng Nhung với bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội”, một sáng tác đặc sắc trữ tình của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát với giai điệu du dương tha thiết, với những ca từ thân thương quá đỗi đưa hồn ta phiêu du cùng mùa thu Hà Nội theo những ngọn gió lướt trên vòm “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”. Ta như muốn hít căng lồng ngực để thâu lượm khí trời trong trẻo của Hồ Tây lộng gió; muốn tận hưởng hương cốm ngọt ngào, hương hoa sữa mênh mang nồng nàn trên từng góc phố. Ta nhẩn nha thả bước chầm chậm đi giữa vỉa hè xao xác lá vàng của “phố xưa nhà cổ”, giữa cái thanh khiết mát lành của mùa thu để rồi bâng khuâng tự hỏi “ta đang nhớ ai”, mà thầm nhận ra “nhớ đến một người để nhớ mọi người”. Ai đã từng đi xa Hà Nội, chỉ thoáng nghe khúc nhạc trữ tình ấy bỗng thấy nhớ Hà Nội cồn cào da diết. Hà Nội đâu phải của riêng ai. Hà Nội ngự trị trong trái tim của tất cả mọi người bằng tình cảm thân thương chân thành mà nồng hậu. Vị nhạc sĩ tài hoa đã nói hộ lòng ta những cảm thức sâu lắng ăm ắp thương yêu. Nghe bài hát, ta như thấy dịu đi cái ồn ã tấp nập của phố phường. Chỉ còn lắng lại một mùa thu dịu dàng đằm thắm, lắng lại một tình yêu dẫu phủ bóng thời gian mà vẫn thao thiết rưng rưng, vẫn lung linh thơ mộng.

Âm nhạc là tiếng nói của cảm xúc, là ngọn nguồn của những khao khát yêu thương. Người nghệ sĩ rót lòng mình vào từng phím nhạc mải miết đi tìm sự đồng cảm trong ngàn vạn trái tim yêu Hà Nội. Bởi một góc phố thân quen, một khoảnh khắc bất chợt cũng có thể khơi nguồn cảm hứng cho những nhạc phẩm đặc sắc mà từ âm điệu đến lời ca đều có thể lắng lại trong cảm thức của bất cứ ai. Đâu cần những điều kì vĩ cao siêu, chỉ một tiếng rao heo hắt cất lên trong đêm trở gió cũng bất chợt trào dâng trong lòng người nghệ sĩ nỗi xốn xang xao động. Âm thanh quá đỗi thân quen ấy bỗng hoá thành một khúc vọng yêu thương. “Hà Nội đêm trở gió” (nhạc: Trọng Đài, lời: Chu Lai- Trọng Đài) là một bản tình ca giản dị mà chất chứa những cung bậc cảm xúc da diết yêu thương như thế. Trong lời bài hát có những địa danh thân thuộc: Hồng Hà - Hà Nội - Hồ Gươm; có những hình ảnh bình dị mà nên thơ như tà áo trắng học trò thấp thoáng trên con đường rợp bóng cây mùa đổ lá, hàng liễu xanh mềm mại soi gương mặt hồ, nắng vàng mềm như lụa trải dọc khắp phố phường. Đó còn là những âm thanh xao xuyến niềm thương như tiếng ve ngân cuối hạ, tiếng rao nhọc nhằn khao khát mưu sinh cất lên trong đêm, tiếng gió xao xác trên những tàng cây dìu dặt mải miết như một giọng dân ca, tiếng sóng rì rào chiều Hồ Tây lộng gió. Những âm thanh ấy chính là tiếng sóng lòng vời vợi yêu thương… Chỉ bấy nhiêu thôi mà “Hà Nội đêm trở gió” bỗng hoá thành một bài thơ trữ tình đầy xúc cảm, quấn níu vấn vương hồn lữ khách. Niềm cảm mến chân thành bật lên thành lời gọi thiết tha “Hà Nội ơi, Hà Nội ơi!”. Những nỗi nhớ niềm thương gói tròn thành kỉ niệm dấu yêu, thành hành trang giản dị mà nồng nàn thương nhớ mỗi khi đi xa Hà Nội. Là bài hát viết cho một vở nhạc kịch nhưng âm điệu trữ tình sâu lắng của bài hát đã nhanh chóng neo đậu trong tâm thức của những người yêu ca nhạc, trở thành một nhạc phẩm bất hủ của nền âm nhạc đương đại Việt Nam và góp phần làm nên tên tuổi của diva Mỹ Linh tài danh.

mua-thu-ha-noi-nong-nan-hoa-sua(1).jpg
Mùa thu Hà Nội nồng nàn hoa sữa...

Một Hà Nội cổ kính rêu phong với những chứng tích lịch sử. Một Hà Nội hiện đại cựa mình khởi sắc từng ngày. Mỗi thời khắc ở nơi đây đều khiến lòng người quyến luyến nhớ thương. Những trái tim trẻ yêu Hà Nội bởi chính nhịp sống vừa cuộn chảy náo nhiệt lại vừa trầm lắng dịu dàng thanh nhã nơi đây. Hà Nội hiện lên đủ độ sôi động và mê luyến trong bài hát “Nồng nàn Hà Nội”, một sáng tác của nhạc sĩ trẻ Nguyễn Đức Cường. Được viết bằng thể loại nhạc pop nên giai điệu của bài hát đã có sức lôi cuốn mạnh mẽ tới giới trẻ mê âm nhạc Hà thành ngay từ khi lên sóng. Giai điệu sôi động mà trong trẻo, ca từ giản dị mà giàu chất thơ, bài hát như một thước phim quay chậm ghi lại những hình ảnh rất thân quen của Thủ đô. Một Hà Nội rất quen nơi góc công viên có bao người hân hoan chào bình minh. Một Hà Nội rất thân với dòng người nối dài phố xá, nối dài những khao khát mưu sinh, thắp lên những ước mơ về tương lai sung túc êm đềm. Một Hà Nội trong trẻo ngập tràn sức sống từ khi bình minh lên đến lúc chiều chạng vạng lung linh ánh đèn. Những con phố còn giăng mắc hơi sương. Những góc công viên bình yên với hình ảnh các cụ già tập dưỡng sinh trong ánh mặt trời hồng rực rỡ. Mỗi con đường, mỗi góc phố thân quen đều gieo vào lòng người cảm giác thật bình yên. Giản dị, nhẹ nhàng mà sao nên thơ đến thế. Dẫu tháng năm úa màu thời gian nhưng tình yêu với Hà Nội vẫn thổn thức vẹn nguyên trong những cung bậc cảm xúc trữ tình rất nồng nàn, rất Hà Nội…

Vẫn còn đó rất nhiều bài hát hay về mùa thu Hà Nội như “ Hà Nội mùa thu” của nhạc sĩ Vũ Thanh, “Hà Nội niềm tin và hy vọng” (Phan Ngân), “Em ơi, Hà Nội phố” (Phú Quang),… Mỗi ca khúc là một cung bậc cảm xúc ngân lên trong nỗi niềm đồng vọng của hàng triệu tiếng lòng, triệu trái tim chung một nhịp đập bởi tình yêu Hà Nội. Trong dòng chảy bất tận của thời gian, những ca khúc viết về Hà Nội sẽ tô thắm hơn vẻ đẹp của thủ đô ngàn năm tuổi, nuôi dưỡng mạch nguồn cảm xúc bất tận chứa chan tình yêu, niềm tự hào, niềm tin và hy vọng về một Hà Nội nghĩa tình bao dung, linh thiêng hào hoa…

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Tạ Thị Thanh Hải . Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hà Nội và những năm tháng lấp lánh trong đời
    Giữa biết bao thương nhớ, Hà Nội vẫn là một nơi chốn, một niềm an ủi lớn đối với tôi. Vì mỗi khi nhớ Hà Nội, biết bao xốn xang trong tôi lại như được gọi dậy, đánh thức ký ức về những thời khắc đẹp nhất trong đời mình.
(0) Bình luận
  • Hà Nội dấu trong mình điều gì
    Với mình, Hà Nội lúc nào cũng rộng lớn. Hay ít ra thì thành phố này đủ rộng để cất giấu trong mình vô vàn những bí mật không tên.
  • Hoa lề phố - Phố hoa lệ
    Năm chồng lên năm, mùa vắt sang mùa, xuân hạ thu đông “chùng chình” dắt tay nhau bước đi làm nên bức tranh Hà Nội chuyển mình thơ mộng. Nhưng người ta còn một đơn vị nữa để đong đếm thời gian đi qua thành phố hoa lệ - hoa bên lề phố.
  • Có một Hà Nội đẹp riêng đến lạ
    Một ấn tượng khó quên trong tôi khi đến Hà Nội là trải nghiệm đi xe buýt Hà Nội. Có người đùa vui rằng “Hà Nội không vội được đâu” và khuyên tôi muốn đi nhanh, đi vội thì bắt taxi hay Grabbike. Nhưng tôi muốn “không vội” để khám phá xe buýt ở Hà Nội như thế nào, có khác gì với xe buýt ở quê tôi không.
  • Khi viết về Hà Nội…
    Khi viết về Hà Nội, người ta không viết, người ta cảm nhận. Khi viết về Hà Nội, chữ Hà Nội nghe thật thân thương và trìu mến, như bầu không khí quanh ta, như cơn mưa thất thường mùa hạ, như mẹ, như cha và như tất cả.
  • Thưởng thức thứ quà đặc biệt của Hà Nội
    Người ta thường nói, Hà Nội đẹp nhất vào mùa thu, khi những cây hoa sữa mới bắt đầu trổ bông, tỏa hương thơm ngào ngạt, khi cái lạnh chỉ mới chớm, chạm nhẹ vào vạn vật xung quanh. Còn mùa đông Hà Nội thật đặc sắc. Từng con phố trải dài với hai hàng cây bên đường trơ trụi lá, thân gầy guộc, nghiêng nghiêng hứng gió đông. Những cơn gió lạnh rít qua khe cửa, tay lạnh cóng run run. Lúc đó dừng chân xuống vỉa hè với bát chè xanh nóng hổi và thơm ngất, nhấp từng ngụm cảm nhận hơi ấm đang tràn về, hay mùi thơm của bát phở nóng bốc lên cho ta cảm nhận hương vị đặc sắc của món ăn Hà Nội. Một trong những món ăn làm nên nét tinh túy của ẩm thực Hà Nội đó là phở.
  • Hương đêm Hà Nội
    Đó là một buổi chiều tháng Mười đầy ấn tượng, theo yêu cầu của Thương - người bạn thân của tôi, đang sống xa quê, tôi quay tặng cô ấy, một đoạn video ghi hình ảnh cây hoa sữa cổ thụ “của riêng bạn” đang bời bời trổ bông và lịm ngọt hương say.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Yêu Hà Nội hơn qua những bản tình ca
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO