Chính sách & Quản lý

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian, văn hoá làng cùng các lễ hội truyền thống

Hương Giang 23/12/2023 16:14

Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa cơ sở… tỉnh Thừa Thiên – Huế tham luận việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian, văn hóa làng, các lễ hội truyền thống… tại hội thảo diễn ra ngày 22/12 ở TP Huế.

413010559_1457166275143512_8636130624420363674_n.jpg
Các đại biểu dự hội thảo “Giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian, văn hoá làng, các lễ hội truyền thống - phát huy vai trò văn hoá cơ sở trong xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh đô thị” (ảnh: Văn Thể Huế).

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức hội thảo “Giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian, văn hoá làng, các lễ hội truyền thống - phát huy vai trò văn hoá cơ sở trong xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh đô thị” vào ngày 22/12.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” theo tinh thần các Nghị quyết của Trung ương về văn hóa giai đoạn từ năm 2000 đến nay đã góp phần lớn cho việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa làng, văn hóa dòng họ và các giá trị văn hóa tốt đẹp của mỗi địa phương trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế, khởi đầu từ làng văn hóa Tây Thành (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) vào năm 1997 và các địa phương trên toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế lần lượt triển khai đăng ký xây dựng làng văn hóa. Đến nay, tỉnh Thừa Thiên – Huế có 1.101 khu dân cư (làng, thôn, bản, tổ dân phố) và đã công nhận đạt chuẩn văn hóa 1.070 (97,6%), các địa phương đều biết chọn lọc các yếu tố tích cực trong hương ước, tục làng để xây dựng một bản quy ước quy định cụ thể các mặt sinh hoạt đời sống cộng đồng từ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe, phát triển giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đến duy trì phát triển thuần phong mỹ tục, ứng xử trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, bài từ các tệ nạn xã hội...

Phong trào xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã được triển khai xây dựng với 5 tiêu chuẩn công nhận làng văn hóa là “có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển”, “có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú”, “có môi trường cảnh quan sạch đẹp”, “thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”, “có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng” và qua đó được nhân dân đồng tình, hưởng ứng tích cực, từng bước nâng cao chất lượng và số lượng. Đường làng, ngõ xóm được cứng hóa, bê tông, rải nhựa, có cổng chào đầu làng, có pa nô bố trí những nơi công cộng nêu cao khẩu hiệu quyết tâm xây dựng làng văn hóa, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, giữ gìn bảo vệ môi trường... Đi sâu hơn vào trong mỗi làng văn hóa, người dân chấp hành và thực hiện nghiêm túc quy ước xây dựng làng văn hóa.

Trong hội thảo, các đại biểu đã có những tham luận về thiết chế văn hóa ở cơ sở, Tết Nguyên đán và tập tục tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, Nghiên cứu và phát huy văn hóa dân gian trong đời sống văn hóa hiện nay ở Thừa Thiên Huế, Giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian, văn hóa làng, các lễ hội truyền thống, phát huy vai trò văn hóa cơ sở trong xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh đô thị vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…

Tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thanh Bình cho biết, Thừa Thiên - Huế tự hào là vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc, là miền đất địa linh nhân kiệt và nơi hội tụ các yếu tố từ văn hóa dân gian, làng xã, lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng cho đến cung đình đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Văn hóa cơ sở mà nền tảng văn hóa dân gian, văn hóa làng, các lễ hội truyền thống là yếu tố nội sinh, phát triển trong đa dạng các thành tố văn hóa để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử mà trong giai đoạn hiện nay là sức sống quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh đô thị, gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Hằng năm, các địa phương đã tổ chức tổng kết cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao chất lượng toàn diện của cuộc vận động và lồng ghép xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nông thôn.

dji_0563.jpg
Đua ghe truyền thống bên di tích Cầu ngói Thanh Toàn tại xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đánh giá cao nỗ lực tích cực của các cấp, các ngành và tầng lớp nhân dân toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì thế Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị các địa phương, các ngành liên quan cần đưa ra những giải pháp thiết thực hơn trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh đô thị.

Trong đó, chú trọng các biện pháp xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, xây dựng và bảo tồn phong tục tập quán tốt đẹp phù hợp với truyền thống bản sắc dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa trong gia đình nông thôn và đô thị, làm rõ đặc trưng để triển khai vận dụng thực hiện xây dựng gia đình văn hóa và con người trong xã hội phát triển, tiếp thu những tinh hoa văn hóa để xây dựng nông thôn mới, lối sống, nếp sống văn minh đô thị.

Bài liên quan
  • Hà Nội quyết tâm đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
    Ngày 22/12, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã có tham luận với chủ đề “Hiệu quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TƯ ngày 22/2/2022 - Thiết kế không gian trải nghiệm từ những di sản văn hóa, kiến trúc, công nghiệp” từ thực tiễn của Hà Nội. Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh và các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian, văn hoá làng cùng các lễ hội truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO